MỤC LỤC
Đội sản xuất: Nông trường có 6 đội sản xuất nông nghiệp, một hợp tác xã dịch vụ tiêu thụ, một đội vừa phục vụ sản xuất vừa xửa chữa. Đảng viên là lực lượng nòng cốt trong việc chỉđạo, thực hiện công việc sản xuất tiếp thu các tiến bộ KH - KT đến với người công nhân.
Gần đây Nông trường đã cử cán bộ và nhân viên đi tham quan học hỏi ở các tỉnh phía Nam về thâm canh nuôi trồng thuỷ sản, mục đích mang những cái mới, tiến bộ KH - KT vào áp dụng, cải tiến trong điều kiện thực tế của Nông trường giúp trực tiếp các hộ nông dân và tập thể cải thiện nâng cao được đời sống của mình. Đồng thời cóđường giao thông nóng là quốc lộ 1A vàđường sắt Bắc Nam chạy qua, đây làđường giao thông quan trọng nhất xuyên khắp cả nước việc đi lại hoạt động rất nhộn nhịp, sản phẩm làm ra của công nhân từ Nông trường luôn được hành khách biết đến ưa chuộng vàđây chính làđiều kiện thuận lợi để mở rộng thêm nhiều thị trường, đưa sản phẩm hàng hoáđi các nơi.
Tuy nhiên với biện pháp này chỉáp dụng trong điều kiện thời tiết thuận lợi, còn nếu như thời tiết khô hạn, không có mưa thì không nên gom lá vì như thế có thể làm tiêu diệt đáng kể lượng vi sinh vật có lợi trong đất, làm mất đi lượng chất hữu cơđáng kể ngoài ra nó còn phá vỡ cấu tượng đất làm cho lớp đất mặt khô cứng và mất nước, sự sinh trưởng và phát triển của mầm mía gặp nhiều khó khăn, sau khi trời có mưa trở lại làm cho đất bị dí chặt, dễ bị rửa trôi sói mòn. (Hom giống trồng. dặm phải được sử lý giống như hom giống trồng mía tơ: Nếu trồng ngay, cần bóc bẹđể mắt và các đai rễ tiếp xúc trực tiếp với đất để rễ ra nhanh hơn, có lợi cho việc nảy mầm. Nếu chưa thể trồng ngay, cần xử lý chống nấm bệnh, vi khuẩn làm thối bằng cách nhúng hai đầu hom vào hỗn hợp: Tro bếp + vôi bột hoặc trước khi trồng nên ngâm vào dung dịch nước vôi 5 - 10% khoảng 8 - 24 giờđể thuận lợi cho hom nảy mầm tốt; với những giống chẳng may lấy ở ruộng mà vụ trước có nhiều bệnh nên xử lý mầm bằng nước nóng 520C trong 4 giờ).
Ở nước ta cây vải là cây ăn quảđược trồng phổ biến, đặc biệt ở các tỉnh phía Bắc và trung du miền Trung như: Vải Lục Ngạn - Bắc Giang, Chí linh - Hải Dương, Mê Linh - Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Cao Bằng… Là loài cây có giá trị kinh tế lớn, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Từ thực tiễn nghiên cứu tôi muốn tìm hiểu sự phát sinh gây hại của chúng cũng như phương thức, cách gây hại… Nghiên cứu xem đặc điểm sinh học, sinh thái, vòng đời… để từđó cóđược những biện pháp tác động thích đáng. Với mong muốn nhỏ nhoi làđảm bảo được năng suất cũng như phẩm chất vải góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Điều tra xác định thành phần sâu hại bộ cánh vẩy và nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu cuốn lá.
(Olethreutes leucaspis Meyrick) trên cây vải thiều tại Nông trường Hà Trung - T.X Bỉm Sơn, Thanh Hoá”.
- Vẽđược đồ thị về quy luật phát sinh, thời điểm cực thuận cũng như giai đoạn suy thoái. - Nắm được đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái cơ bản của sâu cuốn lá (Olethreutes leucaspis Meyrick).
Nhìn chung năng suất bình quân cây vải thiều của nước ta còn thấp so với các nước trong khu vực: Trung Quốc, Thái Lan… Tuy nhiên ngành nông nghiệp nước ta hiện nay đang ra sức cải tiến kĩ thuật công nghệ, chuyển đổi giống, sử dụng chương trình tổng hợp phòng trừ sâu bệnh để tăng năng suất, chất lượng quả vải ngày càng được ổn định, vì thế diện tích và sản lượng sẽ còn tăng mạnh vào những năm tiếp theo. Chúng dùng ngòi châm thủng quảđể hút dịch, đáng lưu ý là các loài: Bướm nâu cánh sau có vệt móc câu, bướm nâu cánh sau hai vệt đen, bướm nâu vàng cánh sau một vệt đen, bướm xám cánh sau vệt xanh bé, bướm xám đen đỉnh trước một vệt đen, bướm xám cánh sau vệt tím xanh, bướm xám giữa cánh trước mảng vàng lớn, bướm xám diềm cánh tro bạc… Một số loài khác chỉ tham gia hút khi quảđã bị tổn thương, còn ấu trùng của chúng chỉ phá hại lá như sâu xanh bướm vàng xám, sâu nâu bướm nâu đỏ… Các quả vải bị hút, vỏ quả bị thâm đen một vùng, nước quả chảy ra. Tại hội nghị côn trùng học toàn quốc lần thứ 5, Nguyễn Xuân Thành và Hồ Thu Giang (2005) [12] đã bổ xung thêm 4 loài sâu cuốn lá vải nâng tổng số loài sâu hại trên cây vải lên 102 loài trong đó có 6 loài sâu cuốn lá vải thuộc họ Totricidae đó là: Adoxophyes fasciata Wals, Adoxophyes syrtosema Meyrick, Archips eucroca Diakonoff, Argyroplose aprobola Mayrick, Homona coffearia Meyrick, Olethreutes leucaspis Meyrick, trong số này đáng lưu ý nhất là hai loài Archips eucroca Diakonoff vàOlethreutes leucaspis Meyrick, vì mật độ lớn, xuất hiện gần như quanh năm phá hại trên lá non.
Ong Ooencyrtus fongi Trjapizin cái trưởng thành có màu tối, ong đực trưởng thành nhìn chung giống ong cái nhưng nhỏ hơn, trong điều kiện phòng thí nghiệm, pha trứng của ong kéo dài 3 ngày, thời gian phát dục của ấu trùng kéo dài trung bình 4,3 - 4,6 ngày sau khi vũ hoá song, ong trưởng thành cái giao phối ngay với ong đực và bắt đầu đẻ trứng, thời gian vòng đời kéo dài trung bình 12,8 - 13,5 ngày. Liu Yu Fang và cộng sự năm 1998 nghiên cứu so sánh mức độ ký sinh của hai loài ong Anastatus sp vàOoencyrtus sp trên hai vườn vải, một vườn có sử dụng thuốc hoá học, một vườn áp dụng biện pháp điều khiển dịch hại tổng hợp IPM, kết quả: tỷ lệ ký sinh của vườn sử dụng thuốc hoá học chỉ thấy ong Anastatus xuất hiện với tỷ lệ rất thấp, không thấy ong ký sinh Ooencyrtus, trong khi vườn áp dụng IPM tỷ lệ ký sinh của ong Anastatus sp là: 17,7 - 18,4%, ong Ooencyrtus sp là: 23,5 - 30,4%.
Trong đó các loài gây hại chủ yếu cóý nghĩa kinh tế là: bọ xít nhãn vải, bọ cánh cứng ăn lá, sâu cuốn láđầu nâu, sâu cuốn láđầu đen, sâu cuốn lá xám vệt mũi tên nâu, sâu đo xanh, sâu đo 2 sừng, bọ xít dài hôi, sâu róm chỉđỏ sọc vàng lưng, sâu róm sọc vàng một chòm lông, sâu xanh bướm vàng xám, rệp sáp, nhện lông nhung. Qua điều tra cho thấy thành phần các loài thiên địch thu được bao gồm 13 loài trong đó các loài thuờng gặp nhất là bọ mắt vàng ( thức ăn ưa thích là các loài rệp), bọ xít hoa vai nhọn (tiêu diệt các loài sâu đo, sâu cuốn lá, sâu xanh..), bọ rùa 2 mảng đỏ ( ăn rệp), bọ ngựa xanh (tiêu diệt nhiều loài sâu hại)..các loài thiên địch nói chung rất cóý nghĩa trong phòng trừ sinh học, cần có các biện pháp tác động thích hợp để bảo vệ và nhân nuôi chúng. Do các lá bị cuốn và phá hại… khi mật độ cao mức độ gây hại càng lớn, các lá bị hại không còn khả năng quang hợp, gây ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cây… Hai ngày trước khi ấu trùng vào nhộng, sâu bắt đầu ngừng ăn cơ thể co ngắn dần, toàn thân chuyển dần sang màu nâu đen (màu của giấy than) vàúp một mẩu lá nằm gọn trong đó nghỉ ngơi (đây là giai đoạn tiền nhộng).
Điều đó cho kết luận: Các loài sâu cuốn lá gây hại mạnh bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 5. Đây là thời điểm mật độ và mức độ hại cao nhất, gây ảnh hưởng đến cây nhiều nhất.
Làm ảnh hưởng tới môi trường sống, làm ô nhiễm môi trường, ô nhiễm bầu không khí, ô nhiễm nguồn nước từđó làm ảnh hưởng không nhỏđến sức khoẻ con người, gia súc và các sinh vật cóích, làm chết các loài thiên địch, làm ảnh hưởng đến đời sống của ong mật và chất lượng mật…. Biện pháp hoá học: Chỉáp dụng biện pháp này khi mật độ sâu hại lên cao, gây hại lộc non nhiều, cần xem sét thời tiết trước khi phun, không nên phun thuốc khi trời sắp mưa, hay khi có gió to… Một số loại thuốc có thể sử dụng như: Oncol 20ND, Nitox 30EC, Sagolex 30EC, Netoxin 90WP – 95WP, Biocin 16WP, Sapen Alpha 5EC, Lancer 75SP…. -Qua những điều tra nghiên cứu bước đầu cho thấy thành phần loài sâu hại vải trên địa bàn Nông trường Hà Trung là rất phong phú, cần tiếp tục điều tra, nghiên cứu kỹ và sâu rộng hơn các loài sâu hại và thiên địch để từđó có những bước đi và phương pháp chọn lựa đúng trong khâu bảo vệ và chăm sóc vườn vải phù hợp với điều kiện tự nhiên của Nông trường.