MỤC LỤC
Khi đất nước thống nhất, vào cuối thập kỷ 80, Đài THVN đã tăng cường trao đổi tin tức, chương trình với các hãng truyền hình nước ngoài, trong đó có một số hãng truyền hình có uy tín và phạm vi ảnh hưởng toàn cầu như CNN (Mỹ), Roitơ (Anh), CFI (Pháp)…Cũng trong giai đoạn này, Đài THVN đã thành lập Phòng trao đổi tin. Có lẽ mẹ Việt Nam hiểu chúng tôi, lũ con xa nhà mong mỏi từng hình ảnh, từng kỷ niệm, từng phút sống của quê hương – nên cố gắng mỗi tối cho chúng tôi được xem, được sống lại những cảm giác được ở nhà mình, được nghe tiếng người mình và được cảm thấy mình là dân Việt, tuy còn nghèo nhưng mà sức sống vẫn mãnh liệt xiết bao!”.
Trong số những người Việt Nam định cư ở nước ngoài có: “Không ít người vẫn còn mặc cảm với quá khứ “vượt biên”, thành kiến nặng nề hoặc thiếu hiểu biết về chế độ mới, một ít còn mang trong mình tư tưởng hận thù cách mạng” [3, tr 21]. Nguyễn Cao Kỳ đã trả lời phỏng vấn Đài tiếng nói Hoa Kỳ rằng, chuyến về thăm quê hương sau gần 30 năm xa cách của ông là để thực hiện điều mà ông nói với cộng đồng người Việt ở nước ngoài là: hãy quên đi thù hận để tiến tới hòa giải và nên làm điều gì đó giúp ích cho quê hương.
Khi nói về vai trò của kênh truyền hình dành cho NVNONN, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Nguyễn Dy Niên nhấn mạnh: “Các cơ quan đại diện hết sức phấn khởi là hiện nay VTV4 của chúng ta đã phủ sóng phần lớn những khu vực quan trọng của kiều bào, cho nên không chỉ những thông tin về đường lối chính sách của Nhà nước ta mà cả những thông tin liên quan đến thành quả của công cuộc đổi mới và những hình ảnh về quê hương, đất nước, về văn hóa, văn nghệ…đã đáp ứng được nhu cầu của bà con ở bên ngoài. Cùng với chương trình “Dành cho đồng bào ở xa Tổ quốc” của Đài Tiếng nói Việt Nam, các tờ báo, bản tin đối ngoại của TTXVN, tạp chí “Quê hương” của UBVNVNONN và nhiều tờ báo điện tử khác, chương trình VTV4 – Đài THVN đang từng ngày từng giờ phát huy sức mạnh của mình trên mặt trận TTĐN, cung cấp lượng thông tin phong phú, đa dạng, sinh động về mọi mặt đời sống xã hội của đất nước đến với cộng đồng.
Xuất phát từ một chương trình thời sự tiếng Anh phát trên kênh VTV1 của Đài THVN, đó là một bản tin còn khá đơn giản, và chủ yếu khai thác lại toàn bộ thông tin của bản tin thời sự tiếng Việt của VTV1. Cho đến thời điểm này, BTTA đã trở thành một chương trình quan trọng có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của Ban THĐN nói riêng và cho sự nghiệp thực hiện công tác TTĐN của nước ta.
Bên cạnh đó, việc học tiếng Việt không phải là một quá trình dễ dàng với họ, mặt khác để giúp họ muốn học tiếng Việt thì phải hướng họ tiếp tục quan tâm về quê hương, nói cách khác phải giúp họ nắm bắt được tình hình đổi mới, phát triển của đất nước cũng như bản sắc của dân tộc. Xỏc định rừ về đối tượng mục tiờu của mỡnh, chương trỡnh BTTA cú thể cú được những định hướng rừ ràng cho việc triển khai quỏ trỡnh tổ chức sản xuất và xây dựng nội dung cũng như hình thức thể hiện phục vụ hiệu quả nhất cho công tác TTĐN của mình.
Trong khi đó, đối tượng này chủ yếu là thế hệ trẻ cho nên việc gìn giữ văn hóa dân tộc trong nhận thức của đối tượng công chúng này cũng là một thách thức không nhỏ cho những người làm công tác TTĐN qua truyền hình.Bằng hình thức thông tin cụ thể, chân thực và sống động, bản sắc, văn hóa Việt Nam hoàn toàn được truyền tải đến với nhóm đối tượng này một cách hiệu quả qua BTTA. Là cầu nối của kiều bào Việt Nam và bạn bè nước ngoài với đất nước, là chương trình phát ngôn trực tiếp cho những chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước, đưa hình ảnh Việt Nam tốt đẹp đến với thế giới, thể hiện tính chuyên nghiệp và hội nhập của nước nhà, tích cực năng động trong đấu tranh dư luận và góp phần gìn giữ văn hóa dân tộc, BTTA là một mảnh đất tiềm năng cần được phát triển, khẳng định vị trí quan trọng trong những hình thức TTĐN hữu hiệu nhất.
Việc BTTA tập trung thông tin, tuyên truyền về tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong nước, những đánh giá của dư luận nước ngoài, của các cá nhân, tổ chức có uy tín trên thế giới về sự phát triển của Việt Nam không chỉ giúp cho cộng đồng đặc biệt là những người không biết tiếng Việt nắm vững thông tin mà còn là cơ sở quan trọng để kiều bào tin tưởng vào tương lai dân tộc, gắn bó hơn với đất nước. Công tác đối ngoại phải phục vụ chính sách đối ngoại, điều này đã được Đảng và Nhà nước ta khẳng định: “Bằng hoạt động đặc thù của mình, hoạt động đối ngoại phải góp phần tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của chính phủ và nhân dân các nước đối với sự nghiệp đổi mới của nhân dân cả về vật chất và tinh thần, mở rộng quan hệ kinh tế, thương mại, thu hút đầu tư, trao đổi văn hóa, đào tạo, bổi dưỡng cán bộ khoa học, kỹ thuật, quản lý…nhằm tăng thêm tiềm lực về mọi mặt của đất nước, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước”.
Một số gương mặt kiều bào được đưa tin trên BTTA của VTV4 như kiến trúc sư Hồ Thiệu Trị, Việt kiều Pháp – người từng tham gia thiết kế nhiều công trình nổi tiếng như sân vận động Stade de France, sân vận động quốc gia Seine Saint – Denis (Pháp); khu liên hợp thể thao Olympic Bắc Kinh (2008) hay Leyna Nguyễn, người dẫn chương trình truyền hình gốc Việt đã giành được hai giải thưởng danh giá của truyền hình Mỹ trong Lễ trao giải Emmy Awards lần thứ 60, luôn khẳng định và tự hào mình là người Việt Nam. Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và con đường đi lên CNXH ở nước ta; Tăng cường thông tin về thành tựu mọi mặt của công cuộc đổi mới của đất nước; Vạch trần âm mưu phá hoại của địch trong việc sử dụng các chiêu bài dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo; Phê phán tư tưởng, lối sống tư sản; Tuyên truyền về nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Mặc dù sống ở các nước phát triển, trong điều kiện toàn cầu hóa thông tin, hang giờ, kiều bào có thể cập nhật tin tức thời sự quê nhà qua các trang báo điện tử, nhưng họ vẫn luôn khao khát được nhìn thấy, được nghe thấy những hình ảnh thuộc về nguồn cội, đặc biệt là thế hệ trẻ, những người sinh ra và lớn lên ở nước ngoài, không có điều kiện tìm hiểu về quê hương. Giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mà BTTA hàng ngày giới thiệu cho cộng đồng kiều bào thông qua những tin tức phản ánh bao gồm toàn bộ cái hay cái đẹp trong nền văn hóa tinh thần, sự hiểu biết về những giá trị sáng tạo của nhân dân qua các thời đại, những phong tục tập quán, lễ hội có ý nghĩa tích cực đối với đời sống xã hội, những tình cảm tốt đẹp của cộng đồng như tình yêu đất nước, quê hương, sự.
Hiện nay BTTA có tổng thời lượng phát sóng chính trên VTV4 là 1 tiếng 45 phút chia làm 3 bản tin 15 phút, 30 phút và 60 phút nhằm tạo điều kiện cho bà con kiều bào có thể xem vào bất cứ giờ nào trong ngày và cập nhật thông tin tốt hơn. Với kết cấu này, BTTA hàng ngày đã cung cấp cho khán giả - kiều bào ta ở nước ngoài, người nước ngoài một khối lượng thông tin lớn về các vấn đề sự kiện lớn trong nước và quốc tế mang tính thời sự đến các chương trình văn hóa, giải trí, bảo đảm sự hấp dẫn của chương trình đối với công chúng.
Ở một số nước có nền báo chí phát triển, người ta xếp các sản phẩm truyền hình thành 5 loại cơ bản: loại thuyết trình; loại phỏng vấn; loại thảo luận, loại kịch bản và loại sản xuất trực tiếp. Có thể nói, với đặc điểm sử dụng hình ảnh động và âm thanh để chuyển tải thông tin nhanh nhạy, cập nhật nên thể loại tin đã giúp BTTA khẳng định ưu thế của mình so với các chương trình, chuyên mục khác.
Khi viết cho truyền hình nên sử dụng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày, bởi “một lời bình tốt không phải là một văn bản độc lập, nó không thể được đọc tách rời khỏi hình ảnh và âm thanh đi kèm” [9, tr.145]. Qua những lập luận trên đây, có thể khẳng định: các yếu tố ngôn ngữ kết cấu, thể loại đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên diện mạo và sức hấp dẫn của một chương trình truyền hình.
Đồng thời những ý kiến này còn là gợi ý cho các nhà quản lý, những người làm truyền hình trong việc xây dựng kế hoạch, cải tiến nội dung, hình thức để chương trình BTTA ngày một đáp ứng hiệu quả nhu cầu thông tin về mọi mặt đời sống, xã hội của đất nước đến với cộng đồng người Việt Nam ở xa Tổ quốc. Một số người xem không hiểu hết tiếng Việt, và cũng mong muốn tìm hiểu về quê hương nên chúng tôi nghĩ quý đài nên cho phát lại một số chương trình của đài nước ngoài để những người lớn tuổi không rành tiếng Việt hiểu thêm thông tin về quê hương.
Thể loại là cơ sở để những người làm báo sang tạo tác phẩm, Truyền hình với đặc trưng là hình ảnh và âm thanh làm phươnng tiện chuyển tải thông tin, nên thế mạnh của truyền hình tập trung ở một số thể loại như tin, phóng sự, bình luận,…Nếu như các thể loại tin, bài truyền hình, BTTA cơ bản đã phát huy được vai trò của mình, thì các thể loại như phóng sự, bình luận vẫn còn rất mờ nhạt. Bởi vậy, cải tiến nâng cao chất lượng chương trình không chỉ là đòi hỏi của công chúng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, thường xuyên , liên tục của đội ngũ biên tập viên chương trình BTTA cũng như của VTV4 nhằm duy trì và phát huy những ưu thế của truyền hình trong công tác tuyên truyền, vận động kiều bào ở nước ngoài.
Bởi vậy, vấn đề cấp thiết đặt ra trước mắt và lâu dài là phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và bổ sung lực lượng những người làm truyền hình giỏi chuyên môn nghiệp vụ, vững vàng về bản lĩnh chính trị giàu tâm huyết để đảm bảo đổi mới, nâng cao chất lượng chương trình BTTA của VTV4 phục vụ nhu cầu thông tin của cộng đồng NVNONN và người nước ngoài quan tâm đến Việt Nam. Điều này cũng đã được Đài THVN khẳng định, để thực hiện được mục tiêu của đề án phát triển Truyền hình đến 2010, một trong những giải pháp chủ yếu là phải “xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhân lực phù hợp với trình độ phát triển của truyền hình; cải tiến hình thức và nâng cao chất lượng đào tạo, kết hợp với các hình thức đào tạo trong nước và ngoài nước với một tỷ lệ hợp lý; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng toàn diện về lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học, chuyên môn, nghiệp vụ, bảo đảm đáp ứng nhiệm vụ được giao và chủ động nguồn cán bộ quản lý cho Đài THVN”.