MỤC LỤC
Theo Nghị định số 59/2015/NĐ-CP, ngày 18 tháng 6 năm 2015 về quản lý dự án đầu tư xây dựng của Chính phủ [6] thì vốn đầu tư XDCB hiện nay được phân cấp quản lý theo 4 loại: dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội xem xét, quyết định về chủ trương đầu tư; các dự án còn lại được phân thành 3 nhóm: nhóm A (các dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc lĩnh vực bảo vệ an ninh, quốc phòng, sản xuất chất độc hại - không kể mức vốn; dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghiệp điện, khai thác dầu, hóa chất, phân bón, thủy lợi, giao thông, y tế.. có tổng mức đầu tư từ dưới 30 đến dưới 50 tỷ đồng) và được phân cấp đầu tư theo luật định. Do vậy, công tác đầu tư xây dựng cơ bản có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước đã đề ra, nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả các tài nguyên khoáng sản, lao động, đất đai, vốn và các nguồn lực khác trong xã hội, đồng thời phải bảo vệ và phát triển môi trường sinh thái để tăng cường cơ sở vật chất cho sự phát triển bền vững.
Công tác quản lý chi phí bao gồm: Quản lý chi phí xây lắp, cần kiểm tra, giám sát việc áp dụng các định mức, đơn giá đảm bảo đúng các quy định về thành phần công việc, yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công và biện pháp thi công, đối với các quy định hướng dẫn điều chỉnh định mức, đơn giản dự toán và các chế độ trong quản lý XDCB của Nhà nước và địa phương, cần chú ý tới thời hạn hiệu lực của văn bản; Quản lý chi phí thiết bị, trước hết cần quản lý danh mục thiết bị, số lượng, chủng loại, công suất, các chỉ tiêu kỹ thuật… đảm bảo đúng nội dung đầu tư thiết bị trong dự án đã được duyệt. Việc quyết toán vốn đầu tư công trình XDCB hoàn thành có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý vốn đầu tư XDCB, thể hiện ở chỗ: một là, thông qua quyết toán vốn đầu tư, chủ đầu tư và các đơn vị có liên quan nắm được đầy đủ tình hình thu chi của dự án; Xác định được đúng giá trị tài sản cố định và nguồn vốn hình thành tài sản cố định làm cơ sở tính toán chính xác giá trị hao mòn tài sản cố định vào giá thành sản phẩm, xác định đúng thu nhập và số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp vào ngân sách nhà nước, từ đó tăng cường hạch toán kinh tế; hai là, thông qua quyết toán vốn đầu tư giúp cho Nhà nước nắm được tình hình và tốc độ đầu tư của các đơn vị, các ngành, các thành phần kinh tế cũng như toàn bộ nền kinh tế để hoạch định đúng đắn các chính sách kinh tế; ba là, thông qua công tác quyết toán vốn đầu tư để đánh giá kết quả qua quá trình đầu tư rút kinh nghiệm nhằm tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư phù hợp với tình hình hiện nay.
Cơ quan thẩm định quan tâm hơn nữa đến một số chỉ tiêu sau: Về tài chính: cần kiểm tra kỹ tổng số vốn, cơ cấu vốn tự có của doanh nghiệp; Nguồn vốn bảo đảm thực hiện dự án; Về hiệu quả kinh tế xã hội cần kiểm tra lại các chỉ tiêu: giá trị gia tăng, mức độ giải quyết việc làm, tỷ lệ đóng góp cho NSNN; Về công nghệ, tác động môi trường và kế hoạch tiến độ thực hiện dự án đều là những vấn đề quan trọng mà chủ dự án khi lập chưa lường trước được; Về phương pháp và thời gian thẩm định. Thực hiện nghiêm túc Luật đấu thầu: Tiến hành tổ chức đấu thầu rộng rãi tất cả các gói thầu, chỉ những gói thầu thực sự có tính chất cấp bách, chủ đầu tư báo cáo UBND huyện cho phép đấu thầu hạn chế; Các gói thầu xin chỉ định thầu, chủ đầu tư phải trình hồ sơ năng lực của ít nhất 3 nhà thầu để UBND huyện xem xét; Giao phòng Tài chính - Kế hoạch huyện tổ chức thực hiện công tác thanh tra đấu thầu, kịp thời báo cáo UBND huyện; Để nâng cao chất lượng đấu thầu hay chỉ định thầu, yếu tố hết sức quan trọng là nâng cao chất lượng khảo sát thiết kế kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật thi công và chất lượng lập tổng dự toán, dự toán chi tiết.
Là một huyện thuần nông, sản xuât nông nghiệp theo hướng tập trung, hàng hóa quy mô lớn chưa được nhiều, các sản phẩm chưa có giá trị kinh tế cao, sức cạnh tranh còn thấp, người nông dân không mặn mà với sản xuất nông nghiệp, trong khi đó Công nghiệp chiếm tỷ lệ còn quá ít, chưa tìm thấy hướng đi mới trong lĩnh vực này. Đội ngũ cán bộ nói chung, nhất là cán bộ xã, thị trấn chậm đổi mới tư duy, tư tưởng trông chờ, ỷ lại; tư duy lãnh đạo, phương pháp cách làm, giải quyết mâu thuẫn cơ sở bị động; đảng viên nông thôn có tuổi cao, bình quân trên 53 tuổi, việc triển khai, thực hiện, tiếp thu nghị quyết gặp khó khăn; lực lượng trong độ tuổi lao động ở nông thôn chủ yếu đi làm ăn xa, khó khăn cho việc huy động sức lao động để phát triển kinh tế.
Các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng đã được phổ biến rộng rãi trên địa bàn huyện, tuy nhiên việc áp dụng còn chưa thực sự nghiêm túc như: đầu tư sai quy hoạch, quyết định đầu tư không dựa vào nguồn vốn, áp dụng định mức, đơn giá XDCB còn chưa chính xác, không tuân thủ các quy định về quản lý đầu tư XDCB như: không có báo cáo kết quả đầu tư, các hồ sơ hoàn công của công trình xây dựng đều được hợp lý hóa sau khi thi công xong trong khi yêu cầu phải thực hiện ngay trong quá trình đầu tư. Chất lượng các văn bản quản lý còn thấp, trong quá trình áp dụng văn bản để thực hiện còn nhiều bất cập, đa nghĩa dẫn đến việc áp dụng để quản lý gặp khó khăn, kể cả văn bản có tính quy phạm pháp luật cao như Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu [7] theo Luật Xây dựng đã đưa cả chi phí dự phòng 10% vào giá gói thầu để xét thầu, làm thất thoát vốn NSNN.
Nhiều chủ đầu tư, đặc biệt là cấp xã, thị trấn được thực hiện đầu tư theo phân cấp nhưng chưa biết hoặc không biết quản lý theo quy trình, sử dụng các công cụ quản lý; kiểm tra, giám sát công trình chưa thường xuyên, chưa chủ động phối hợp với các đơn vị thi công trong việc nghiệm thu khối lượng, thiếu khẩn trương trong quyết toán hạng mục công trình, có xu hướng dồn vào nghiệm thu một lần, gây khó khăn cho việc giải ngân của Kho bạc. Bên cạnh nêu ra những thành tựu đạt được thì còn tồn tại một số hạn chế trong công tác quản lý nhà nước đối với đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn huyện như thực hiện quy trình quản lý, công tác quản lý quy hoạch chưa tốt, chưa nâng cao được vai trò, năng lực của cán bộ làm công tác quản lý vốn đầu tư XDCB, chế tài xử phạt không nghiêm, thanh tra kiểm tra chưa kịp thời, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đầu tư XDCB còn yếu.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có chính sách đào tạo một cách hệ thống đội ngũ lao động, thu hút nguồn nhân lực chất lượng từ bên ngoài nhất là công nhân và lao động kỹ thuật, các chuyên gia về công nghệ và quản lý, đội ngũ các doanh nhân. Tập trung cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng dịch vụ - thương mại tại các điểm, khu du lịch hiện có; kêu gọi đầu tư tôn tạo, trùng tu các di tích cách mạng, lịch sử, văn hóa, tâm linh, xây dựng các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; đa dạng hóa các loại sản phẩm du lịch; nâng cao một bước chất lượng dịch vụ phục vụ du khách, thu hút khách du lịch.
Các văn bản quản lý nhà nước về đầu tư XDCB bằng vốn NSNN như Nghị định số 59/2015/NĐ-CP, ngày 18 tháng 6 năm 2015 về Quản lý dự án đầu tư xây dựng đã quy định khá cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể quản lý đầu tư XDCB, đặc biệt là trong đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn NSNN; nếu chủ đầu tư đủ điều kiện năng lực thì có thể trực tiếp quản lý dự án, nếu không đủ điều kiện năng lực thì phải thuê tổ chức tư vấn chuyên nghiệp điều hành dự án (nhưng chủ đầu tư vẫn phải chịu trách nhiệm toàn diện về dự án). Rà soát lại các dự án đầu tư để cân đối, điều chỉnh kế hoạch thực hiện theo hướng: giữ nguyên quy mô tiếp tục thực hiện gồm những dự án hoàn thành đảm bảo tiến độ bố trí vốn nhóm A: 7 năm; nhóm B 5 năm; nhóm C 3 năm; xác định điểm dừng kỹ thuật để điều chỉnh quy mô dự án đối với những dự án hết thời gian thực hiện, bố trí vốn bình quân 1 năm thấp thua quy định tại Chỉ thị 1792 CT-TTg; phải chuyển đổi sang hình thức đầu tư khác đối với những dự án có thể thu phí để hoàn vốn đầu tư, thanh toán bằng quyền sử dụng đất, bán chuyển nhượng cho nhà đầu tư theo hình thức BOT, BT, PPP….