Nguy cơ lây nhiễm HIV ở nhóm lao động tự do di biến động tại Hà Nội: nghiên cứu lượng giá và các can thiệp cần thiết

MỤC LỤC

Áp dụng vào thực tiễn và đời sống sã hội

Đồng thời các yếu tố khác như: cảm giác cô đơn khi phải sống xa gia đình, được hoàn toàn tự chủ về tiền bạc do mình làm ra, áp lực nhóm và thiếu các dịch vụ xã hội thân thiện càng làm tăng thêm tính dễ tổn thương với HIV/AIDS đối với nhóm dân cư này, và cũng khiến họ dễ tham gia vào quan hệ tình dục không an toàn với nhiều bạn tình (bạn tình bất chợt/gái mại dâm) (Đặng Nguyên Anh và cộng sự 2008;. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã bước đầu được ghi nhận về một số nỗ lực nhằm cung cấp dịch vụ dự phòng và chăm sóc HIV cho một vài nhóm di biến động như: lái xe đường dài, công nhân xây dựng, thủy thủ cho dù hiện mới chỉ có rất ít những bằng chứng về nguy cơ lây truyền HIV/AIDS ở những nhóm này. Thực tế cho thấy, hiện mới chỉ có một bộ phận nhỏ lao động di chuyển được hưởng lợi từ các chính sách trên, đó là lao động thuộc các chương trình xuất khẩu lao động ra nước ngoài song ngay cả với nhóm đối tượng này, người lao động cũng chưa được chuẩn bị tốt về HIV/AIDS; các khóa tập huấn định hướng trước khi xuất cảnh chưa mang lại hiệu quả như mong muốn (Đặng Nguyên Anh 2008).

Các nghiên cứu về tính dễ tổn thương với HIV trong nhóm lao động di cư ở Viêt Nam được tiến hành trên 3 dòng di biến động chính gồm: Lao động di cư từ nông thôn ra thành thị ở các khu công nghiệp và khu chế xuất; di biến động ở khu vực biên giới và lao động Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài. Việc cung cấp thêm các bằng chứng về mức độ dễ tổn thương của LĐTDDBĐ tại các thành phố lớn sẽ là rất hữu ích nhằm giúp các cơ quan chức năng xây dựng và triển khai các biện pháp can thiệp phù hợp với nhu cầu dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV của nhóm đối tượng này.

MỤC TIÊU CỦA NGHIÊN CỨU 1. Mục tiêu chung

Mục tiêu cụ thể

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Thiết kế nghiên cứu

     Đang là lái xe đường dài, công nhân xây dựng, thủy thủ, những người tự nhận là người bán dâm hoặc tiếp viên nhà hàng/khách sạn vì đã có một số nghiên cứu tiến hành trên các nhóm này. Chúng tôi áp dụng hệ số thiết kế là 1,7, hệ số này đã được sử dụng trong Điều tra giám sát hành vi năm 2011 ở Việt Nam cho điều tra cụm đối với đối tượng là lái xe tải đường dài và nhóm dân di cư, các đối tượng này cũng giống với đối tượng đích của nghiên cứu này. Bên cạnh đó, do lao động tự do tham gia vào rất nhiều loại hình công việc, phân bố tại nhiều xã/phường, di chuyển trên diện rộng trong địa bàn thành phố và có mặt ở khắp các khu vực nên việc tiếp cận tại nơi làm việc sẽ là không khả thi và không hiệu quả.

    Vì vậy, việc tiếp cận lao động tự do tại nơi trọ là cách thức tối ưu hơn cả bởi có thể biết trước được địa chỉ tạm trú của họ, có thể tiếp xúc trao đổi với họ vào thời điểm phù hợp (thời gian mà họ rảnh rỗi trong ngày). Không chỉ thế các địa điểm tạm trú của nhóm lao động tự do di biến động tại các quận/huyện tương đối cố định và có thể dễ dàng triển khai các hoạt động can thiệp hỗ trợ trong giai đoạn tiếp theo. Tại mỗi quận/huyện, nghiên cứu viên lựa chọn ngẫu nhiên 2 xã/phường, liên hệ với các cơ quan chức năng quản lý các khu trọ của từng xã/phường để xác định danh sách các địa điểm này.

    Trên cơ sở các thông tin bước đầu đã thu thập được tại các địa bàn, nghiên cứu viên lập danh sách tất cả các địa điểm cùng số lượng lao động tự do di biến động để tạo thành khung mẫu. Tại huyện Từ Liêm, trong quá trình vẽ bản đồ thực địa tại 2 xã, nghiên cứu viên nhận thấy số lượng lao động tự do di biến động thuộc đối tượng nghiên cứu tại các khu trọ của một xã rất thấp nên đã loại bỏ khỏi danh sách địa bàn nghiên cứu và chỉ còn khảo sát tại 1 xã. Nếu đếu đối tượng tiềm năng đồng ý tham gia vào nghiên cứu, nghiên cứu viên cùng họ đến các địa điểm tương đối riêng tư (phòng trọ riêng, quán nước vỉa hè, hiên nhà..) để thực hiện phỏng vấn.

     Nghiên cứu viên điều tiết để 18 LĐTDDBĐ được phỏng vấn tại 9 xã/phường thuộc các loại hình công việc khác nhau như: xe ôm, bán hàng rong, làm việc vặt (rửa bát đĩa thuê, đánh giầy, cửu vạn, phụ hồ (vận chuyển vật liệu xây dựng, nấu ăn phục vụ tại công trình xây dựng..)…. Khi bình phương Pearson/Fisher exact test được sử dụng để tìm hiểu mối liên quan giữa các đặc điểm của đối tượng (tuổi, giới, học vấn, tình trạng hôn nhân, thu nhập, mức độ di biến động….) và các biến đầu ra chính như: kiến thức, hành vi QHTD, sử dụng ma túy, sử dụng các dịch vụ CBSK và dự phòng lây nhiễm HIV. Một số câu hỏi có liên quan đến hành vi cá nhân có độ nhạy cảm cao như hành vi quan hệ tình dục với bạn tình bất chợt, GMD có thể gặp hạn chế khi các đối tượng nghiên cứu không nhiệt tình cộng tác hoặc cố tình cung cấp thông tin không chính xác..Giải pháp đối với hạn chế này là điều tra viờn/nghiờn cứu viờn đó giải thớch rừ ràng mục đớch của nghiờn cứu, không thu thập các thông tin liên quan đến danh tính cá nhân, khẳng định sự tham gia tự nguyện của đối tượng nghiên cứu và giới thiệu về mục đích của nghiên cứu đối với người trả lời.

    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

    Một số đặc điểmnhân khẩu, xã hội của lao động tự do di biến động

    Sử dụng rượu bia rất có thể sẽ dẫn đến tình trạng lạm dụng và gây ra nhiều ảnh hưởng bất lợi không chỉ về sức khỏe mà c cn cả về chi phí, đảm bảo trật tự xã hôi đối với người LĐTĐBĐ tại các tụ điểm trọ. Đồng thời sử dụng rượu bia còn tiềm ẩn nguy mất khả năng kiểm soát dễ bị sa ngã vào các hành vi không an toàn trong nhóm đối tượng này. Sử dụng rượu bia trong tháng qua Có sử dụng rượu bia trong tháng qua*.

    Những đặc điểm nhân khẩu, xã hội khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nữ giới và nam giới trong mẫu nghiên cứu là tuổi, trình độ học vấn, hôn nhân, dân tộc, sử dụng rượu bia và thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình năm qua. Nam LĐTDDBĐ có độ tuổi trẻ hơn, có trình độ học vấn, tỷ lệ chưa kết hôn, tỷ lệ là người dân tộc, có mức thu nhập bình quân/đầu người theo hộ gia đình, và sử dụng rượu bia cao hơn so với nữ.

    Bảng 2. Đặc điểm nhân khẩu, xã hội của LĐTDDBĐtheo giới tính (%)
    Bảng 2. Đặc điểm nhân khẩu, xã hội của LĐTDDBĐtheo giới tính (%)

    Mức độ di biến động

    Về tần suất di chuyển giữa Hà Nội và quê không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ. Điều này cho phép họ vẫn duy trì được QHTD với vợ/chồng/bạn tình ở quê, nhưng đồng thời cũng có thể sẽ là hiểm hoạ đối với nguy cơ lây/nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục nếu bạn tình ở quê hoặc bản thân họ có hành vi QHTD không an toàn trong thời gian ở xa nhau. LĐTĐBĐ tại Hà Nội thường xuyên di chuyển giữa các địa bàn trong Thành phố.

    Mức độ di chuyển trên địa bàn thành phố Hà Nội và tỉnh/khác của LĐTDDBĐ (N=614). Kết quả các phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm cho thấy lý do lao động di chuyển trên địa bàn Hà Nội thường xuyên là do yêu cầu và đặc thù công việc họ đang làm. Cũng do đặc thù công việc, một số người di chuyển khá thường xuyên giữa Hà Nội và các tỉnh /thành khác (ngoài quê).

    Bảng 3. Phân bố tần suất về quê của LĐTDDBĐ (%)
    Bảng 3. Phân bố tần suất về quê của LĐTDDBĐ (%)

    Kinh nghiệm di chuyển, điều kiện sống, làm việc và tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ xã hội tại Hà Nội

    Về điều kiện nơi ở tạm trú hiện tại, 32% số người được phỏng vấn cho biết đã thuê phòng/nhà trọ riêng cho bản thân hoặc gia đình.50% thuê nhà ở chung với người khác và trả tiền nhà theo tháng. 4,2% lao động ở trong các phòng cho thuê giá rẻ trả tiền theo ngày hoặc theo tuần (nhà trọ đếm chân) (Biểu2). Thời gian làm việc tại Hà Nội trong lần di chuyển hiện tại (n=586). cũng là một phương tiện nghe đài, rađiô thông dụng của nhiều lao động hiện nay. *) “Mấy anh em cũng nghe đài trên điện thoại di động, kênh FM chẳng hạn, lúc có chương trình thích mà rảnh rỗi thì nghe…”.

    (TLN nam lao động tự do di biến động, phường Ngọc Thụy, quận Long Biên) Bảng 6.