MỤC LỤC
Ngân hàng sẽ tìm được lợi nhuận từ chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi hoặc hoa hồng môi giới, 80% lợi nhuận của Ngân hàng Công thương - Ngân hàng thương mại Quốc Doanh là thông qua hoạt động cho vay. Là hệ quả của hai chức năng trên trong hoạt động ngân hàng: Từ một số dự trữ ban đầu thông qua quá trình cho vay và thanh toán bằng chuyển khoản của ngân hàng thì lượng tiền gửi mới được tạo ra và nó lớn hơn so với lượng dự trữ ban đầu gấp nhiều lần, gọi là quá trình tạo tiền.
Ở đây NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thực hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ. Các NHTM cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như séc, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng… Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể chọn cho mình phương thức thanh toán phù hợp.
Đối với các hầu hết các ngân hàng, dư nợ tín dụng chiếm tới hơn 50% tổng tài sản có và thu nhập từ hoạt động cho vay chiếm khoảng từ 1/2 đến 2/3 tổng thu nhập của ngân hàng. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mai có các kỳ hạn khác nhau, bên cạnh đó cũng có nhiều loại lãi suất như: lãi suất linh hoạt, cố định hay thả nổi… vì thế khách hàng tuỳ ý lựa chọn kỳ hạn vay và thỏa thuận hình thức lãi suất vay phù hợp với mục tiêu kinh doanh của mình.
Đặc biệt trong xu thế hội nhập nền kinh tế thị trường thì đây là vấn đề quan trọng cần giải quyết của các doanh nghiệp Việt Nam. - Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền vay như thế chấp, cầm cố, hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba nào khác.
Phân loại theo phương thức hoàn trả nợ vay - Cho vay trả nợ một lần khi đáo hạn. - Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn trả nợ cụ thể mà tùy theo khả năng của khách hàng để trả nợ bất cứ lúc nào.
Không chỉ ở các nước đang phát triển như ở nước ta mà ở các nước phát triển thì khách hàng Doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng là một đối tượng khách hàng cần chú ý vì đây là một thị trường rất tiềm năng khi hầu hết các công ty lớn có uy tín trên thị trường đã chuyển hướng huy động vốn qua thị trường chứng khoán. Tuy nhiên các món vay này thường nhỏ hơn các món vay của các doanh nghiệp lớn hay các dự án đầu tư dài hạn nên nó phần nào giúp cho các ngân hàng phân tán được rủi ro.
Khi sử dụng vốn tín dụng ngân hàng các doanh nghiệp phải tôn trọng hợp đồng tín dụng phải đảm bảo hoàn trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn và phải tôn trọng các điều khoản của hợp đồng cho dù doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hay không. Không chỉ thu hồi đủ vốn mà các doanh nghiệp còn phải tìm cách sử dụng vốn có hiệu quả, tăng nhanh chóng vòng quay vốn, đảm bảo tỷ suất lợi nhuận phải lớn hơn lãi suất ngân hàng thì mới trả được nợ và kinh doanh có lãi.
Quy định 1627 về quy chế cho vay của một tổ chức tín dụng đối với một khách hàng có quy định ” dư nợ cho vay tối đa đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng, trừ trường hợp đối với những khoản cho vay từ các nguồn ủy thác của chính phủ, của các tổ chức, cá nhân hay trường hợp khách hàng vay là một tổ chức. Ngược lại, khi các cán bộ tín dụng yếu kém về năng lực lao động, chưa được đào tạo một cách đầy đủ thì sẽ thiếu khả năng phân tích và đánh giá một cách chính xác về khách hàng vay vốn, không bao quát được các điểm yếu về mặt pháp lý hoặc các sai sót trong hồ sơ vay vốn của khách hàng nên từ đó đem ra những quyết định thiếu chính xác, gây nên những hậu quả xấu cho hoạt động cho vay của ngân hàng. Như vậy, khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng của các DNVVN chịu ảnh hưởng của rất nhiều các yếu tố, không chỉ từ phía ngân hàng, từ phía DNVVN mà còn các yếu tố như môi trường kinh tế, môi trường pháp lý, chính trị, xã hội…chính vì vậy, để có thể tăng khả năng tiếp cận vốn ngân hàng của các DNVVN thì cần phải có sự phối hợp một cách nhuần nhuyễn và chặt chẽ giữa tất cả các phía trong tổng thể đó.
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI
Ngân hàng TMCP Quân Đội được hình thành từ vốn góp của sáu cổ đông chính: Công ty vật tư công nghệ Bộ quốc phòng, Tổng công ty bay dịch vụ Việt Nam, Tổng công ty xây dựng Trường Sơn, Công ty Tân Cảng, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam và cổ đông mới nhất là Viettel. Có thể kế tên một số sản phẩm mới như: các sản phẩm cho vay dựa trên khoản phải thu và hàng tồn kho, cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán, cho vay mua nhà, cho vay tín chấp cán bộ nhân viên, các sản phẩm chiết khấu,… Các sản phẩm liên kết giữa MB và các công ty bảo hiểm như sản phẩm bảo hiểm tín dụng thương mại, sản phẩm liên kết ngân. Trong năm 2013, thực hiện nghiêm túc quan điểm chỉ đạo của Giám đốc chi nhánh đối với hoạt động đầu tư, đảm bảo mục tiêu an toàn hệ thống, không chạy theo số lượng, chi nhánh luôn đẩy mạnh công tác khai thác, tìm kiếm các dự án mới khách hàng mới, phát triển cho vay đối với khách hàng vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân.
Trường hợp gặp những vấn đề cũn vướng mắc, chưa rừ ràng do thiếu thông tin, phương án kinh doanh cần chỉnh sửa…, Thẩm định tín dụng khu vực/ hội sở trao đổi với Đơn vị kinh doanh để làm rừ thụng tin…… Hỗ trợ quan hệ khách hàng chịu trách nhiệm thẩm định tài sản bảo đảm theo quy định. Những khách hàng mà MB Hoàn Kiếm xét cho vay trung hạn là những doanh nghiệp quy mô vừa, những khách hàng đã có những uy tín và vị trí nhất định trên thị trường: Hyundai Motor, Cửu Long Motor….Nếu hiệu quả cho vay tốt thì chi nhánh sẽ tăng uy tín của mình trong hoạt động cho vay. ( Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh MB Hoàn Kiếm 2011-2013) Chi nhánh thực hiện phân loại nợ và báo cáo lên ngân hàng theo đúng quy định của ngân hàng và các quy định về phân loại nợ của NHNN, cụ thể là theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về việc “phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng.
Thứ hai, Hệ thống thông tin khách hàng được coi là yếu tố hàng đầu giúp MB Hoàn Kiếm tăng doanh số cho vay và doanh số thu nợ năm 2013, tuy nhiên, phải nói rằng mặc dù được hệ thống, sắp xếp lại nhưng cán bộ thẩm định vẫn gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc thu thập thông tin của khách hàng. Các báo cáo tài chính thường không được kiểm toán do đó các cán bộ tín dụng rất vất vả mới có thể đánh giá được tình hình hoạt động của các doanh nghiệp qua các báo cáo tài chính này và cũng không đảm bảo chính xác. Chỉ gần đây, khi có khủng hoảng kinh tế thì NHNN mới có chính sách hỗ trợ lãi suất, tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp tình thế trong thời kỳ khó khăn chứ không có ý nghĩa hỗ trợ lâu dài trước những khó khăn thường xuyên của DNVVN.
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ
Để giúp khách hàng có các thông tin về các dịch vụ, tiện ích của ngân hàng, đặc biệt là về lĩnh vực cho vay, ngân hàng cần thực hiện cung cấp thông tin, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, truyền hình, ỉternet…Khi có những thay đổi lớn trong hoạt động cho vay, ngân hàng nên công bố rộng rãi để các doanh nghiệp đều biết được sự thay đổi kịp thời, kèm theo đó là các hướng dẫn về thủ tục để doanh nghiệp không bị bỡ ngỡ khi tìm đến với ngân hàng. - Chính phủ cần thực hiện một cách triệt để, công khai công cuộc cải cách hành chính trong đó có các chính sách ưu đãi đối với DNVVN, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể nâng cao trình độ năng lực quản lý, có thể tiếp xúc, học tập kinh nghiệm của các doanh nghiệp nước ngoài, có các chính sách hỗ trợ vốn, tư vấn quản lý và thành lập các quỹ bảo lãnh DNVVN nhằm tạo điều kiện cho các DNVVN có thể tiếp cận được nguồn vốn một cách đa dạng và hiệu quả. Ngoài ra chủ doanh nghiệp còn là người chịu trách nhiệm chấp hành qui định của pháp luật về kinh doanh, chế độ kế toán trong doanh nghiệp, tính hợp pháp, hợp lệ của những báo cáo cung cấp cho ngân hàng… Chủ DNVVN cần chủ động trong việc cung cấp thông tin một cách trung thực, tỉ mỉ cho ngân hàng có như vậy mới tạo được lòng tin với ngân hàng.