MỤC LỤC
Sau khoảng 11 năm được chính thức đưa vào hoạt động (kể từ ngày 1/1/1999 cho tới nay) với 16 quốc gia đã sử dụng Euro làm đơn vị tiền tệ chính thức trong lưu thông của mình, khu vực đồng tiền chung Châu Âu (Eurozone) phát triển ngày một lớn mạnh. Để gia nhập EMU các nước thành viên đã phải thỏa mãn rất nhiều qui định chặt chẽ về lạm phát, lãi suất dài hạn, thâm hụt ngân sách và tỷ giá… Nhìn chung, điều này có tác dụng thúc đẩy các nước thành viên phát triển để tránh bị tụt hậu so với các nước thành viên khác và vi phạm những qui định được đặt ra ban đầu. Nhờ những tác động tích cực của việc hình thành một thị trường thống nhất về hàng hóa, vốn và sức lao động đã giúp các nước Eurozone tận dụng được hiệu quả những nguồn lực sẵn có cũng như tận dụng các nguồn lực bên ngoài cho việc phát triển kinh tế.
Vì sử dụng một đơn vị tiền tệ chung nên trao đổi hàng hóa nên giao dịch giữa các nước trong nội bộ của khối diễn ra thuận tiện và dễ dàng hơn, không tốn kém chi phí cho hoạt động giao dịch ngoại hối, các doanh nghiệp khi thực hiện kí kết các hợp đồng thương mại cũng không cần lo lắng về vấn đề biến động của tỷ giá, nhờ vậy, làm cho các hoạt động thương mại giữa các quốc gia trong khu vực diễn ra mạnh mẽ. Thứ nhất, với mục tiêu ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát: do có 1 Ngân hàng trung ương cho cả khu vực cùng với chính sách tiền tệ độc lập và không hề chịu sự tác động hay can thiệp của bất kỳ một quốc gia nào trong nội bộ khối nên kể từ khi thành lập ECB đã giữ được tỷ lệ lạm phát ở mức hợp lý, góp phần giữ ổn định cho các hoạt động của nền kinh tế. Trung Quốc - 1 trong những nước có lượng dự trữ ngoại tệ thuộc hàng lớn nhất trên thế giới cũng đã tuyên bố tăng tỷ lệ dự trữ ngoại hối bằng Euro, giảm tỷ lệ dự trữ bằng USD để giảm thiểu rủi ro từ đồng USD đem tới, đặc biệt là khi khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu bùng nổ và lan truyền từ Mỹ.
Khi đó, có thể thấy khu vực đồng EURO chia làm 2 khu vực với những sự khỏc biệt rừ nét: một bên là những nước có nền công nghiệp phát triển, người dân có mức sống cao và điển hình đó là Đức, Pháp; còn một bên là những nước có nền kinh tế phát triển thấp kém hơn, chủ yếu là những nước Nam Âu (như Tây Ban Nha, Italia, Bồ Đào Nha, Hy Lạp) với nền kinh tế đang bị suy yếu do các nguyên nhân như: luật lao động khắt khe, những thiết chế quan liêu, tốn kém trong kinh doanh cùng với việc nhiều ngành kinh tế lớn bị chính phủ nắm giữ. Các nhà hàng, khách sạn mọc lên như nấm, ngành bất động sản phất lên nhanh chóng… Sự tăng lên của cầu tiêu dùng nội địa làm cho giá cả tăng cao, lao động bị thiếu hụt trong khi tính linh hoạt của lực lượng châu Âu vốn là 1 điểm yếu đã đẩy tiền lương nhân công tăng lên nhanh chóng. Nền kinh tế tăng trưởng nhưng mất cân đối về cơ cấu và không bền vững, chỉ dựa vào khu vực dịch vụ và bất động sản, còn hàng hóa xuất khẩu thì ngày càng kém cạnh tranh so với các nước khác trong khu vực vì có chi phí tiền lương bị đẩy lên cao.
Cho tới khi ECB nhận ra nguy cơ lạm phát, lãi suất liên tục bị đẩy lên cao (giai đoạn 2006-2008, lãi suất từ 2% tăng lên 4%) làm cho bong bóng nhà đất vỡ tung, các nguồn thu từ thuế sụt giảm nhanh chóng, hậu quả là ngân sách chính phủ các nước kém phát triển hơn bị thâm hụt. Đồng thời sự nhất thể hóa chính trị không theo kịp sự nhất thể hóa tiền tệ, Chính phủ các nước luôn đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu, cao hơn lợi ích của khu vực cho nên mặc dù có chính sách tiền tệ là như nhau, nhưng mỗi chính phủ lại có chính sách tài khóa riêng. Nhưng do quy định của khu vực đồng Euro: mức thâm hụt ngân sách không vượt quá 3% GDP và tỷ lệ nợ không quá 60% GDP, trong khi họ lại không tìm ra được cách khác để làm giảm thâm hụt như cắt giảm chi tiêu công…, điều này dẫn đến tình trạng các nước cố tình hay tìm mọi cách che giấu đi những con số thật để tiếp tục được vay vốn với mức lãi suất cao hơn làm cho nợ công thực tế ngày càng gia tăng.
Đến khi các nhà đầu tư, các chủ nợ mất lòng tin vào tình hình tài chính cũng như khả năng thanh toán nợ của nước này, điều tồi tệ đã xảy ra: trái phiếu chính phủ bị bán tháo trên thị trường, lãi suất của trái phiếu bị đẩy lên cao, khó khăn hơn trong việc vay vốn, thu hút đầu tư … gây ra khủng hoảng nợ, quốc gia mất khả năng thanh toán, làm giảm sự tăng trưởng của nền kinh tế, và gây ra hậu quả không tốt đến toàn khu vực. Để khắc phục tình trạng này, Hy Lạp đã phải nhờ đến sự cứu viện từ các nước khác trong khu vực (Ngân hàng trung ương Châu Âu đã phải đưa ra gói cứu trợ khẩn cấp trị giá 110 tỷ Euro nhằm giải nguy cho Hy Lạp, cũng để tránh cho việc khủng hoảng ở Hy Lạp sẽ lan rộng ra các quốc gia khác trong khu vực). Nhưng những người lạc quan và tin tưởng vào khu vực này thì lại cho rằng việc tỷ giá EURO/USD thấp là điều tốt cho nền kinh tế Châu Âu hiện nay, vì tỷ giá thấp đồng nghĩa với hàng hóa của Châu Âu cũng trở nên rẻ hơn trên thị trường, làm tăng khả năng cạnh tranh với hàng hóa những khu vực khác trên thế giới, kích thích xuất khẩu hàng hóa.
Chính phủ các nước cũng đã thực hiện nhiều biện pháp thắt lưng buộc bụng, cắt giảm chi tiêu trong nỗ lực giảm thâm hụt ngân sách, tuy nhiên những hành động này lại đưa đến nhiều dự đoán đưa ra về việc châu Âu khó có thể tránh được một cuộc khủng hoảng suy thoái vào năm 2011 và tình hình trì trệ nhiều năm sau đó do cách ngăn chặn khủng khoảng nợ liên quan đến việc giảm chi tiêu công, đồng nghĩa với các công ty cắt giảm nhân công, thất. Thời gian này như một liều thuốc thử đối với sức mạnh của đồng Euro: nếu có thể vượt qua khủng hoảng và lấy lại đà phát triển, trong tương lai, Euro sẽ trở thành một đồng tiền mạnh thực sự, đối trọng với đồng USD của Mỹ và điều đó sẽ là cơ sở vững chắc để liên minh kinh tế ở các khu vực khác, trong đó có khu vực Đông Nam Á học tập và làm theo mô hình đồng tiền chung.