MỤC LỤC
Lịch sử từng ghi lại không ít những triều đại Việt Nam đã dùng nhiều loại vải quí đem cống nạp sang đất nước Trung Hoa, và cho đến nay, một số làng nghề truyền thống cổ như Vạn Phúc (Hà Tây), Triều Khúc (Hà Nội), Làng Mèo (Thái Bình) vẫn tồn tại và phát triển. Đây là một lợi thế để phát triển nghành dệt may Việt Nam vì một số nước trong khu vực ASEAN và nhiều nước khác vẫn nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam nên với giá nhân công rẻ hơn, hàng Việt Nam có có lợi thế cạnh tranh hơn so với hàng của các nước khác.
Ngành dệt may thế giới xuất hiện sớm nhất ở Anh vào cuối thế kỷ 18 và cũng là lần chuyển dịch thứ nhất từ Anh sang những quốc gia khác ở Châu Âu. Từ những năm 60, khi chi phí sản xuất ở Nhật Bản rất cao và nguồn nhân lực bị thiếu hụt, nghành dệt may lại chuyển đổi lần thứ ba từ Nhật Bản sang những nước công nghiệp mới Châu Á (NICS) như HongKong, Đài Loan, Hàn Quốc.
Có thể khẳng định như vậy, vì như đã phân tích ở trên, Việt Nam có những lợi thế và cơ sở nhất định để phát triển ngành công nghiệp truyền thống này trên cơ sở tiếp nhận công nghệ chuyển giao từ những quốc gia phát triển hơn, cũng như được hỗ trợ về mặt tài chính và học hỏi cách thức thâm nhập thị trường. Các doanh nghiệp nằm trong danh sách được hưởng ưu đãi về thương mại và đầu tư (miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm kể từ khi doanh nghiệp hoạt động có lãi và được tiếp tục giảm thuế trong 4 năm sau đó) được phép xuất khẩu trực tiếp, uỷ thác xuất khẩu hay nhận uỷ thác từ các doanh nghiệp khác những sản phẩm không do doanh nghiệp sản.
Nếu doanh nghiệp bán sản phẩm cho doanh nghiệp khác để xuất khẩu sẽ được miễn thuế đối với nguyên phụ liệu nhập khẩu và VAT đối với sản phẩm đầu ra. Bên cạnh đó, các thủ tục xuất nhập khẩu và hải quan cũng được cải thiện đã tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển ngành dệt may nước ta.
Nhìn chung, Hiệp định thương mại Việt - Mỹ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ nhiều mặt giữa Việt Nam và Mỹ, nó cũng tạo những điều kiện thuận lợi cho hàng hoá của Việt Nam nói chung và hàng dệt may nói riêng thâm nhập vào thị trường Mỹ và cơ hội hội nhập vào nền kinh tế quốc tế. Vì vậy, có thể nói việc phát triển ngành dệt may sẽ góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta và đưa sản phẩm Việt Nam đến với người tiêu dùng thế giới nên việc đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam là một tất yếu khách quan.
Hơn nữa, mở rộng buôn bán và xuất khẩu hàng hoá sang Mỹ sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong buôn bán quốc tế, đầu tư, quản lý và tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật mới ứng dụng cho sản xuất và điều hành kinh tế ở tầm quốc gia và quốc tế. Tuy nhiên, để có thể thâm nhập thành công vào thị trường này đòi hỏi các nhà xuất khẩu, các thương nhân và cả các chính phủ của các quốc gia phải hiểu biết khá toàn diện về hệ thống luật pháp Mỹ, thị hiếu người dân Mỹ, các yêu cầu và thủ tục pháp lý đối với hàng dệt may nhập khẩu vào thị trường Mỹ, hệ thống và cách thức phân phối hàng hoá trên thị trường này,.
Bằng nỗ lực và sự phấn đấu của cán bộ nhân viên, công ty đã xuất khẩu hàng sang nhiều nước trên thế giới, chủ yếu là Nhật Bản, Hàn Quốc, EU,. Công ty đảm bảo rằng chính sách chất lượng và các qui trình kiểm soát được phổ biến và thấu hiểu tới mọi thành viên và coi chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định để khách hàng đến với Công ty cũng như để mở rộng thị trường xuất khẩu.
Mục tiêu chung của Công ty May 10 là trở thành công ty hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng may mặc. Là một trong những công ty phát triển mạnh của ngành dệt may Việt Nam với giá trị xuất khẩu hàng năm tương đối lớn vào các thị trường như Hàn Quốc, EU, Canada.
Công ty hy vọng rằng sẽ chiếm được thị phần lớn hơn cho các mặt hàng xuất khẩu.
Một nước mới được hưởng thuế tối huệ quốc vào Mỹ như Campuchia cũng đã tăng từ vài chục triệu USD mấy năm trước đây lên hàng trăm triệu USD trong vòng 2 năm gần đây và đạt 953 triệu USD năm 2001, chiếm gần 10% xuất khẩu của các nước ASEAN vào Mỹ và gấp 20 lần doanh số Việt Nam năm 2001, trở thành nước xuất khẩu thứ 17 vào thị trường Mỹ. Tổng công ty dệt may Việt nam (Vinatex), trong tháng đầu năm 2002 đã đạt kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ 4,3 triệu USD trong đó Công ty may Thăng Long (Thalogamex) có giá trị xuất khẩu cao nhất với 1,16 triệu USD, Công ty Dệt Thành công cũng đạt 500.000 USD, chủ yếu là các sản phẩm áo T-shirt.
Khi quan hệ thương mại được bình thường trở lại, việc thiếu thông tin trực tiếp về thị trường, về nhu cầu của khách hàng đã phần nào cản trở việc xuất khẩu trực tiếp hàng dệt may sang thị trường Mỹ, mà thay vào đó, việc xuất khẩu sẽ được tiến hành qua một bên trung gian vốn đã có quan hệ trực tiếp với các nhà xuất khẩu Mỹ từ trước. Mặc dù nhiều nhà sản xuất Việt Nam đang lên tiếng rằng họ sẽ tạo dựng những loại sản phẩm riêng với mẫu mã riêng và chuyển từ gia công xuất khẩu sang xuất khẩu trực tiếp, song trên thực tế hầu hết các doanh nghiệp đều không thành công với loại hình xuất khẩu trực tiếp này.
Do đó, cho đến nay chúng ta vẫn thường không giành được những điều kiện ưu đãi về mọi phương diện khi ký kết hợp đồng ngoại thương mà phải đáp ứng những yêu cầu sẵn có do phía Mỹ áp đặt cho các doanh nghiệp xuất khẩu, trong khi những qui định ấy không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được. Nhìn chung, hầu hết các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay khi xuất khẩu hàng hoá sang Mỹ đều qua trung gian một nước thứ ba nên mất tính chủ động trong việc ký kết hợp đồng cũng như thực hiện các hoạt động vận tải, bảo hiểm, thanh toán trong giao lưu thương mại quốc tế, đồng thời không tạo được mối quan hệ trực tiếp với khách hàng là các nhà nhập khẩu Mỹ nhằm tỡm hiểu rừ hơn về cỏc yờu cầu cũng như qui định mà phớa Mỹ đưa ra đối với hàng hoá Việt Nam, từ đó tạo điều kiện cho các hoạt động dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu của đất nước ngày càng mở rộng và phát triển.
Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của một quốc gia với nhiều qui định, tiêu chuẩn như Mỹ, ngành dệt may Việt Nam đã có nhiều tiến bộ trong việc cải tiến công nghệ sản xuất, đầu tư trang thiết bị hiện đại để nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm. Song song đó, việc đưa trang thông tin trực tuyến Eximpro vào hoạt động để hỗ trợ xúc tiến xuất nhập khẩu cũng được đánh giá là một thành công, mang lại sự trợ giúp quý báu cho doanh nghiệp, giúp họ cập nhật thông tin về thị trường, ngành hàng, các chính sách mới nhất của Nhà nước và những cơ hội kinh doanh với nước ngoài.
Trong những năm vừa qua, ngành dệt may Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể, sản phẩm Việt Nam đã dần có mặt trên thị trường thế giới và tốc độ tăng trưởng của ngành luôn ở mức cao, vươn lên đứng hàng thứ hai trong số những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (sau dầu thô) và được đánh giá là một trong những ngành công nghiệp then chốt góp phần đưa sự nghiệp CNH-HĐH của đất nước đi đến thành công. Ông Lê Văn Thắng, Phó vụ trưởng Vụ xuất nhập khẩu, Bộ Thương mại cho rằng hàng dệt may của Việt Nam hiện nay “không ảnh hưởng đến các nhà sản xuất và nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ vì may mặc là ngành mà các doanh nghiệp Mỹ không còn sản xuất nhiều, vì vậy nếu kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam có tăng lên đến 1,4 tỷ USD Mỹ trong năm nay thì cũng là sự cạnh tranh với các nước khác tại thị trường Mỹ mà thôi”.
Thời kỳ này sẽ là thời kỳ mà phát triển dệt may đi vào chất lượng, chi phí giảm xuống để tăng khả năng cạnh tranh, nhưng đồng thời phải tăng giá trị trên một đơn vị làm ra tại Việt Nam cũng như điều hoà lợi ích của Hiệp hội, hỗ trợ nhau cùng phát triển, phấn đấu đưa ngành dệt may Việt Nam trở thành một ngành quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, không chỉ xuất khẩu cao mà ngày càng tạo ra nhiều công ăn việc làm và có thu nhập cao. Nhìn chung, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra đường lối, chủ trương cụ thể để phát triển sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường thế giới giai đoạn trước mắt và trong tương lai, trong đó luôn nhất quán quan điểm coi dệt may là ngành hàng chủ lực đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trong đó có thị trường tiêu thụ rộng lớn là Mỹ sẽ góp phần không nhỏ đưa đất nước hội nhập vào nền kinh tế thế giới, làm nên diện mạo quốc gia.
Nhà nước ta cũng khuyến khích mọi hình thức đầu tư, đặc biệt là FDI nhằm tạo điều kiện phát triển các thị trường dệt và may mặc do trong nước sản xuất để giảm dần phí, nâng cao trình độ công nghệ của nước ta so với các nước công nghiệp khác. Dựa trên quan điểm phát triển ngành dệt may Việt Nam và những mục tiêu, chiến lược phát triển chung của Nhà nước và Hiệp hội dệt may, những giải pháp cụ thể được đưa ra nhằm giải quyết những khó khăn vướng mắc hiện nay về các mặt sản xuất, tiêu thụ, nhân lực, đầu tư,.
Riêng Tổng công ty dệt may Việt Nam với vai trò lãnh đạo các doanh nghiệp dệt may trong ngành nên thiết lập hệ thống xúc tiến thương mại rộng khắp nhằm cung cấp cho các doanh nghiệp thành viên và các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nói chung những thông tin đáng tin cậy khi muốn thâm nhập vào thị trường trên thế giới cũng như củng cố và mở rộng thị phần của mình. Mặt khác, nên thành lập trung tâm thương mại, siêu thị thời trang dệt may hoặc trung tâm kinh tế dệt may với chức năng cung cấp thông tin về các cơ hội gia công, mua bán ở các khu vực thị trường thế giới, nhất là thị trường Mỹ, cung cấp những mẫu thời trang cho các doanh nghiệp; môi giới thuê mướn, mua bán máy móc, trang thiết bị ngành may, tổ chức bình chọn những sản phẩm hàng đầu trong dệt may để khuyến khích nâng cao chất lượng.
Nâng cao chất lượng và thực hiện đa dạng hoá sản phẩm thông qua nâng cao tay nghề công nhân, tiếp tục đầu tư đổi mới trang thiết bị, quan tâm đầu tư thoả đáng vào công nghiệp thiết kế thời trang, có chính sách khuyến khích và hỗ trợ các công ty lớn đầu tư vào máy tính trợ giúp thiết kế và sản xuất công nghệ CAD-CAM, tạo những thương hiệu may có uy tín, chú ý tính độc đáo của sản phẩm thông qua việc sử dụng chất liệu thổ cẩm, sản phẩm thêu tay, đan, ren,. Đi song song với việc tiếp thu công nghệ và nhập khẩu máy móc thiết bị tương ứng, ngành cần đẩy mạnh vai trò của các Viện nghiên cứu và thuê chuyên gia nước ngoài làm việc ở những khâu đòi hỏi trình độ chuyên môn cao mà Việt Nam chưa đào tạo được, đồng thời tạo điều kiện cho các cán bộ quản lý nước ta dần tiếp cận và học hỏi kinh nghiệm lẫn kiến thức từ các chuyên gia nước ngoài và qua hệ thống thông tin thế giới.
Hy vọng rằng, ngày càng có nhiều công ty Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp dệt may nói riêng thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng nhãn hiệu và xây dựng nó bằng một qui trình mang tính chuyên nghiệp, ngày càng có nhiều giám đốc sáng tạo am hiểu nhu cầu khách hàng và có thể xây dựng những hình ảnh nhãn hiệu Việt Nam thành công. Dưới góc nhìn của một sinh viên còn thiếu kinh nghiệm nghiên cứu cũng như sự hạn chế của nguồn thông tin tham khảo, em đã cố gắng đưa ra một cái nhìn tổng thể về sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam và những thành quả cũng như những khó khăn thách thức mà các nhà xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam phải đối mặt khi đưa hàng sang thị trường Mỹ trong thời gian qua.