Thực trạng và điều kiện phát triển giao dịch quyền chọn chứng khoán tại Việt Nam

MỤC LỤC

Thực trạng các điều kiện để phát triển giao dịch quyền chọn chứng khoán tại Việt Nam

Phổ biến nhất vẫn là các hợp đồng hợp tác đầu tư mà các CTCK phối hợp với Ngân Hàng để cung cấp cho các NĐT như: dịch vụ ứng tiền trước tự động ngay sau khi có kết quả khớp lệnh, dịch vụ ký quỹ với mức ký quỹ lên tới 300%, dịch vụ repo chứng khoán chưa niêm yết, dịch vụ bảo chứng, hay cho vay 100% thời gian T+1, T+2,…thậm chí đến T+7… Chính các đòn bẩy tài chính này đã làm tăng mạnh luồng tiền vào và đẩy nhanh tốc độ quay vòng của tiền. Tính thanh khoản trên TTCK ngày càng cao (năm 2009 mức giao dịch bình quân ngày vào khoảng 70 triệu cổ phiếu); hàng hóa tăng mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng (tổng mã chứng khoán trên cả hai sàn HOSE và HNX là hơn 440 mã chứng khoán); đã xuất hiện nhiều công ty cổ phần đại chúng lớn (riêng trong năm 2009 đã có 05 DN trong top 10 DN có mức vốn hóa lớn nhất đã lên sàn thành công là Vietcombank, Bảo Việt (BVH), Vietinbank (CTG), Eximbank (EIB) và Công ty cổ phần tập đoàn Ma San). Ngoài ra, TTCK Việt Nam ngày càng nhận được sự quan tâm và tham gia giao dịch rất lớn của các NĐT, các tổ chức lớn nước ngoài… Số lượng CTCK tại Việt Nam cũng khá lớn lên đến hơn 105 công ty với khả năng cung cấp các dịch vụ ngày càng đa dạng, 46 công ty quản lý quỹ, 382 quỹ đầu tư nước ngoài, 8 ngân hàng lưu ký, số lượng tài khoản chứng khoán cũng tăng mạnh và đạt khoảng 730 nghìn tài khoản là các con số nói lên sự phát triển mạnh mẽ của TTCK Việt Nam.

Điều này cũng có nghĩa là những rủi ro sẽ đến tức thời với những NĐT nắm trong tay cổ phiếu của những công ty nói trên.Thật hiếm có hoạt động kinh doanh nào mà sự thành bại của NĐT lại đòi hỏi và gắn liền với yêu cầu về tính đa dạng, tính hệ thống, toàn diện, cập nhật và chính xác của các thông tin có liên quan trực tiếp và gián tiếp như đầu tư chứng khoán Việc công bố thông tin của các DN niêm yết vẫn còn chưa thật sự minh bạch. Trong khi đó, việc khớp lệnh liên tục, mặc dù cho phép các NĐT đặt lệnh thận trọng, chính xác hơn, được giải quyết nhu cầu mua - bán nhiều hơn, nhanh chóng, bình đẳng hơn và giảm thiểu tình trạng cung - cầu ảo trên TTCK, song có thể gây rủi ro cho NĐT ở chỗ: khớp lệnh liên tục là giao dịch trên cơ sở khớp liên tục các lệnh mua - bán chứng khoán ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch, không phải chờ đến thời điểm định kỳ như kiểu khớp lệnh định kỳ. Đến đây, rủi ro cho NĐT có thể xuất hiện theo hai cách: hoặc rủi ro vì lệnh mua - bán của họ bị nhập vào hệ thống chậm hơn so với các NĐT khác có lệnh tương tự nên không thực hiện được sớm hoặc hết các lệnh đã đặt; hoặc rủi ro vì họ buộc phải mua - bán bằng hết các chứng khoán đã đặt lệnh theo mức giá thị trường thời điểm hiện hành cao (khi mua vào) hoặc thấp hơn (khi bán ra) so với mức lệnh đã đặt.

Ngoài ra, các NĐT còn chịu các rủi ro liên quan đến các chính sách của Chính phủ, như: chính sách hai giá trong phát hành cổ phiếu (giảm giá từ 20-40% cho các NĐT chiến lược hoặc cán bộ, công nhân viên của công ty CPH lần đầu); những thay đổi trong chính sách tỷ giá, lạm phát, tỷ lệ nắm giữ cổ phần trong công ty cổ phần của các NĐT chiến lược, các NĐT nước ngoài; chính sách xuất nhập khẩu, độc quyền hoặc các quan hệ quốc tế song phương, đa phương. Tại quyết định số 128/2007/QĐ-TTg ngày 02/08/2007 của thủ tướng chính phủ ”Về việc phê duyệt Đề án phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020” củng chỉ nêu ” Phát triển các loại chứng khoán phái sinh như: quyền chọn mua, quyền chọn bán chứng khoán; hợp đồng tương lai; hợp đồng kỳ hạn; các sản phẩm liên kết (chứng khoán - bảo hiểm, chứng khoán - tín dụng, tiết kiệm - chứng khoán..); các sản phẩm từ chứng khoán hoá tài sản và các khoản nợ..” một cách chung chung mà chưa có kế hoạch cũng như hướng dẫn cụ thể. Để đáp ứng được các yêu cầu pháp lý khi triển khai ứng dụng giao dịch quyền chọn chứng khoán thì Việt Nam cần phải xây dựng được luật chứng khoán phái sinh trong đó quy định chi tiết nguyên tắc và tổ chức hoạt động của thị trường này, đảm bảo được tính hiệu quả, công bằng, lành mạnh, bảo vệ được quyền lợi chính đáng của NĐT, dung hòa lợi ích của tất cả những chủ thể tham gia thị trường.

Ngày 18/04/2007 Bộ Tài Chính đã có Thông tư số 38/2007/TT-BTC hướng dẫn về việc công bố thông tin trên TTCK trong đó có các quy định khá cụ thể về đối tượng được công bố thông tin, yêu cầu về tính chính xác của nội dung thông tin được công bố, phương tiện và hình thức công bố thông tin, quy định cụ thể về việc công bố thông tin định kỳ về báo cáo tài chính của các CTĐC và tổ chức niêm yết, quy định cụ thể về xử lý vi phạm trong vấn đề công bố thông tin. Một trong những nội dung chính sửa đổi được quan tâm nhất tại Thông tư số 09/2010/TT-BTC là các quy định về công bố thông tin của CTĐC và tổ chức niêm yết nhằm tăng cường tính minh bạch của thị trường, bảo vệ tốt hơn quyền lợi của NĐT cụ thể như sau: ” So với Thông tư 38, đối tượng công bố thông tin tại Thông tư 09 được bổ sung ‘tổ chức đăng ký giao dịch’, do đó bao gồm CTĐC, tổ chức phát hành thực hiện chào bán trái phiếu ra công chúng, tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch,.

Bảng 2.2: Quy mô cổ phiếu niêm yết từ 2007-2009
Bảng 2.2: Quy mô cổ phiếu niêm yết từ 2007-2009

Đánh giá các điều kiện ra đời và phát triển quyền chọn chứng khoán tại Việt Nam

Mở cửa thị trường vào không gian WTO, áp dụng các luật chơi chung với quốc tế, lãi suất đã được tự do hoá; lộ trình tự do hoá tài chính đã đi qua rất nhiều bước và trên thực tế, các luồng vốn đã tương đối tự do chảy vào và chảy ra khỏi Việt Nam cả trực tiếp và gián tiếp với qui mô, tần suất ngày càng lớn; chính sách tỷ giá cũng từng bước linh hoạt theo tín hiệu thị trường. Những bối cảnh trên đã, đang là những nhân tố khách quan thúc đẩy các bên tham gia TTTCViệt Nam phải đổi mới tư duy, nhận thức về vai trò của thị trường phái sinh nói chung và thị trường quyền chọn chứng khoán nói riêng trong công tác phòng ngừa rủi ro của mình. Hiện nay, các thị trường toàn cầu nói chung và thị trường Việt Nam nói riêng, mọi người đều lo ngại về vấn đề quản lý rủi ro, và đây cũng là thời điểm tốt để một TTCK non trẻ, với nhiều biến động về giá trong thời gian qua như Việt Nam có thể xem xét đến việc áp dụng những hình thức giao dịch quyền chọn này.

Trong thời gian qua TTCK Việt Nam đã sụt giảm nghiêm trọng khiến nhiều NĐT thua lỗ nặng, vỡ vậy cỏc chủ thể tham gia TTCK đó ngày càng nhận thức rừ về việc phải nâng cao vấn đề quản lý rủi ro, về lợi ích của các công cụ phái sinh nói chung, quyền chọn nói riêng và sẵn sàng đón nhận đón nhận sự ra đời của một thị trường quyền chọn hỗ trợ cho việc kinh doanh cũng như đầu tư của riêng mình. Đối với nghiệp vụ quyền chọn, việc trang bị hệ thống kỹ thuật công nghệ càng phức tạp và tốn kém hơn, đặc biệt là khi muốn kết nối với sàn giao dịch quyền chọn tập trung sau này, nếu DN không tính toán kỹ, có thể gây ra thua lỗ lớn. Chúng ta chỉ tổ chức các buổi hội thảo khuyến khích các NĐT chứng khoán áp dụng các công cụ quyền chọn để tự bảo vệ mình, nhưng hầu như chưa tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu về quyền chọn và phòng ngừa rủi ro đến các DN và NĐT.

Trình độ của các NĐT cũng còn nhiều hạn chế, việc thiếu hiểu biết về quyền chọn và khả năng phân tích sẽ gây ra rất nhiều khó khăn và rủi ro khi sử dụng của các NĐT, khi nhiều nhà đẩu tư gặp rủi ro thì có thể gây ra những bất ổn cho thị trường.