Đặc điểm thơ ca dân tộc Tày sau 1945

MỤC LỤC

Văn hóa dân tộc Tày

Trong cuộc sống đời thường, ảnh hưởng của Phật giáo thể hiện ở quan niệm “ở hiền gặp lành”, con người sống yêu thương nhau, làm điều thiện, hầu như không đánh mắng con cái trong gia đình, không làm điều thất đức, làm phúc cho thiên hạ thì không nghĩ đến sự trả ơn… Ảnh hưởng của Nho giáo thể hiện ở quan niệm về tôn ty trật tự trong gia đình, về vai trò người con trai, người bố trong gia đình, tục ứng xử trong gia đình, dòng họ… Ảnh hưởng của Đạo giáo thể hiện ở các tục lệ cúng bái, chữa bệnh, ở việc bói toán, xem tướng số, và việc hành nghề của một số thầy cúng…. Tháng giêng có lễ Tết Nguyên đán và Hội xuống đồng; tháng hai hội núi; tháng ba có lễ tảo mộ (thanh minh); tháng tư có lễ và hội hát đình; tháng năm, tháng sáu có lễ cúng thần nông, giết sâu bọ; tháng bảy có lễ Tết Rằm tháng bảy (Bươn chiêng xo ất, bươn chất líp slí - Tháng Giêng ngày mùng một, tháng Bảy ngày mười bốn); tháng chín và tháng mười có lễ mừng cơm mới, làm cốm… Đặc biệt, người Tày có lễ hội Nàng Hai (Nàng Trăng) được tổ chức sau Tết Đắp Nọi kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch để cầu mùa của người Tày Cao Bằng.

Đội ngũ nhà thơ dân tộc Tày từ 1945 đến nay 1. Trước 1945

Thế hệ thứ ba, thơ Tày có một đội ngũ nhà thơ dân tộc thiểu số vững về tay nghề và có những đóng góp tích cực cho văn học nghệ thuật nước nhà: thứ nhất là nhóm những nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến và còn sung sức cho đến hiện tại, thứ hai là những nhà thơ xuất hiện sau khi hòa bình lập lại, tuổi đời còn rất trẻ nhưng đã có những dấu ấn đáng ghi nhận trong dòng chảy chung của thơ ca dân tộc như: Triệu Thị Mai, Hoàng Thị Diệu Tuyết, Ma Phương Tân, Lương Định, Nông Thị Ngọc Hòa, Đoàn. Giai đoạn hiện tại của thơ Tày, những tác giả còn rất trẻ nhưng đã thể hiện một xu hướng sỏng tỏc rừ rệt, hỡnh thành cho mỡnh một phong cỏch riờng, bỏo hiệu những dấu hiệu tốt như Dương Khâu Luông, Nông Thị Tô Hường… Điểm nổi bật được chú ý trong thơ Dương Khâu Luông với 4 tập Gọi bò về chuồng (2003), Dám kha cần ngám điếp (Bước chân người đang yêu, 2005), Bắt cá ở sông quê (2006), Co nghịu hưa cần (Cây gạo giúp người, 2008) là khả năng tạo dựng những bức tranh sinh động, cảnh vật, con người luôn hiện ra tươi mới, sống động như được tắm gội trong suối nguồn mát trong của hồ Ba Bể.

Hai giai đoạn phát triển của thơ dân tộc Tày sau 1945

Những nhà thơ “từ quần chúng mà ra” nên thơ họ vừa đậm chất núi rừng mộc mạc, vừa giản dị gần gũi như chính cuộc sống và chiến đấu hàng ngày: Hương chè em theo gió xuân đi/ Hoa chiến thắng nở ngát bay về/ Rạo rực lòng ta hai miền vẫy gọi/ Chiến công dậy biếc những đồi quê (Buổi sớm trên đồi chè - Ma Trường Nguyên, 1972). Theo Lâm Tiến, nhiều tác giả phát hiện ra cái thần, cái hồn của dân tộc qua tháp Chàm uy nghi, cổ kính, rêu phong (Inrasara), qua cái hình hài sần sùi và thô tháp (Y Phương), qua cái chiều biên giới lộng lẫy và cao sâu (Lò Ngân Sủn), qua cái phố huyện đơn côi và hoang vắng (Dương Thuấn), qua vẻ đẹp huyền ảo và kiêu sa của Đà Lạt (Triệu Lam Châu).

Đời sống và tâm thế con người dân tộc Tày 1. Quê hương

Mặc dù giao tiếp văn hóa như là một đặc tính cố hữu của con người, của các cộng động người, nó xuất hiện cùng với con người và xã hội loài người và tồn tại dưới nhiều sắc thái và trình độ khác nhau (Ngô Đức Thịnh) nhưng không phải ngẫu nhiên mà thơ của các nhà thơ dân tộc Tày bên cạnh những tác phẩm viết về sự hòa nhập văn hóa nơi đồng bằng, thị thành là việc xuất hiện nhiều phong tục tập quán, nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống và nhiều địa danh quê hương mình như: hồ Ba Bể, động Puông, rừng Phja Bjoóc, Phủ Thông, Đèo Giàng, Đèo Gió, sông Năng, làng Hiếu Lễ, sông Hiến, Sa Pa. Trong thơ dân tộc Tày, người mẹ được so sánh với những hình ảnh giản dị: Mẹ còng lưng như lúa, Mẹ như bó đuốc/ Cháy hết rồi/ Nay phải về trời; Ngày ngày/ Mẹ tôi cặm cụi cấy trồng/ Toàn thân cúi xuống như khung cửa… Thơ Y Phương, hình ảnh mẹ gắn bó chặt chẽ với đá: - Mẹ mừng ngây như đá; Nhớ mẹ quá thì ngồi lên đá; Nỗi đau/ Hơn trời sập/ Hơn đá lở/ Đau không thành tiếng/ Buốt không thành lời… Người mẹ trong thơ Mai Liễu lại gắn với hình ảnh suối nguồn như một biểu tượng vĩnh cửu cho sự sống: Tình mẹ vẫn đầy như nguồn ấy/ Thỏa thuê ta vục buổi hè oi (Mưa chiều).

Sự đan xen thể loại

Kết cấu 5 phần của trường ca theo một mạch truyện đảm bảo trật tự tuyến tính: Bình yên, Giông bão, Cỏ thức, Nảy lộc, Về nguồn, bắt đầu từ những tháng ngày êm ấm của hai vợ chồng anh Bằng, rồi tai họa ập đến, người vợ quyên sinh; anh Bằng đi theo cách mạng làm đội viên Tuyên truyền Giải phóng quân, lấy một người bạn gái cùng chiến đấu; cuối cùng là sự khát khao quay trở lại quê hương “Thèm về thăm bản/ Mong tìm lại những ngày đi hát lượn/ Tìm những lời gửi gió giữ ngày xưa”. Trong những trường ca của dân tộc Tày, có tác giả kết cấu dựa vào một cốt truyện cụ thể (có thực hoặc hư cấu) như trường hợp Mát xanh rừng cọ của Ma Trường Nguyên, Nước hồ mãi trong xanh của Nông Thị Ngọc Hòa, có tác giả lại triển khai trên một hệ thống sự kiện (xoay quanh một nhân vật chính) như Chín tháng và Đò trăng của Y Phương, Mười bảy khúc đảo ca của Dương Thuấn.

Sự đa dạng của ngôn ngữ và giọng điệu thơ 1. Ngôn ngữ

Thế hệ thứ hai và thứ ba có thể kể đến những tác giả sáng tác bằng tiếng Tày như: Y Phương, Dương Thuấn, Ma Trường Nguyên, Hoàng Kim Dung, Dương Khâu Luông, Nông Thị Tô Hường… với những tập thơ được đánh giá cao: Lục pjạ hết lúa, Trăng Mã Pí lèng, Slíp nhỉ tua khoăn của Dương Thuấn, Thất tàng lồm - Ngược gió của Y Phương, Cằm bâư ngản rọong tói -. Tiếng lá rừng gọi đôi của Ma Trường Nguyên, Co nghịu hưa cần - Cây gạo giúp người, Dám kha cần ngám điếp - Bước chân người đang yêu của Dương Khâu Luông, Tềnh pù - Trên núi của Nông Thị Tô Hường… Bắt đầu từ những năm đầu của thế kỷ XXI trở đi, thơ dân tộc Tày có sự khởi sắc trở lại khi các nhà thơ chú ý nhiều đến vấn đề gìn giữ lời ăn tiếng nói của cộng đồng người Tày khi văn hóa có sự hòa nhập ngày một cao.

Một số biểu tượng thơ tiêu biểu 1. Biểu tượng thơ

Nguồn gốc hệ thống biểu tượng dân tộc Tày được hình thành từ bốn nguyên nhân chủ yếu sau: xuất phát từ các phong tục, tập quán, tín ngưỡng dân gian xa xưa (Mẹ Hoa, Nàng Hai, bếp lửa, hoa Phặc Phiền…); những biểu tượng xuất phát từ trong các sáng tác dân gian cũng như các tác phẩm thành văn nổi tiếng (Tài Ngào, Ngưu Lang - Chức Nữ, Tư Mã - Văn Quân, Bá Nha - Tử Kỳ…); biểu tượng xuất phát từ đời sống văn hóa tinh thần (cây đàn tính, hát then, chiếc khăn, chiếc cầu…); biểu tượng bắt nguồn từ những hình ảnh gắn bó với cuộc sống hàng ngày (đá, cây lúa, con ngựa, áo chàm, ngọn đèn…). Chuyện cây lúa khắc hoạ thế giới của những cây lúa như một dân tộc, cộng đồng người ấy có sự san sẻ và “ảnh hưởng” lẫn nhau: Lúa nếp cùng với lúa tẻ/ Lả lơi trong gió nô đùa… để cuối cùng Bưng đĩa xôi mới trên tay/ Mẹ bảo nếp này cứng quá… Đó là hình ảnh của những con người, không còn là sự vật vô tri vô giác, ăn hết mặt trời, uống cạn ánh trăng/ Gom nhựa đất ủ vào mình làm hạt/ Sóng lúa vàng như giát/ Như nắng hồng ấm áp/ Bông lúa to đuôi ngựa/ Khúc khích cười… Lúa mang vẻ đẹp, có linh hồn, như một thực thể sống động: Dẫu khó nghèo thì đó vẫn quê tôi/.

Thơ Nông Quốc Chấn - sự kết hợp truyền thống và tinh thần thời đại Núi Hoa (Phja Bjoóc) là một trong những biểu tượng đẹp, trở đi trở lại trong

Chúng tôi lựa chọn nghiên cứu ba phong cách thơ Nông Quốc Chấn, Y Phương, Dương Thuấn, thứ nhất vì đó là những tác giả đạt được thành tựu tiêu biểu, nổi trội; sức viết bền bỉ và những đổi mới không ngừng trên hành trình sáng tạo; thứ hai, bởi lẽ “các tác giả văn học lớn là những nhà tư tưởng, là người báo hiệu, mở đường cho một thời đại” [52, tr. Tuy có những đặc điểm chung như thế nhưng khi nghiên cứu và tìm hiểu ba phong cách thơ Nông Quốc Chấn, Y Phương, Dương Thuấn, chúng tôi không đặt ra tham vọng giải quyết tất cả những nét hay, những thành công trong sáng tác của họ mà chỉ là đặc trưng riêng của từng tác giả trong một nền thơ giàu có, bởi sự rập khuôn sẽ dẫn đến xòa nhòa mọi nét độc đáo làm nên gương mặt riêng từng tác giả.

Thơ Y Phương – giàu chất trí tuệ

Người phụ nữ trong thơ Y Phương mang những nét đẹp quen thuộc, là những gì gần gụi nhất, cơn mưa rào, ngọn lửa, gà gáy, quả ớt, cơm trong nồi… nhưng ý nghĩa mà nhà thơ muốn nhấn mạnh lại là: Có em về/ Anh mất dần thói xấu/ Biết ăn năn trước lúc bình minh… Trong những bài Phố xưa, Lá vàng bay lại bay, Ngọn đèn đường mùa đông, Nón mùa thu, Người dưng… Y Phương thể hiện sự tinh tế trong nhịp điệu, ngôn ngữ gợi hình rất đậm: Hiu hiu gió rồi/ Tôi lại nhớ một người/ Ngày ấy/ Tóc đuôi sam/ Vắt dài/ Trời ngát xanh/ Rừng ngát thơm/ Con đường bỗng dưng quanh/. Có nhà nghiên cứu đã chia văn học dân tộc thiểu số Việt Nam thành hai xu hướng phát triển, đậm - nhạt của từng xu hướng có lúc khác nhau; xu hướng thứ nhất là ra đi tìm sự đổi mới, đổi thay để tiếp cận gần hơn với cuộc sống nhiều biến động (thường thiên về thời kỳ cách mạng); và xu hướng thứ hai là sự trở về nguồn, tìm lại bản sắc chính mình, lưu giữ văn hóa bản làng, xứ sở và khẳng định bản lĩnh của chính dân tộc mình.

Thơ Dương Thuấn - khát vọng hướng về nguồn cội

Không thể hình dung về thế giới thơ Dương Thuấn mà lại thiếu đi những bà mẹ xứ mây, em bé xứ mây, điệu lượn nàng ơi, những phong tục, sinh hoạt, những thảo nguyên rực rỡ nắng vàng, hồ Ba Bể, dòng sông Năng, những ngọn núi… Ở đó, sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên đến nhòe ranh giới, ấy là nơi để con người có thể bộc bạch mình một cách chân thành nhất trong thiên nhiên đẹp tươi vô tận. Người đọc sẽ thấy trân trọng những tình cảm vừa bền bỉ, vừa thiết tha gắn bó, dù xa xôi bao lâu, bao nhiêu đoạn đường, tình yêu ấy cũng không dễ gì phai nhạt, thậm chí nó còn da diết hơn: Đi một ngày/ Thương người con gái sang sông/ Đi hai ngày/ Thương bầy trẻ mò sông/ Càng đi càng nhớ mong/ Càng yêu một người con gái… Trong thơ Dương Thuấn, hình ảnh người phụ nữ hiện lên đằm thắm, đôn hậu, gần gũi và qua đó thể hiện những trân trọng, ưu ái đặc biệt của nhà thơ.