MỤC LỤC
Ngân hàng xác định mục đích cho vay đầu tư phát triển theo kế hoạch nhà nước nhằm phát triển kinh tế từng ngành, từng địa phương để đi lên cùng với sự tăng trưởng chung của đất nước, thực hiện công cuộc CNH, HĐH đất nước, đưa nước ta nhanh chóng hội nhập một cách toàn diện với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới. * Năm 2000, nền kinh tế của đất nước còn nhiều khó khăn hoạt động tín dụng trong ngành ngân hàng nói chung chậm lại, nhiều vụ bê bối kinh tế liên quan đến tín dụng ngân hàng xảy ra làm xuất hiện tình trạng co cụm tín dụng, nhưng tại NHĐT&PT vẫn đạt sự tăng trưởng. Cơ cấu tín dụng được giữ vững thể hiện tính đặc thù của Ngân hàng đầu tư và phát triển, tập trung ưu tiên cho các chương trình trọng điểm của nhà nước nh ư điện, xi măng, dầu khí, đánh bắt cá xa bờ chiếm tỉ trọng 80% trong doanh số cho vay trong năm là 1800tỷ đồng.
Từ đầu năm 2000 HĐQT đã ra nghị quyết để chủ động triển khai thực hiện tốt kế hoạch tín dụng đầu tư trong năm Ngân hàng đã ứng hàng trăm tỉ đồng cho một số dự án chuyển tiếp góp phần để đưa nhanh chóng công trình vào sản xuất sử dụng. Ngân hàng hỗ trợ cho các dự án có hiệu quả, có khả năng trả nợ vay, kế hoạch bố trí không đủ vốn hoặc chưa được ghi kế hoạch, và cũng đã hỗ trợ tạm thời ngân sách địa phương để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư các dự án của tỉnh, khắc phục hậu quả cơn bão số 5. Năm 2001: Tình hình kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn, thiên tai, hạn hán bão lũ ..đã gây ra không ít những thiệt hại về người và của, đặc biệt ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông nam Á đã gây tác động xấu đối với sự phát triển kinh tế nứơc ta, Đảng và Nhà nước đã thay đổi chỉ tiêu tăng trưởng GDP xuống còn 5-6% để phù hợp với tình hình và cụ thể là GDP năm 2001 tăng trưởng 5,6% so với năm 2000.
NHĐT&PT Việt Nam đã đề ra phương hướng và các giải pháp hoạt động của Ngân hàng trong năm 2001 là: tiếp tục phát huy nội lực và truyền thống , với trách nhiệm nỗ lực cao nhất phục vụ cho đầu tư phát triển theo định hướng của Nhà nước. (Nguồn: Báo cáo tín dụng của NHĐT&PTVN các năm 1999-2001) Qua bảng trên cho ta thấy dư nợ cho vay đối với thành phần kinh tế quốc doanh luôn chiếm tỉ lệ cao trong dư nợ cho vay các loại, kể cả tín dụng ngắn hạn và tín dụng trung dài hạn, và tăng trưởng qua các năm. Điều này càng khẳng định thêm thế mạnh của NHĐT &PT Việt nam là cho vay trung dài hạn phục vụ đầu tư phát triển trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, tức là ngân hàng đã thực hiện tốt chính sách tín dụng, chính sách khách hàng, ngân hàng chủ động tìm kiếm khách hàng , dự án và thẩm đinh, phân tích cho vay.
Vậy là chất lượng tín dụng nói chung, tín dụng trung dài hạn nói riêng, mặc dù đã được ngân hàng cải thiện, nâng cao qua các năm, nhưng mức độ giảm tỉ lệ nợ qúa hạn vẫn còn nhỏ, nợ quá hạn chiếm 2,18% dư nợ cho vay và nợ quá hạn tín dụng trung dài hạn chiếm 1,98 dư nợ cho vay trung dài hạn. Mặc dù tỉ lệ này nhỏ, nhưng nếu giảm đi được nữa thì vẫn tốt hơn đối với ngân hàng, vì những khoản nợ khó đòi này rủi ro tín dụng cao, chất lượng kém, việc đòi nợ đối với những khoản vay này rất khó khăn và tổn thất có thể xảy ra. Tóm lại, hoạt động của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt nam đã đạt được kết quả đáng khích lệ qua từng năm, tổng tài sản tăng trưởng qua các năm, hoạt động tín dụng đảm bảo an toàn, chất lượng và hiệu quả, trong đó hoạt động tín dụng trong dài hạn luôn chiếm tỉ lệ cao trong tổng dư nợ, chất lượng tín dụng đã được nâng cao dần, khẳng định vị thể của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam.
Tín dụng trung dài hạn nhằm cung ứng vốn cho các doanh nghiệp có tiềm năng mở rộng phát triển sản xuất mà thiếu vốn cần vay vốn để đầu tư mở rộng sản xuất trong thời gian ngắn mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất là trong giai đoạn hiện nay các doanh nghiệp đang cần đổi mới thiết bị công nghệ, thì hình thức tín dụng trung dài hạn là một giải pháp đúng đắn để chuyển hoạt động của các đơn vị kinh tế quốc doanh từ cơ chế quan liêu bao cấp sang cơ chế hạch toán kinh doanh, góp phần tháo gỡ khó khăn, thực sự trao quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh cho các đơn vị kinh tế. Ngân hàng ĐT&PT Việt nam đã thực sự trở thành bạn hàng của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, với chính sách khách hàng: ngân hàng xác định mọi hoạt động của ngân hàng khởi đầu từ khách hàng, lấy hiệu quả sản xuất kinh doanh làm mục tiêu hoạt động của mình. Ngân hàng đã lựa chọn được những cán bộ đủ đức, đủ tài, nhiệt tình công tác vào những công trình trọng điểm, những khó khăn, tạo điều kiện giúp khách hàng, tư vấn cho doanh nghiệp trong thời gian ngắn nhất để đưa các công trình vào sản xuất kinh doanh có hiệu quả mang lại lợi ích cho cả hai bên, ngân hàng và khách hàng.
Ngân hàng coi chính sách nguồn vốn là một trong các chính sách quan trọng quyết định sự thành công của ngân hàng, tạo vốn là khâu mở đường cho mọi hoạt động kinh doanh nên đã nỗ lực tạo một mặt bằng vốn vững chắc, ngày càng tăng trưởng kể cả VNĐ và ngoại tệ. Ngân hàng thực hiện đa dạng hoá nguồn vốn bằng việc đa dạng hoá các hình thức, biện pháp và các kênh huy động vốn trong và ngoài nước, chú trọng tăng tỷ trọng vốn trung dài hạn thông qua việc phát hành kỳ phiếu , trái phiếu, tăng tiền gửi và tiền tiết kiệm dài hạn trong dân cư, khai thác nhiều nguồn tài trợ trung dài hạn của các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế phục vụ cho đầu tư phát triển. Trong năm 2001 vừa qua, Ngân hàng giữ vững và phát huy tốt vai trò chủ đạo trong đầu tư phát triển, chủ động khai thác vốn, tập trung vốn đầu tư cho các dự án trọng điểm của nhà nước, lựa chọn các dự án khả thi hiệu quả để đầu tư, đối với những dự án đầu ư mà đang gặp khó khăn, Ngân hàng đã có những biện pháp tháo gỡ xử lý cụ thể, đồng thời có đề xuất với chủ dự án, cơ quan chủ quản các cấp để giải quyết.
Từng bước tạo lập nền tảng trên tất cả các lĩnh vực (nguồn vốn tín dụng, dịch vụ và công nghệ, quản trị điều hành) tạo thế và lực mới để NHĐT&PT tới xu thế quốc tế và hội nhập, theo yêu cầu và tiêu chuẩn của một ngân hàng hiện đại, góp phần phát triển kinh tế đất nước. Những định hướng chính sách đề ra chưa triển khai được còn nhiều bất cập, các hình thức tín dụng còn nghèo nàn, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh một số chi nhánh còn bỏ ngỏ, chưa được ngân hàng khai thác đầu tư, chưa kết hợp chặt chẽ giữa tín dụng với các dịch vụ ngân hàng. Trong điều kiện tiềm ẩn rủi ro tín dụng vẫn còn lớn, đặc biệt trong tín dụng đầu tư phát triển, chất lượng công tác thẩm định dự án, phân tích tài chính doanh nghiệp còn hạn chế so với yêu so với yêu cầu nhằm khi cho vay giảm được rủi ro ở mức thấp nhất đảm bảo an toàn tín dụng.
Ngân hàng cho vay theo kế hoạch Nhà nước hàng năm theo chỉ định của Chính phủ, nên tính chủ động của Ngân hàng trong việc quyết định cho vay còn phị thuộc, nhiều khoản vay có hiệu quả kinh tế chưa cao, doanh nghiệp sản suất kinh doanh còn thua lỗ, Ngân hàng không thu được nợ làm tăng nợ quá hạn đối với Ngân hàng.