MỤC LỤC
- Khi quyết định cấp tín dụng cho một dự án lớn phải được thực hiện theo chế độ tập thể (nhiều thành viên cùng tham gia quyết định cho vay thông qua nhiều mức xét duyệt và biểu quyết hoạt động của hội đồng tín dụng), bảo đảm tính khách quan. Hình thức: Việc quản lý rủi ro tín dụng được thực hiện dưới các hình thức - Các quy chế, Quyết định, Quy định do Chủ tịch Hội đồng Quản trị hoặc Tổng Giám đốc ban hành. + Giới hạn tín dụng của một khách hàng là Tổng mức dư nợ tín dụng tối đa mà NH TMCP NT Việt Nam chấp nhận giao dịch đối với khách hàng đó trong một thời kỳ (1 năm).
+ Giám đốc chi nhánh: được quyền chủ động quyết định cho vay, thẩm quyền cao nhất là 60 tỷ đồng, thấp nhất là 20 tỷ đồng đối với từng lần cho vay dự án đầu tư và mở L/C, bảo lãnh miễn ký quỹ. Tổng Giám đốc khống chế mức dư nợ tín dụng tối đa quy VNĐ đối với từng chi nhánh căn cứ vào tình hình kinh tế, xã hội tại địa bàn và năng lực quản lý rủi ro tại chi nhánh. Tuỳ tình hình thực tế tại từng thời điểm và trên cơ sở đánh giá những biến động đột ngột có tác động xấu đến công tác quản lý rủi ro tín dụng, Tổng Giám đốc có thể ban hành văn hành văn bản giới hạn, ngừng cho vay mới, hoặc áp dụng các kỹ thuật giảm dư nợ đối với một nhóm khách hàng, mặt hàng/lĩnh vực đầu tư.
Hoạt động tín dụng là hoạt động lớn nhất của bất kỳ ngân hàng nào, đây là hoạt động mang lại lợi nhuận cao nhất nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Có rất nhiều doanh nghiệp đã không thể trả nợ đúng hạn, nợ quá hạn tập trung chủ yếu ở các đơn vị thuộc Tổng công ty cầu Thăng Long vay từ năm 2006 trở về trước. Họ có nhiều phương án để có thể có vốn trả nợ ngân hàng nhưng để có được khoản vốn đó thì chi phí còn lớn hơn chi phí lãi phạt do đó họ đã chấp nhận chịu mức lãi suất phạt thay vì thực hiện phương án khác.
Năm 2006 Chi nhánh đã thành lập ban xử lý nợ tồn đọng và tích cực đôn đốc trả nợ cũng như áp dụng các biện pháp xử lý tài sản thế chấp nhưng trong năm vẫn thu hồi không được nhiều. Mặt khác từ năm 2005 Chi nhánh thực hiện phân loại nợ theo quy định mới của Ngân Hàng Nhà Nước, trong đó nợ quá hạn còn bao gồm cả những khoản nợ cơ cấu lại kỳ hạn và nợ tiềm ẩn rủi ro. Điều này là do các khoản nợ trung dài hạn chưa đến hạn thu nợ và trong tương lai mới bộc lộ rủi ro, và các khoản nợ ngắn hạn có thời gian vay vốn ngắn nên các doanh nghiệp thường chưa thu hồi kịp vốn để trả nợ đúng hạn, các khoản nợ này thường chỉ quá hạn tạm thời và khả năng thu hồi vốn cao.
Đây luôn là nhóm nợ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nợ quá hạn những năm qua của Chi nhánh, nó tập trung chủ yếu ở nợ quá hạn của các DNNQD và một phần nhỏ thuộc các hộ sản xuất cá thể. Để có được điều này, Chi nhánh đã có những bước đi táo bạo là thay vì chuyển nợ quá hạn, Chi nhánh đã gia hạn nợ và tiếp tục cho một số doanh nghiệp vay thêm để phục hồi sản xuất và rất nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng làm ăn có lãi trở lại và trả nợ được cho ngân hàng. “Dự phòng rủi ro” là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết.
+ Dự phòng chung là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính của các tổ chức tín dụng khi chất lượng các khoản nợ suy giảm.
Thứ nhất, nợ quá hạn có xu hướng ngày càng tăng: mặc dù chưa vượt mức kiểm soát của NH TMCP NT Việt Nam. Tuy nhiên tỷ lệ này chưa phản ánh thực sự những khoản nợ xấu còn tiềm ẩn. Thứ hai, chất lượng và hiệu quả các khoản tín dụng chưa cao: Trong cơ cấu cho vay của Chi nhánh, tỷ trọng cho vay có tài sản đảm bảo chỉ chiếm lớn nhất là 39% (Năm 2007), còn lại là cho vay không có tài sản đảm bảo, đây là khoản tín dụng tiềm ẩn rủi ro lớn.
Để đạt được điều này, đôi khi Ngân hàng đã xem nhẹ những tiêu chuẩn cấp tín dụng, chấp nhận rủi ro cao hơn và cho vay đối với khoản vay không đủ tiêu chuẩn an toàn. Trình độ của cán bộ nhân viên là vô cùng quan trọng, nhận thức được điều này, ngân hàng đã hết sức quan tâm tới công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ, nhân viên ở trong và ngoài nước. Hiện nay hoạt động cho vay bảo lãnh, ký quỹ mở L/C của chi nhánh chiếm tỷ trọng khá lớn trong hoạt động tín dụng, đối tượng khách hàng thường là các doanh nghiệp XNK trong nước tham gia các hoạt động thương mại với đối tác nước ngoài vì vậy nếu xảy ra tranh chấp quốc tế thì ta thường bị thiệt do chưa nắm vững điều luật quốc tế.
Điều này dẫn đến việc ngân hàng có thể ra những quyết định sai lầm như: khách hàng vay tiền bằng tài sản thế chấp mà tài sản này đã được khách hàng thế chấp tại nhiều ngân hàng khác, khách hàng vay tiền và dùng vào mục đích để đảo nợ, trả nợ ngân hàng khác. Hoạt động kiểm tra nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng là hoạt động cần thiết, nhằm phát hiện do những sai phạm, rủi ro, đồng thời phát hiện những khiếm khuyết trong quy trình tín dụng, từ đó đề ra những giải pháp. Tuy nhiên, hiện nay, Phòng Kiểm tra nội bộ tại Chi nhánh với số lượng cán bộ hạn chế (chỉ gồm 1. trưởng phòng và 2 cán bộ), không thể bao quát hết toàn bộ hoạt động tín dụng của Chi nhánh.
Khâu thẩm định dự án đầu tư còn nhiều hạn chế, các chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp đều ở trạng thái tĩnh, chưa tính đến các biến số động, nên việc xét duyệt các dự án không lường trước được các biến động của thị trường. Chưa có phòng quản lý rủi ro: Hiện tại Phòng tín dụng của Chi nhánh chung cho cả ba bộ phận Quan hệ khách hàng, Quản lý rủi ro, Quản lý nợ mà chưa thành lập phòng chuyên trách Quản lý rủi ro riêng vì vậy công tác quản lý rủi ro chưa được thực sự được chuyên môn hoá. Báo cáo tài chính không minh bạch: khi thẩm định dự án cán bộ tín dụng phân tích và đánh giá khách hàng thông qua báo cáo tài chính của doanh nghiệp song những báo cáo này không được kiểm toán, do vậy độ chính xác không cao gây nhiều khó khăn cho cán bộ tín dụng trong việc phân tích khả năng trả nợ của khách hàng và đưa ra quyết định cho vay.
Sự không tôn trọng và thiếu hiểu biết về pháp luật của doanh nghiệp: Sự thiếu hiểu biết về pháp luật có thể đẩy doanh nghiệp tới trình trạng thua lỗ hoặc phá sản, không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Việc vay mượn giữa các doanh nghiệp không sòng phẳng, xảy ra tình trạng chiếm dụng vốn, thanh toán chậm hoặc không trả vốn giữa các doanh nghiệp với nhau, điều này ảnh hưởng tới kế hoạch trả nợ của doanh nghiệp đối với ngân hàng. Chi nhánh cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu vay là khá nhiều, khi tỷ giá ngoại tệ/VNĐ thay đổi sẽ ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đối với các doanh nghiệp, nếu ảnh hưởng là xấu thì doanh nghiệp sẽ bị thua lỗ dẫn đến không trả nợ đúng hạn cho ngân hàng làm phát sinh nợ quá hạn.
Hơn nữa, nếu doanh nghiệp quản lý nhân sự không tốt sẽ giảm hiệu quả và năng suất lao động, giảm khả năng cạnh tranh và doanh nghiệp khó có thể đứng vững, dễ lâm vào tình trạng hoạt động không hiệu quả, ngân hàng khó có thể thu hồi đủ nợ. Do tư cách và phẩm chất của một số khách hàng là không tốt: họ cố ý lừa đảo chiếm dụng vốn của ngân hàng, trường hợp này ngân hàng rất khó thu hồi được tiền cho vay.