MỤC LỤC
Đối với các khách hàng khác nhau sẽ áp dụng các mức lãi suất khác nhau, chẳng hạn như với các khách hàng truyền thống, làm ăn có uy tín luôn thanh toán sòng phẳng, hoặc những khách hàng lớn có xu hướng phát triển tốt trong tương lai mà Ngân hàng cần phải duy trì mối quan hệ, thì Ngân hàng cần áp dụng một mức lãi suất ưu đãi hơn, hoặc vẫn áp dụng những mức lãi suất chung, nhưng có những phần thưởng nhất định chẳng hạn như áp dụng một tỷ lệ chiết khấu nhất định khi khách hàng thanh toán nợ. Hiện nay, tiền gửi giao dịch, thanh toán thông qua tài khoản ở Ngân hàng của khách hàng được xem là nguồn huy động có chi phí thấp, ở các nước thị trường phát triển các Ngân hàng Thương mại phát hành thẻ giao dịch đẻ thanh toán cho khách hàng chẳng hạn như thẻ Master Card, thẻ rút tiền tự động..do đó toàn bộ tiền mặt giao dịch thường xuyên của khách hàng được thu hút vào Ngân hàng và bằng kỹ thuật của mình các Ngân hàng chế biến chúng thành các món tiền cho vay với kỳ hạn lớn hơn, do đó góp phần không nhỏ nâng cao lợi nhuận cho Ngân hàng. Thực tế hiện nay tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp được hưởng lãi 0,4 - 0,5% 1 tháng, liệu có thể nâng mức lãi suất tiền gửi loại này lên cao hơn một chút nhưng vẫn thấp hơn lãi suất tiền gửi loại có kỳ hạn 3 tháng (hiện nay khoảng từ 0,7% - 0,9%/tháng) để thu hút nhiều hơn, bởi lẽ hiện nay ở nhiều doanh nghiệp tồn tại lượng tiền mặt khá lớn đáp ứng cho nhu cầu thanh toán trong thời gian ngắn nhưng lại không dám gửi có kỳ hạn vào Ngân hàng vì họ sợ khi nhu cầu thanh toán phát sinh chưa đến kỳ hạn rút tiền, trong khi lãi suất tiền gửi thanh toán lại chưa đủ hấp dẫn (để bù đắp các chi phí giao dịch phát sinh) vì vậy nâng lãi suất loại này lên một chút có thể khuyến khích họ mạnh dạng hơn khi gửi vào Ngân hàng.
Bởi vậy, nếu Ngân hàng có thể mở rộng qui mô hoạt động của mình đồng thời với tiết kiệm chi phí hoạt động thì có thể hạ thấp lãi suất đầu ra mà vẫn duy trì mức thu nhập bình quân cũng như các qũi của mình hoặc nếu ngân hàng có nhiều khoản cho vay và đầu tư có qui mô lớn (tất nhiên phải bảo đảm qui định của Nhà nước là không được vượt quá 15% vốn tự có trên mỗi khoản cho vay) thì nó có thể giảm được chi phí hoạt động của mình là cơ sở để giảm lãi suất cho vay tăng, tính cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên trong những trường hợp đặc biệt khi mà các khoản cho vay có mức độ rủi ro cao hoặc chi phí phát sinh từ khoản cho vay đó cao hơn bình thường, hoặc khách hàng có thể sẵn sàng chấp nhận vay vốn Ngân hàng với mức lãi suất cao hơn so với trần lãi suất hiện hành, hoặc bất cứ một lý do nào khác đòi hỏi khách hàng phải chiụ một mức lãi suất cao hơn so với trần lãi suất qui định thì Ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng vay vốn trả lãi trước hoặc phải đặt cọc theo một tỷ lệ nhất định tại Ngân hàng. Chẳng hạn xét với bảng tổng kết tài sản của Ngân hàng A nói trên, giả sử khoảng thời gian tồn tại trung bình của những tài sản có của nó là 5 năm ( tức là thời gian sống trung bình của dòng thanh toán là 5 năm ) trong khi đó khoảng thời gian tồn tại trung bình của những tài sản nợ của nó là 3 năm với sự tăng thêm 5% lãi suất, giá trị thị trường của những tài sản có của Ngân hàng này giảm đi 25% ( =-5 năm x (-5%) và giá trị thị trường của những tài sản nợ này giảm sút 15% (=-5% x 3 năm).
Trong điều kiện môi trường kinh tế luôn thay đổi, rủi ro lãi suất luôn có nguy cơ tăng lên vì thế đã thúc đẩy việc sáng tạo ra những công cụ tài chính mới giúp cho các nhà kinh doanh nói chung và kinh doanh Ngân hàng nói riêng hạ thấp thiệt hại do rủi ro lãi suất, những công cụ chủ yếu mà các Ngân hàng thường sử dụng đó là: Thực hiện trao đổi lãi suất (Snap) sử dụng các hợp đồng tài chính có kỳ hạn (thị trường giao dịch có kỳ hạn), sử dụng các công cụ nợ lựa chọn (thị trường giao dịch chọn lựa các công cụ nợ). Để thực hiện được mục tiêu đó không có cách nào khác là thực thi một giải pháp mang tính đồng bộ từ việc hoàn thiện công tác quản trị điều hành, nâng cao chất lượng tín dụng đến việc hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng, tiến hành đào tạo lại đội ngũ cán bộ công nhân viên..Thực hiện điều này thời gian qua Ngân hàng Thương mại cổ phần quân đội đã từng bước hoàn thiện cơ cấu tổ chức tạo ra sự thống nhất đoàn kết cao trong nội bộ Ngân hàng từ công tác quản trị điều hành đên sự phối hợp hoạt động giữa các phòng ban, hàng năm Ngân hàng có tổ chức cho cán bộ công nhân viên đi học các lớp ngắn hạn nhằm không ngừng cập nhật kiến thức và nâng cao trình độ chuyên môn.
Không ngừng bổ túc và nâng cao hơn nữa trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho các cán bộ công nhân viên đặc biệt là những kiến thức để đáp ứng nhu cầu của thị trường phát triển trong tương lai như các nghiêp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán, đại lý phát hành, môi giới chứng khoán..Ngoài ra Ngân hàng cũng cần phải tiếp tục mở rộng các chi nhánh cũng như văn phòng đại diện, tăng cường hoạt động trên các phương tiện thông tin đại chúng để Ngân hàng tự giới thiệu về mình với khách hàng. Như vậy chúng ta thấy, trong khi việc quản lý lãi suất của NHNN đang được dần dần nới lỏng từng bước theo hướng tự do hoá nhằm tạo điều kiện cho các NHTM chủ động hơn trong việc đề ra các mức lãi suất cụ thể của mình thì việc lãi suất nợ quá hạn vẫn bị quy định một cách cững nhắc, mang tính áp đặt chủ quan là điều chưa hợp lý và đi ngược lại xu hướng tự do hóa lãi suất. Tuy nhiên áp dụng một mưc snợ lãi suất quá hạn chung cho mọi đối tượng là điều không phù hợp bởi lẽ chúng ta biết rằng, có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng nợ qua hạn của người vay, hơn nữa mưc sđộ thiệt hại do khách hàng không trả nợ đúng hạn đối với các Ngân hàng khác nhau thì khác nhau bởi vậy chỉ có bản thân các NHTM mới sbiết phải ứng xử nh cho phù hợp đối với các khoản nợ quá hạn trong từng trường hợp cụ thể.
Việc quy định trần lãi suất cho vay lãi suất trung, dài hạn cao hơn trần lãi suất cho vay ngắn hạn và lãi suất cho vay khu vực nông thôn cao hơn lãi suất cho vay khu vực thành thị là hoàn toàn hợp lý vì nó phù hợp với 2 nguyên tắc cơ bản trong tài chính đó là: " Một đô la hôm nay có giá trị hơn một đôla ngày mai và một đô la không có rủi ro có gía trị hơn một đô la rủi ro". Bởi vậy thay cho việc quy định mức lãi suất cứng nhắc, nên chăng Nhà nước áp dụng một biên độ trần lãi suất nhất định tương tự như quản lý ngoại tệ, NHNN không thả nổi lãi suất nhưng vẫn có thể quy định biên độ lãi suất trần nhằm giúp cho các NHTM chủ động hơn nữa trong việc định ra các mức lãi suất của riêng mình, vừa không bị động trong việc huy động và cho vay vừa không vi phạm chính sách lãi suất của NHNN. Trong khi trần lãi suất được liên tục điều chỉnh giảm buộc các ngân hàng thương mại phải giảm lãi suất huy động (mức trung bình cao nhất khoảng 9,5%/năm) điều này thực sự gây khó khăn cho các NHTM trong việc huy động vốn, mặt khác chênh lệch qua scao giữa 2 loại lãi suất này đa xtạo ra các kênh chu chuyển vốn lòng vòng, các NHTM có thể kiếm lời mà không cần qua con.