Chiến lược cạnh tranh và giải pháp nâng cao vị thế cạnh tranh của Công ty Cổ phần Dệt Việt Thắng

MỤC LỤC

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Cơ Sở Lý Luận

  • Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hoạch Định Chiến Lược 1. Môi trường bên ngoài (External Environment)
    • Các Phối Thức Cạnh Tranh 1. Cạnh tranh sản phẩm

      Mục Tiêu Của Tổ Chức ( Goal Of Organization). a) Mục tiêu ngắn hạn (Short-term Goal). Mục tiêu ngắn hạn là những mục tiêu trong vòng một năm, nếu những doanh nghiệp có những mục tiêu ngắn hạn đúng đắn, sẽ xác định thành công hay thất bại của một chiến lược. Các mục tiêu ngắn hạn thường có những đặc tính: có thể đo lường được, giới hạn cụ thể việc thời gian mục tiêu đưa ra phải có khả năng thực hiện được và bảo đảm đạt đến mục tiêu dài hạn cho chiến lược tổng thể của các công ty. b) Mục tiêu dài hạn (Long-term Goal). So với mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu dài hạn phải có tầm nhìn rộng hơn, với thời gian trên một năm trở lên, đặc điểm của mục tiêu dài hạn là: mục tiêu chiến lược bao gồm cả mục tiêu tài chính và phi tài chính tạo ra vị thế và thứ tự ưu tiên của từng SBU trong doanh nghiệp hay giữa các doanh nghiệp với nhau. Môi trường bên ngoài (External Environment). Là môi trường bao trùm lên tất cả các hoạt động trong tổ chức, ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến các tổ chức. Môi trường này có tác động lâu dài đến doanh nghiệp, các doanh nghiệp khó có thể kiểm soát được và phụ thuộc hoàn toàn vào nó. Mức độ tác động theo từng ngành, từng doanh nghiệp, sự thay đổi của môi trường này làm thay đổi cục diện của môi trường cạnh tranh và môi trường nội bộ. Môi trường này bao gồm các yếu tố: môi trường vi mô, các điều kiện kinh tế, chính trị, pháp luật, xã hội và công nghệ. a) Môi trường bên ngoài vĩ mô (Macro Environment). Là tất cả các hoạt động và chi tiêu về kinh tế của mỗi quốc gia như: GDP, lãi suất, lạm phát, thu nhập của người dân.v.v…Những thay đổi của môi trường này bao giờ cũng chứa đựng những cơ hội và đe doạ khác nhau đối với từng doanh nghiệp trong các ngành và ảnh hưởng đến chiến lược của doanh nghiệp. Môi trường chính trị pháp luật: Bao gồm hệ thống các quan điểm, đường lối chính sách của chính phủ, hệ thống pháp luật hiện hành, các xu hướng chính trị ngoại giao của chính phủ, các xu hướng này luôn chứa đựng những tín hiệu và mầm mống cho sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Để tận dụng những cơ hội và giảm thiểu những nguy cơ xấu nhất các doanh nghiệp cần phải nắm bắt kịp thời các quan điểm, những qui định, những ưu tiên, thậm chí cần phải thiết lập quan hệ tốt đẹp với chính quyền sở tại. Môi trường tự nhiên: Điều kiện tự nhiên bao gồm những đặc điểm như: vị trí địa lí, khí hậu, đất đai, là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng của nhiều ngành kinh tế đặc biệt là những ngành kinh tế nông nghiệp. Thiên nhiên ảnh hưởng đến đời sống con người, ảnh hưởng đến quyết định sản xuất kinh doanh, nhất là nông nghiệp. Thiên nhiên đã tạo ra chúng ta và cho chúng ta sự sống nhưng nó cũng chứa đựng những nguy cơ ảnh hưởng đến sự sống và ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến nông nghiệp. Môi trường công nghệ: Ngày nay, trước sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, con người cần phải nắm bắt được những thay đổi về tình hình công nghệ nhằm ứng dụng một cách có hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh, từ đó giảm được chi phí sản xuất cũng như nâng cao được chất lượng của sản phẩm. Nhờ đó, giá thành trên một sản phẩm sẽ giảm làm cho sản phẩm mang tính cạnh tranh cao trên thị trường. b) Môi trường cạnh tranh (Competitive Environment).

      Nguồn cung ứng: Là các nguồn nguyên vật liệu, tài chính và lao động có mối đe doạ cho các doanh nghiệp khi người cung ứng có thể khẳng định quyền lực của họ bằng các hình thức như: tăng giá hoặc làm giảm chất lượng sản phẩm dịch vụ mà họ cung ứng cho nên đây là vấn đề cần được quan tâm cho một chiến lược lâu dài của bất cứ doanh nghiệp nào. - Quảng cáo: Là một múi nhọn của chiêu thị cổ động, mục đích của quảng cáo là để thu hút sự chú ý của khách hàng, thuyết phục họ về những lợi ích, sự hấp dẫn của sản phẩm nhằm thay đổi hoặc củng cố thái độ và lòng tin tưởng của người tiêu thụ về sản phẩm của doanh nghiệp và làm tăng lòng ham muốn mua hàng của họ. - Tuyên truyền (publicity): Là việc sử dụng những phương tiện truyền thông đại chúng truyền thông về doanh nghiệp hoặc về sản phẩm. - Quan hệ công chúng: Là việc điều hành những chương trình hành động nhằm tranh thủ sự hiểu biết và chấp thuận của công chúng giành cho sản phẩm bằng cách sử dụng hàng loạt các kỹ thuật truyền thông để giao tiếp với nhiều đối tượng khác nhau. Các hình thức của quan hệ công chúng như: Hội nghị khách hàng, hội thảo, tặng quà, tài trợ cho các hoạt động văn nghệ thể thao…. Các Công Cụ Hoạch Định Chiến Lược a) Ma trận EFE (External Factor Evaluation). Ma trận này giúp chúng ta có thể tóm tắt và đánh giá tầm ảnh hưởng của các tác lực ngoại vi thuộc cả hai lĩnh vực vi mô lẫn vĩ vô đối với các hoạt động của doanh nghiệp. Hai yếu tố này kết hợp lại với nhau theo rất nhiều hướng cách khác nhau để tác động trực tiếp hoặc gián tiếp theo nhiều mức độ khác nhau tạo thành cơ hội hoặc nguy cơ đe dọa các hoạt động của doanh nghiệp. Ma trận IFE tóm tắt và đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu khác nhau của yếu tố chi phối hoạt động bên trong doanh nghiệp, đồng thời tạo cơ sở để xác định mối quan hệ giữa các yếu tố đó. c) Ma trận SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities and Threats).

      Ma trận SWOT bao gồm 4 yếu tố chính là những điểm mạnh (Strengths: nhứng ưu điểm, thế mạnh của công ty), điểm yếu (Weaknesses: những nhược điểm, yếu thế của công ty), cơ hội (Opportunities: những cơ hội, dịp may cho công ty), đe doạ (Threats: những rủi ro, nguy cơ cho công ty). Dựa trên nhưng điểm kết hợp của từng cặp kết hợp này để đề xuất các chiến lược cụ thể cho công ty. d) Ma trận SPACE (Strategic Position Action Evaluation). Ma trận này dựa trên sự đánh giá 4 yếu tố chính của công ty là sức mạnh tài chính FS (Financial Strength), Sức mạnh của nghành (Industrial Strength), Sự ổn định của môi trường ES (Environment Stability), Lợi thế cạnh tranh CA ((Là ma trận đánh giá các chiến lược thông qua các hoạt động của công ty. Đầu tiên ta đánh giá vị trí chiến lược bên trong và bên ngoài, sau đó thông qua số liệu thu thập từ việc tự đánh giá của nhân viên trong công ty, ta có thể phân tích rồi đưa ra kết quả nhận định, giúp công ty đề xuất chiến lược phù hợp. e) Ma trận chiến lược chính (Grand Strategic Matric). Là ma trận đánh giá và xác định chiến lược tổng thể chung cho toàn công ty thông qua việc phân tích vị trí của công ty trên thị trường, tốc độ phát triển nhanh, chậm, vị trí cạnh tranh mạnh hay yếu .v.v…Từ đó có thể đưa ra những dự báo, những chiến lược phù hợp với tình hình hiện tại của công ty. f) Ma trận GE (General Electric). Chiến lược tăng bao gồm: Chiến lược tăng trưởng (chiến lược tăng trưởng nhanh, chiến lược tăng trưởng ổn định, chiến lược đa dạng hóa), Chiến lược hướng ngoại (chiến lược sát nhập, chiến lược mua lại, chiến lược liên doanh), Chiến lược suy giảm (chiến lược thu hẹp hoạt động, chiến lược từ bỏ bớt hoạt động, chiến lược thanh lý), Chiến lược hỗn hợp. b) Chiến lược cấp Đơn Vị Kinh Doanh (SBU). Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh là chiến lược áp dụng nhằm giúp các đơn vị gia tăng lợi thế cạnh tranh và lợi nhuận của các SBU như chiến lược chuyên biệt hóa sản phẩm, chiến lược chi phí thấp, chiến lược tập trung hóa phân khúc thị trường. c) Chiến lược cấp chức năng.

      Hình 3.1. Mô hình Quản Trị Chiến Lược Toàn Diện
      Hình 3.1. Mô hình Quản Trị Chiến Lược Toàn Diện

      Phương Pháp Nghiên Cứu

        Chiến lược cấp chức năng vạch ra cho các phòng ban, bộ phận có những mỗi liên thông chặt chẽ trong cùng một SBU hay toàn bộ công ty. Các chiến lược chức năng bao gồm: chiến lược marketing, chiến lược R&D, chiến lược nguồn nhân lực, chiến lược vận hành/sản xuất, chiến lược tài chính - kế toán, chiến lược về kỹ thuật công nghệ, chiến lược về các nguồn thông tin.