MỤC LỤC
Các tổ chức mang tính không chuyên nghiệp thực hiện cho nông dân vay vốn theo các chương trình phát triển nông nghiệp, và nông thôn của chính phủ và các tổ chức quốc tế: Hội liên hiệp phụ nữ Việt nam (Hội phụ nữ), Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (Đoàn thanh niên), Hội nông dân Việt nam (Hội nông dân), các cấp chính quyền địa phương…. Hiện nay hộ nông dân vay vốn chủ yếu từ các nguồn sau đây: Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn; Ngân hàng Chính sách xã hội; Hệ thống quỹ tín dụng nhân dân; Chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ; Các chương trình và dự án của các tổ chức quốc tế hỗ trợ tín dụng cho nông dân và phát triển nông nghiệp; Tín dụng không chính thống.
Về chính sách khôi phục kinh tế, chính sách đã huy động tối đa nguồn vốn trong nước thông qua chế độ ưu đãi về lãi suất, kết hợp với thu hút nguồn viện trợ của Mỹ nhập khẩu thiết bị, kỹ thuật khôi phục các cơ sở công - nông nghiệp. Nhà nước xác lập quyền sở hữu đại bộ phận các ngân hàng thương mại lớn và các ngân hàng trung ương, giám sát chặt chẽ các hoạt động của ngân hàng, khống chế các tổ chức ngân hàng nước ngoài tham gia vào thị trường chứng khoán nhằm hạn chế cạnh tranh giữa hệ thống ngân hàng trong nước và nước ngoài.
Vì vậy áp dụng phương thức cấp tín dụng trực tiếp hay gián tiếp, bằng tiền hay bằng hiện vật, trả lãi và vốn một lần hay nhiều lần, phải phù hợp với đối tượng vay, với từng loại sản phẩm và từng vùng khác. Người nông dân thiếu vốn sản xuất, tỷ lệ hộ nghèo đói cao, việc cung cấp tín dụng ưu đãi cho nông dân là nhu cầu bức thiết, các chính phủ cần tăng cường nguồn vốn cho chương trình tín dụng ưu đãi vì chỉ có nó mới giúp cho hộ nông dân nghèo vay được vốn để sản xuất.
Trạm cũng đã phối hợp cùng các ngành chức năng của huyện kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn xã nhằm đảm bảo sức khoẻ cho nhân dân , nhờ có sự chỉ đạo chặc chẽ của chính quyền địa phương nên trong năm 2009 chưa xảy ra ngộ độc thức ăn, nước uống cũng như dịch bệnh lây lan sang người trên địa bàn xã. Đất đai phong phú, thời tiết khí hậu phù hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau trong năm nên có điều kiện phát triển các mô hình kinh tế đặc biệt là sản xuất nông lâm, chăn nuôi, và trồng trọt kết hợp để thúc đẩy phát triển kinh tế. Nhưng dưới sự chỉ đạo của chính quyền xã, sự quan tâm của Đảng và chính quyền các cấp, sự đoàn kết toàn dân trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế xã Trà Bình sẽ có những bước phát triển mới, góp phần thực hiện thành công chiến lược CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Như vậy có thể thấy không có sự chênh lệch lớn về chỉ tiêu này ở cả hai nhóm hộ, do công tác KHHGĐ ở xã tương đối tốt, đồng thời phần lớn các hộ này là các hộ mới tách riêng nên bình quân nhân khẩu/hộ thấp là điều dễ hiểu. Việc nâng cao chất lượng và trình độ lao động đặc biệt là đào tạo kỹ thuật hướng dẫn cách làm ăn cho các hộ sản xuất, giảm tốc độ gia tăng dân số tự nhiên là vấn đề quan trọng để tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân nơi đây. Xét về tình hình trang bị TLSX của từng nhóm hộ ta thấy: đối với các hộ trên nghèo ngoài trang bị TLSX cho hoạt động trồng trọt thì họ còn trang bị các TLSX khác phục vụ cho các hoạt động ngành nghề, dịch vụ nông nghiệp như máy xay xát, máy tuốt lúa, máy bơm nước.
Khu vực này hoạt động khá đa dạng từ vay mượn bà con, bạn bè, người quen, đến cho vay tư nhân, mua chịu hàng hóa, mua chịu phân bón và các yếu tố đầu vào khác, các tổ chức phường hội, họ… Mặc dù lãi suất là rất cao song do thủ tục đơn giản, ít phiền hà, tín dụng nhanh chóng đến tay người vay vốn, các giao dịch chủ yếu dựa và chữ tín, quan hệ cá nhân giữa người đi vay và người cho vay nên khu vực này cũng cung cấp một lượng vốn khá lớn đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân trong xã. Mặt khác, cơ sở hạ tầng, đội ngủ cán bộ tín dụng của các ngân hàng, đội ngủ nhân viên làm công tác cho vay của các TCTD không thể đáp ứng được yêu cầu trực tiếp giao dịch, cho vay, kiểm tra, đôn đốc và thu nợ của toàn bộ các đối tượng vay vốn trên địa bàn. Qua điều tra về tình hình nợ quá hạn của hộ vay vốn - một tiêu chí quan trọng phản ánh tình hình hoàn trả vốn vay, và sử dụng 3 tiêu chí để đánh giá: (1) Tỉ lệ hộ nợ quá hạn, được tính bằng số hộ nợ quá hạn trên tổng số hộ có vay vốn và đã hết thời hạn vay, (2) Mức nợ quá hạn là số tiền nợ quá hạn được tính trung bình trên những hộ có nợ quá hạn, và (3) Thời gian nợ quá hạn là số tháng nợ quá hạn tính trung bình trên những hộ có nợ quá hạn.
Mặc dù theo khế ước vay vốn thì hầu hết các hộ đều đăng ký vay vốn để trồng trọt, chăn nuôi nhưng khi được hỏi về sự đầu tư vốn thực tế thì hầu như các hộ không chỉ sử dụng vào mục đích đó mà còn dùng cho nhiều mục đích khác như kinh doanh, tiêu dùng, trả nợ..Trong đó số hộ sử dụng vốn vay vào mục đích tiêu dùng của các hộ cũng khá cao, chiếm 15,00%. Ngoài ra do các hộ nghèo có đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, hoạt động sản xuất chủ yếu mang tính miùa vụ, khi được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước họ đã thay đổi về mục tiêu sản xuất, chuyển sang sản xuất những sản phẩm vừa phục vụ tiêu dùng vừa sản.
Qua bảng số liệu, ta còn thấy một thực tế là mức đô ̣ hiểu biết về các nguồn vốn tín dụng của các hộ nghèo thường thấp hơn so với các hộ trên nghèo vì họ bị hạn chế về trình độ học vấn cũng như hạn chế trong các mối quan hệ với mọi người xung quanh. Các hộ nông dân thường phải thông qua các tổ chức xã hội để tiếp cận với nguồn vốn tín dụng, vì vậy sự tham gia của hộ nông dân vào các tổ chức xã hội cũng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao khả năng tiếp cận của hộ nômg dân đối với các nguồn vốn tín dụng. Kênh thông tin quan trọng thứ hai giúp cho hộ nông dân biết về nguồn vốn vay là người thân trong gia đình và bạn bè (25,00%) bởi vì họ là những người ở gần nhau, thường xuyên liên lạc với nhau và nhiều người trong số họ cũng đang vay vốn từ các tổ chức tín dụng khác nhau nên họ có thể giới thiệu cho các hộ biết về các nguồn vốn tín dụng này.
Phương thức thu lãi, gốc 0 0,00 0 0,00 0 0,00 Nguồn: Số liệu điều tra, 2009 Yếu tố được người dân quan tâm nhất là mức lãi suất cho vay, vì vậy có đến 48,33% số hộ đưa ra ý kiến này, điều này có ý nghĩa rất thực tế, vì hiện nay có rất nhiều chương trình cho vay vốn tín dụng triển khai trên địa bàn nghiên cứu, mỗi chương trình vay có một mức lãi suất khác nhau tùy theo mục đích hoạt động của các tổ chức, việc lựa chọn mức lãi suất sao cho hợp lý nhất là điều rất dễ hiểu. Như tôi đã phân tích với việc trả lãi như hiện nay nhiều khi vốn vay sử dụng chưa có hiệu quả thì người vay đã phải chuẩn bị cho việc thu gom để trả vốn cho các chương trình tín dụng Như vậy sẽ gây khó khăn cho người sử dụng vốn và họ cho rằng thời hạn vay 48 tháng không đủ thời gian để trồng cây lâu năm (cây keo), vì trồng keo thì sau ít nhất 5năm trở lên thu hoạch mới đạt năng suất cao. Thủ tục vay vốn cũng ảnh hưởng không kém đến quyết định vay vốn của hộ nông dân, phần lớn những người nghèo cho rằng thủ tục vay vốn của NHNN&PTNT phức tạp, bởi lẻ ngân hàng này đòi hỏi phải có tài sản thế chấp khi vay vốn, trong khi đó người nghèo lại không có tài sản có giá trị nên nhiều lúc họ muốn vay món vay lớn hơn để làm ăn cũng khó.
Các chính sách tín dụng cần hướng đến khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn, tạo điều kiện cho các tổ chức kinh tế, các hộ sản xuất nông nghiệp chủ động khai thác hết năng lực sản xuất, khuyến khích đầu tư, tiết kiệm, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của mình để phát triển. Cần chú trọng phát huy lợi thế so sánh vùng, địa phương, từng ngành nghề phù hợp với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng có lợi, công nghiệp hóa, hiện đại hóa khu vực nông thôn đồng thời với việc bảo vệ môi trường sinh thái và văn hóa truyền thống của vùng, của địa phương. Đảng và Nhà nước đã ra chỉ ra mục tiêu cơ bản của công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn là: Giải quyết việc làm cho lao động dư thừa ở nông thôn, nâng cao thu nhập và mức sống dân cư ở nông thôn.