Vận dụng lý thuyết Chuỗi giá trị vào xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản: Hiện trạng và giải pháp thúc đẩy

MỤC LỤC

Đối với hoạt động dịch vụ khách hàng

Hoạt động dịch vụ khách hàng là những hoạt động giao hàng, giải quyết khiếu nại của đối tác khi hàng thuỷ sản không đúng chất lượng hay không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.Do đặc điểm của hàng thuỷ sản là rất dễ hỏng và không để được lâu, vì vậy doanh nghiệp cần giao hàng kịp thời và nhanh chóng. Đồng thời để cho thuận lợi trong quá trình vận chuyển thì cần phải nâng cấp hệ thống tầu thuyền, có phương pháp bảo quản phù hợp,xây dựng hệ thống cầu cảng đáp ứng được nhu cầu cảu các tầu về chỗ trú đậu, làm cho việc giao hàng được thuận lợi hơn.

Đối với các hoạt động hỗ trợ

    Hoạt động đảm bảo nguyên liệu là tất cả các hoạt động nhằm đảm bảo cho tiến trình sản xuất được diễn ra liên tục.Hoạt động này bao gồm các hoạt động đảm bảo nguyên liệu thuỷ sản, đảm bảo máy móc thiết bị cho quá trình sản xuất Hoạt động này hỗ trợ cho hoạt động hậu cần đầu vào nhằm nâng cao gía trị tạo ra cho khách hàng .Trong hoạt động này các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản phải đa chú ý dạng hoá nguồn cung cấp thuỷ sản,không chỉ phụ thuộc vào một nhà cung cấp.Có như vậy mới linh hoạt trong hoạt động kinh doanh. Ngoài ra các doanh nghiệp còn phải lo thủ tục để mua sắm máy móc, xây dưng các cơ sở chế biến, việc đưa ra các chỉ tiêu trong việc mua hàng.

    Đặc điểm thuỷ sản Việt Nam và khả năng vận dụng lý thuyết chuỗi giá trị nhằm thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản ở Việt Nam

    Đặc điểm thuỷ sản Việt Nam

    Hiện nay thuỷ sản đang là một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn của nước ta.Cùng với khai thác các nguồn lợi cá và hải sản biển, Việt Nam còn có một tiềm năng phong phú về các nguồn lợi thuỷ sản nước ngọt và nước lợ đã góp phần không nhỏ trong quá trình tăng trưởng kinh tế của đất nước.Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới, có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa đông tương đối lạnh chủ yếu ảnh hưởng đến Vịnh Bắc Bộ, còn mùa hè nóng ẩm và mưa nhiều. Vì vậy, Chính phủ đã chủ trường đẩy mạnh đánh bắt xa bờ, tăng cường nuôi trồng thuỷ sản ven biển để giảm nhẹ sức ép vào vùng ven bờ, tạo điều kiện phục hồi nguồn lợi.Ngoài ra, hiện tượng đánh bắt hải sản ở các vùng rạn san hô bằng các phương tiện huỷ diệt vẫn còn tồn tại như dùng mìn, xung điện, hoá chất độc, lưới mắt nhỏ.

    Vận dụng lý thuyết chuỗi giá trị nhằm thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản ở Việt Nam

      Ởnước ta thì chủ yếu là hoạt động xuất khẩu thuỷ sản sang các quốc gia khác trên thế giới, gần đây mới bắt đầu nhập khẩu nhưng khối lượng còn hạn chế.Thị trường xuất khẩu thuỷ sản ở nước ta ngày càng được mở rộng ra nhiều nước và vùng lãnh thổ ở cả 5 châu lục, trong đó Nhật Bản và Mỹ là hai thị trường dẫn đầu. Vì vậy bộ thủy sản đã chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các Bộ Thương mại, Ngoại giao trong công tác xúc tiến thương mại và tăng cường công tác thông tin thị trường tăng cường đào tạo cán bộ thị trường và tiếp thị chuyên nghiệp ở các doanh nghiệp, để giữ vững và ổn định thị trường truyền thống, đặc biệt là thị trường Nhật Bản, đồng thời mở rộng hơn nữa các mặt hàng Việt Nam có khả năng phát triển để xuất ra các thị trường lớn như : Liên minh Châu Âu (EU), Mỹ, Trung Quốc..; giảm tỷ trọng các thị trường trung gian, tăng nhanh tỷ trọng các thị trường tiêu thụ trực tiếp.Riêng đối với thị trường lớn như thị trường Nhât bản cần tăng tỷ trọng các mặt hàng thủy sản tinh chế và hàng phối chế đóng gói nhỏ cho siêu thị, tôm sống, cá ngừ tươi và đông và các đặc sản khác, đưa tỷ trọng các mặt hàng thủy sản xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản chiếm từ 38% đến 40% trong tổng sản phẩm xuất khẩu .Còn đối với thị trường khối liên minh Châu Âu (EU) và một số thị trường mới khác ngoài các thị trường trên đây, cần nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm đáp ứng theo yêu cầu của các thị trường này nhằm mở rộng thị trường cho hàng thuỷ Việt Nam.

      Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

      • Một số đặc điểm về thị trường Nhật Bản

        Cùng với sự phát triển về mặt hàng xuất khẩu, tỷ lệ gia công nội địa trong sản phẩm xuất khẩu, tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu thành phẩm trong tổng kim ngạch xuất khẩu cũng ngày càng được nâng cao (đặc biệt đối với sản phẩm thủy sản, cơ khí, công nghệ thông tin..). Tuy kim ngạch xuất khẩu lớn thuỷ sản, song tỉ lệ tăng vẫn chưa cao so với năm 2004, và có tỉ lệ tăng thấp nhất trong 10 mặt hàng.Nguyên nhân dẫn đến tình trang này là do vụ kiện bán phá giá tôm trên thị trường Mỹ trong năm 2004 đã ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp Việt Nam.

        Bảng 2.1 : 10 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam sang Nhật  Bản trong năm 2005
        Bảng 2.1 : 10 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam sang Nhật Bản trong năm 2005

        Đánh giá tình hình vận dụng lý thuyết chuỗi giá trị vào xuát khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp Việt Nam

        Những điểm mạnh trong vận dụng lý thuyết chuỗi giá trị vào thuỷ sản của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt nam

        Trong những năm gần đây,bên cạnh nhưng thị tr ường truyền thông nh ư Nhật bản, Mĩ thì xuất khẩu thuỷ sản cũng đang mở rộng ra nhiều nước và vùng lãnh thổ khác trên thế giới, nhờ đó đã hình thành được thế chủ động và cân đối về thị trường ,không còn lệ thuộc quá nhiều vào thị trường truyền thống như trước kia nữa.Cơ cấu thị trường đã có sự thay đổi.Ngoài 2 thị trường thuỷ sản lớn là Nhật Bản và Mĩ thì thuỷ sản Việt nam cũng đang dần có chỗ đứng tại thị trường EU và thị trường trung Quốc, Hồng Kông.EU là thị trường lớn đầy tiềm năng về mặt hàng thuỷ sản,nhưng đây cũng là thị trường rất khắt khe và khó tính về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.Tuy nhiên ta đã chủ động thực hiện các quy định cũng như yêu cầu của thị trường này.Chính vì vậy mà thuỷ sản Việt Nam ngày càng có chỗ đứng tại thị trường này. Bên cạnh những thành tựu trên thì việc áp dụng KHKT vào ngành thuỷ sản cũng đã đạt được những thành tựu to lớn .Năm 2003, Bộ Thuỷ sản đã ứng dụng các kỹ thuật tiến bộ và chuyển giao công nghệ vào sản xuất như : sử dụng lưới vây, máy dò cá ngang để phát hiện và khai thác cá ngừ có hiệu quả, sinh sản nhân tạo giống tôm he Nhật Bản ,hoàn thiện sản xuất thức ăn công nghiệp chất lượng cao cho một số đối tượng thuỷ văn nuôi xuất khẩu (tôm, cá) , kỹ thuật nuôi cá tra thương phẩm đạt tiêu chuẩn thịt trắng phục vụ xuất khẩu , sản xuất giống nhân tạo và nuôi bào ngư vành tai thương phẩm, sản xuất giống tôm he chân trắng, nghiên cứu một số bệnh virút thường gặp trên.

        Những điểm yếu trong vận dụng lý thuyết chuỗi giá trị vào thuỷ sản của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam

        Trên đây là những thành tựu mà ngành thuỷ sản đã đạt được.Trong thưòi gian tới, ngành thuỷ sản sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển ngành thuỷ sản, đặc biệt là xuất khẩu thuỷ sản để vẫn giữ vững vai trò là ngành kinh tế chủ đạo của nước ta, tạo tiền đề để các ngành khác cùng phát triển. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong chỉ đạo và điều hành giữa các chương trình phát triển thuỷ sản, trong khi đó yêu cầu quản lý đối với sản phẩm là suyên xuốt không thể tách rời.Vì vậy trong sản xuất kinh doanh cũng như đầu tư chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các khâu, từ đó gây nên sự mất khoa học trong sản xuất.

        Định hướng và mục tiêu phát triển của thuỷ sản Việt Nam đến năm 2010

        Mục tiêu phat triển của thuỷ sản Việt Nam đến 2010

        Để đạt được con số này, từ nay đến 2010, thủy sản Việt Nam cần duy trì thị phần 25-30% kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản, đồng thời, tiếp tục đa dạng hoá và phát triển các mặt hàng thuỷ sản mới. Ngoài tôm đông lạnh dự kiến sẽ vẫn chiếm thị phần lớn nhất, tiếp đến là mực, cá đông lạnh, Việt Nam cần đưa vào xuất khẩu các dạng thuỷ sản khác như tôm, cá sống; các sản phẩm đồ hộp tôm, mực, cá và các sản phẩm chế biến sẵn, đóng gói nhỏ, các sản phẩm phối chế.

        Định hướng xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Nhật Bản đến năm 2010

        Tiếp tục phát huy lợi thế về tiềm năng, trên cơ sở công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển các vùng sản xuất tập trung gắn với phát triển công nghiệp chế biến và dịch vụ nghề cá, hình thành các trung tâm nghề cá lớn tại một số trọng điểm ven biển và đồng bằng Nam Bộ nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Đồng thời với phát triển khai thác xa bờ hợp lý, ổn định khai thác vùng ven bờ, phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản, đa dạng hình thức nuôi và cơ cấu giống nuôi, nhất là nuôi trên biển, nhằm khai thác tiềm năng còn lớn, giải quyết việc làm lao động nông thôn ven biển, có thu nhập ổn định, góp phần quan trọng bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, bảo vệ môi trường sinh thái ven biển bền vững, đồng thời là nguồn cung cấp chủ yếu nguyên liệu cho xuất khẩu.

        Một số giải pháp đẩy mạnh vận dụng lý thuyết chuỗi giá trị vào xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

        • Giải pháp về đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản
          • Các giải pháp về sản xuất và chế biến thuỷ sản xuất khẩu
            • Các giải pháp về hoạt động hậu cần đầu ra thuỷ sản
              • Đẩy mạnh hoạt động Marketting và hoạt động bán hàng trên thị trường Nhật Bản

                - Ðầu tư xây dựng mới một số cơ sở chế biến đi đôi với mở rộng, nâng cấp đồng bộ cả về cơ sở hạ tầng, điều kiện sản xuất, đổi mới công nghệ, đổi mới trang thiết bị, thực hiện đầu tư chiều sâu cho số cơ sở chế biến thủy sản hiện có, có đủ điều kiện mở rộng nâng cấp, trên cơ sở tính toán kỹ về hiệu quả kinh tế của từng cơ sở, nâng công suất chế biến lên 1000 tấn sản phẩm/ngày vào năm 2000 và 1500 tấn sản phẩm/ngày vào năm 2005; đồng thời đẩy mạnh việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, phấn đấu đến năm 2001 các cơ sở chế biến thủy sản đều được áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và chất lượng sản phẩm xuất khẩu;. Số kinh phí này được sử dụng để quảng cáo thuỷ sản Việt Nam trên các ấn phẩm trong và ngoài nước, mua tạp chí, sách báo thương mại, xây dựng cổng điện tử (khoảng 12,5 tỷ đồng); khảo sát thị trường và kết hợp tham gia hội chợ tại Mỹ, EU, Đông Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, các nước ASEAN, châu Phi, châu Mỹ (20,6 tỷ đồng); xây dựng thương hiệu quốc gia cho sản phẩm thuỷ sản theo nhóm sản phẩm (gần 1,4 tỷ đồng); quảng bá thương hiệu quốc gia theo nhóm sản phẩm tại các thị trường EU, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản (42,6 tỷ đồng); tham gia các hội chợ chuyên đề; xúc tiến thương mại nội địa và xây dựng chiến lược, kế hoạch cho hoạt động xúc tiến thương mại.

                Bảng 3.1 - Quy định của Nhật Bản về vệ sinh an toàn thực phẩm
                Bảng 3.1 - Quy định của Nhật Bản về vệ sinh an toàn thực phẩm

                Một số kiến nghị đối với nhà nước

                - Nhà nước cần đẩy mạnh hơn nũa phát triển hợp tác quốc tế về hoạt động thuỷ sản để không những mở rộng thị phần trên thị trường truyền thống như Nhật Bản, Mỹ mà còn mở rộng thị trường sang các nước như EU. - Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về thuỷ sản, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thuỷ sản; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trọng hoạt động thuỷ sản theo quy định của pháp luật để hoạt động của ngành thuỷ sản được diễn ra trong sạch và công bằng.