MỤC LỤC
Ngân hàng và khách hàng thoả thuận thời hạn cho vay căn cứ vào nhu cầu vốn, chu kỳ sản xuất – kinh doanh của khách hàng, thời hạn thu hồi vốn của dự án/phương án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn vay của ngân hàng. - Cho vay không có thời hạn: Là hình thức cho vay mà việc vay – hoàn trả của khách hàng là thường xuyên, theo kế hoạch luân chuyển hàng hoá và kế hoạch doanh thu của khách hàng, không xác định cụ thể thời điểm trả nợ trên hợp đồng tín dụng.
- Cho vay có thời hạn: Là hình thức cho vay mà thời hạn thu hồi nợ được xác định cụ thẻ trong hợp đồng tín dụng. Chẳng hạn, cho vay theo thời hạn ngắn (ngắn hạn) có thể theo phương thức cho vay từng lần, hoặc có thể là cho vay theo hạn mức.
Các khách hàng này sử dụng vốn chủ sở hữu và tín dụng thương mại là chủ yếu, chỉ khi có nhu cầu thời vụ, hay mở rộng sản xuất đặc biệt mới vay ngân hàng, tức là vốn từ ngân hàng chỉ tham gia vào một số giai đoạn nhất định của chu kì sản xuất kinh doanh. Ngân hàng ước lượng các hạn mức tín dụng đối với các doanh nghiệp căn cứ vào phương án sản xuất kinh doanh và nhu cầu vay vốn của khách hàng, tỉ lệ cho vay tối đa trên tổng giá trị tài sản đảm bảo, khả năng nguồn vốn của ngân hàng.
Trong quá trình hoạt động của mình, ngân hàng không thể có được tất cả những thông tin cần thiết: về khách hàng, quan hệ tín dụng của khách hàng với những tổ chức tín dụng khác, tài sản đảm bảo, những mối quan hệ khác của khách hàng, tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng… Mọi thông tin đều có ảnh hưởng đến quyết định của cán bộ tín dụng trong quá trình thẩm định cho vay. Bất cứ sự thay đổi nào trên thị trường như tình hình lạm phát, tăng trưởng hay suy thoái, mức thuế, giá cả thị trường… đều có ảnh hưởng đến khách hàng của doanh nghiệp, doanh số bán hàng, tình hình tiêu thụ, từ đó ảnh hưởng đến doanh thu, chi phí, lợi nhuận… Khi nền kinh tế tăng trưởng thì mọi yếu tố của thị trường đều thuận lợi đối với việc đầu tư mới, nhu cầu tăng, mức giá tăng sẽ tạo điều kiện tốt cho việc kinh doanh của doanh nghiệp.
Phòng quản lý rủi ro thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động kinh doanh của ngân hàng theo chỉ đạo của NHCT Việt Nam; tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro của chi nhánh, bao gồm: rủi ro rín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro kinh doanh, rủi ro thanh toán..; quản lý, giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư phải đảm bảo tuân thủ theo đúng các hạn mức tín dụng cấp cho từng khách hàng. Cũng như năm 2007, nguồn vốn huy động tăng trưởng đồng đều giữa hai nguồn tiền gửi các TCKT và tiền gửi dân cư nhưng khác ở chỗ, nguồn vốn huy động tập trung chủ yếu vào tiền gửi ngắn hạn, chiếm 64.08% nguồn vốn huy động tại chỗ, tăng 50.16% so với 2007, lượng tiền gửi trung và dài hạn giảm đáng kể, chỉ chiếm 35.92% không nằm ngoài xu thế chung của toàn hệ thống NHTM ở Việt Nam.
Có sự biến động này là do giai đoạn cuối năm 2006 đầu năm 2007, thời kỳ lên ngôi của thị trường tài chính Việt Nam nói chung và của thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng, là động lực cho sự tăng trưởng của các doanh nghiệp cả về số lượng và doanh thu. Vì thế, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh gặp khó khăn hơn trong việc vay vốn ngân hàng so với doanh nghiệp quốc doanh về điều kiện vay vốn, và đây chính là nguyên nhân chính dẫn tới việc tại thời điển 31/12/2007, dư nợ ngắn hạn của doanh nghiệp quốc doanh tăng lên 37.33% so với tổng dư nợ ngắn hạn của ngân hàng còn của doanh nghiệp ngoài quốc doanh lại giảm còn 47.14%.
Tuy chiếm số lượng rất ít nhưng xét về quy mô vay vốn ngắn hạn thì DNNN TW luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số dư nợ cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp, tập trung hoàn toàn vào ngành công nghiệp cụ thể là công nghiệp chế biến, chiếm xấp xỉ 1/3 dự nợ cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp. Các công ty cổ phần Nhà nước tuy hoạt động trên ba lĩnh vực là công nghiệp, nông nghiệp và xây dựng, nhưng tham gia vay vốn tại ngân hàng chỉ để đầu tư cho hoạt động công nghiệp và xây dựng, vì vay vốn phục vụ cho hoạt động nông nghiệp sẽ có lợi hơn khi vay vốn tại ngân hàng Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn, trong đó vay ngắn hạn chỉ để đầu tư cho ngành công nghiệp.
Năm 2006, năm đẩy mạnh cổ phần hóa, các công ty cổ phần đang trong thời kỳ thể hiện bản lĩnh trên thị trường, luôn tìm cách đẩy mạnh quy mô sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động, vì thế nhu cầu vốn ngắn hạn tăng, chiếm 38.67% dư nợ ngắn hạn đối với doanh nghiệp, chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp và thương nghiệp – dịch vụ. Nguyên nhân của sự gia tăng tỷ trọng vay ngắn hạn đối với ngành xây dựng là do cuối năm 2007, giá nguyên vật liệu có dấu hiệu tăng cao, dự đoán trước được tình hình giá có thể sẽ tăng cao hơn vào năm 2008, các công ty cổ phần hoạt động trong lĩnh vực xây dựng đã vay ngắn hạn ngân hàng để đầu tư mua nguyên vật liệu, tăng cường dự trữ.
Sở dĩ, năm 2008 có mức tăng trưởng vượt bậc như vậy là do ảnh hưởng của tình hình kinh tế chung, tác động tới nhu cầu vốn của doanh nghiệp, hơn nữa về phía ngân hàng, do muốn phòng ngừa rủi ro tín dụng, nên hạn chế cho vay trung –dài hạn, đẩy mạnh cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp. Tuy tổng dư nợ cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp nói chung và của từng khối doanh nghiệp nói riêng đều tăng mạnh qua các năm, nhưng xét riêng từng thành phần, năm 2007, dư nợ ngắn hạn của DNNN địa phương giảm 20.42% tương đương với 1.473 tỷ, con số này là không đáng kể so với dự nợ ngắn hạn đối với doanh nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp không có ý thức tốt trong việc trả nợ, ở đây nói đến những doanh nghiệp có tình hình kinh doanh tốt, có lợi nhuận nhưng không muốn trả tiền cho ngân hàng, nhằm mục đích chiếm dụng tín dụng của ngân hàng, họ lấy nhiều lí do để không trả nợ đúng hạn, lần lữa và xin gia hạn một cách không trung thực. Số lượng các ngân hàng thương mại cổ phần ngày càng gia tăng với chất lượng tốt, với cơ chế cho vay thông thoáng đã tạo ra áp lực cho hệ thống các ngân hàng thương mại quốc doanh, làm ảnh hưởng đến các hoạt động, quy trình tín dụng của các ngân hàng, dẫn đến ngân hàng không thực hiện được đầy đủ và thường xuyên các yêu cầu về chất lượng cho vay.
Là một ngân hàng quốc doanh vừa cổ phần hóa vào cuối năm 2008, bên cạnh việc thực hiện những hoạt động thông thường của một ngân hàng thương mại, ngân hàng công thương Việt Nam nói chung và chi nhánh ngân hàng công thương tỉnh Phú Thọ nói riêng còn phải thực hiện các nhiệm vụ mà Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước giao, công tác này có ảnh hưởng rất lớn đến những hoạt động bình thường của ngân hàng. Định hướng về cho vay ngắn hạn trong thời gian tới là tăng tỷ trọng cho vay đối với các doanh nghiệp hoạt động trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, tư nhân, cá thể, đồng thời tăng tỷ trọng cho vay có tài sản đảm bảo, giảm các khoản vay có vấn đề, nâng cao chất lượng cho vay.
- Mở rộng mạng lưới huy động vốn đến các địa bàn mới, không chỉ mở mới thêm mà còn phải tăng quy mô của mỗi quỹ tiết kiệm trên địa bàn: Đặc điểm của ngân hàng công thương là chủ yếu tập trung tại những địa bàn phát triển kinh tế đặc biệt là ở các ngành công nghiệp, thương mại dịch vụ… Có rất ít chi nhánh cấp 2, phòng giao dịch của ngân hàng ở các địa phương có đời sống và thu nhập thấp như các xã vùng sâu vùng xa. Nhất là hiện nay, hoạt động hỗ trợ khách hàng vay vốn ngày càng tỏ ra có hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng cho vay, cho nên, cán bộ tín dụng cần phải liên tục bổ sung, nâng cao kiến thức chuyên ngành trên nhiều lĩnh vực hoạt động của khách hàng, để có thể hỗ trợ khách hàng hiệu quả nhất, mang lại những khoản vay có chất lượng.
NHCT cần tiếp tục thường xuyên có chính sách đào tạo cán bộ qua các lớp tập huấn cấp Hệ thống, gửi cán bộ đi đào tạo chuyên sâu, nghiên cứu các nghiệp vụ mới, công nghệ ngân hàng hiện đại trên thế giới để tìm cách áp dụng ở chính ngân hàng của mình. - Về phát triển hợp tác quốc tế, NHCT Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác quốc tế để khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn lực bên ngoài, mở rộng hoạt động kinh doanh trên thị trường tiền tệ quốc tế, từng bước tiến gần đến các tiêu chuẩn quốc tế trong hoạt động.
Việc củng cố, làm tôn vinh thêm thương hiệu này không chỉ trong tầm quốc gia mà còn ở tầm quốc tế có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của NHCT Việt Nam nói chung và hệ thống các chi nhánh nói riêng. - NHNN cần nghiên cứu, cải tiến thủ tục để các NHTM chủ động hơn trong hoạt động, chẳng hạn trong việc quyết định mức thu các loại phí dịch vụ, chủ động tổ chức cơ cấu, bổ nhiệm cán bộ sao cho phù hợp với thực tiễn ở mỗi ngân hàng.
Với việc phát hành thành công trái phiếu có khả năng chuyển đổi nhằm tăng vốn điều lệ, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đang có cơ hội để tiếp tục tăng vốn từ việc phát hành trái phiếu này. Điều này sẽ giúp các NHTM thu hút được những cổ đông chiến lược có sức mạnh, có kinh nghiệm tổ chức quản lý để giúp các ngân hàng tiến hành hiện đại hoá ngân hàng thành công, đưa các tỉ lệ ngang tầm với các ngân hàng lớn khác trong khu vực.