MỤC LỤC
Đối với cơ cấu kinh tế ngành, đầu tư vốn vào ngành nào, quy mô vốn đầu tư nhiều hay ít, việc sử dụng vốn hiệu quả cao hay thấp. Nguồn vốn đầu tư được sử dụng vào các hoạt động sản xuất và dịch vụ góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động, giúp nâng cao thu nhập của dân cư, giúp xóa đói giảm nghèo. Nguồn vốn đầu tư thường được tập trung ở những vùng kinh tế trọng điểm của đất nước, thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế của những khu vực đó.
Đầu tư cũng đã thúc đẩy các vùng kinh tế khó khăn có khả năng phát triển, giảm bớt sự chênh lệch kinh tế với các vùng khác. Như vậy, đầu tư có sự tác động quan trọng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế vung- lãnh thổ, từng vùng có khả năng phát triển kinh tế cao hơn, phát huy thế mạnh của vùng, đời sống nhân dân trong vùng có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, trên thực tế, mức độ đầu tư vùng là khác nhau, điều đó làm cho nền kinh tế giữa các vùng vẫn luôn khác nhau, chênh lệch nhau.
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua, cơ cấu thành phần kinh tế ở nước ta đã có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ và bước đầu đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Bên cạnh khu vực kinh tế trong nước, khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI cũng ngày càng có những đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế cả nước. Đáng chú ý là trong khu vực kinh tế trong nước cơ cấu của các thành phần đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước và giảm tỷ trọng của kinh tế Nhà nước phù hợp chủ trương đa dạng hóa các thành phàn kinh tế nhưng vẫn đảm bảo vai trò quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN.
Nền kinh tế bao cấp đó chỉ rừ những nhược điểm của mỡnh với 2 thành phần kinh tế (kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể) và nguồn vốn chỉ do ngân sách cấp, do đó, không mang lại hiệu quả cao. Việc có thêm các thành phần kinh tế mới đã huy động và tận dụng được các nguồn lực trong xã hội một cách hiệu quả hơn, khuyến khích được mọi cá nhân tham gia đầu tư làm kinh tế.
Nhìn từ khía cạnh xuất khẩu nông sản, sau một năm gia nhập WTO, những mặt hàng chủ lực của nền nông nghiệp Việt Nam vẫn đang chứng tỏ thế và lực của một đất nước với không ít sản phẩm nông nghiệp được ghi danh trên thương trường thế giới. Trên cơ sở đó, đã tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu lao động xó hội nụng thụn mà biểu hiện rừ nhất là đó thỳc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu hộ nông thôn theo hướng ngày càng tăng thêm các hộ làm công nghiệp, thương mại và dịch vụ; trong khi số hộ làm nông nghiệp thuần tuý thì giảm dần. Năm 2007, toàn ngành công nghiệp tăng 17,1%, là tốc độ tăng khá cao và là năm thứ 17 liên tục tăng hai con số, tăng liên tục, tăng trong thời gian dài hiếm thấy so với các thời kỳ trước đó và cũng hiếm thấy so với các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu đến năm 2008 đã đạt và vượt chỉ tiêu Đại hội X đặt ra, như than sạch, quặng apatit, thép cán và sản phẩm kéo dây, động cơ diezen, động cơ điện, lắp ráp ti vi, phân lân, phân NPK, bia, giấy… Hoạt động xuất khẩu có những bước phát triển quan trọng, hàng hóa Việt Nam đã xâm nhập, đứng vững tại một số thị trường lớn, thị trường đầy tiềm năng như Hoa Kỳ, EU. Kinh nghiệm cho thấy, ở những nước phát triển, khu vực dịch vụ thường chiếm tỷ trọng cao nhất trong nền kinh tế, đạt trên 50% vì chi tiêu của dân chúng cho các hàng hoá dịch vụ cao hơn nhiều so với hàng hoá thông thường khác. Trong xu thế vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam ngày càng nhiều, dòng vốn đang có sự chuyển dịch cơ cấu “chảy” mạnh vào lĩnh vực dịch vụ, chiếm 47,7% tổng vốn đăng ký của cả nước trong năm 2007 vừa qua, trong đó tập trung chủ yếu vào kinh doanh bất động sản, bao gồm: xây dựng căn hộ, văn phòng, phát triển khu đô thị mới, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp (42% tổng vốn đầu tư nước ngoài trong khu vực dịch vụ), du lịch-khách sạn (24%), giao thông vận tải-bưu điện (18%).
- Thương mại nội địa: Thương mại nội địa phát triển với nhiều hình thức kinh doanh góp phần cải thiện cơ cấu thị trường theo hướng đa dạng, văn minh, hiện đại phục vụ tốt hơn nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của dân cư. Đồng thời, theo các chuyên gia kinh tế, đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam luôn tiềm ẩn rủi ro đối với các nhà đầu tư nước ngoài do điều kiện tự nhiên khó khăn, thường xuyên bị ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, sản phẩm nông nghiệp thường có tỉ suất lợi nhuận thấp. Ngành công nghiệp tuy có tốc độ tăng trưởng cao, ngày càng giữ tỉ trọng lớn hơn trong nền kinh tế và cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp ở một vài lĩnh vực điện tử, viễn thông… cũng đã có sự chuyển dịch đáng kể theo hướng gia tăng tỷ trọng của các sản phẩm kỹ thuật công nghệ cao.
Cơ cấu đào tạo chưa hợp lý, vẫn diễn ra tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”, nhất là thiếu lao động trình độ cao; chất lượng giáo dục - đào tạo chưa đáp ứng với yêu cầu của quá trình chuyển dịch co cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra cảnh báo, nếu không có các giải pháp chính sách thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa trong phát triển công nghiệp và dịch vụ theo hướng nâng cao về sản lượng và chất lượng tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế cùng với chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ…. Các địa phương cũng đẩy mạnh việc phát triển sản xuất trên cơ sở xây dựng các khu công nghiệp tập trung, hình thành các vùng chuyên canh cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chế biến, nuôi trồng thuỷ sản, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của từng vùng.
Những năm gần đây nhà nước đã có những chính sách điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư theo vùng lãnh thổ bằng các chính sách khuyến khích đầu tư vào những vùng còn ít vốn đầu tư.Để chính sách của nhà nước phát huy có hiệu quả trong thời gian tới Nhà nước sẽ chỉ đạo tập trung phát triển hệ thống giao thông,cơ sở hạ tầng cũng như đẩy nhanh tốc độ hình thành các tuyến hành lang kinh tế, ưu tiên nguồn vốn đầu tư từ ngân sách tín dụng nhà nước và nguồn ODA đầu tư dứt điểm hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội quan trọng; điều chỉnh chính sách tài chính cho các tỉnh trong vùng thông qua việc phân bổ hợp lý nguồn thu từ việc sử dụng tài nguyên…. Trên thực tế, chỉ có vùng Đông Nam bộ về hình thức của cơ ngành đã tương ứng với nền kinh tế của nước công nghiệp, tuy chất lượng của chuyển cơ cấu chưa cao, nhất là các ngành dịch vụ cao cấp còn chậm phát triển (năm 2000, nông nghiệp chiếm 6,6 GDP; công nghiệp chiếm tới 56,7%GDP và dịch vụ mới đạt. Sự chênh lệch lớn về cơ cấu vốn đầu tư là nguyên nhân làm cho vùng núi phía Bắc và vùng Tây Nguyên có nguy cơ tụt hậu,chậm phát triển .Tỷ lệ đầu tư của các vùng miền Núi phía Bắc, Duyên hải Miền Trung, vùng Tây Nguyên vẫn còn ở mức khiêm tốn (chỉ ở mức từ 8 đến 12% tổng mức đầu tư toàn xã hội), vốn đầu tư vẫn tập trung cao ở các vùng Đồng bằng sông Hồng (khoảng 24%) và vùng Đông Nam bộ (khoảng 27%).Vùng Bắc Trung bộ,Tây Nguyên,Tây Bắc Bộ cơ sở hạ tầng còn khó khăn nên không thu hút được đầu tư khiến cho chênh lệch về mức sống của nhân dân giữa các vùng ngày càng gia tăng.