Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế xã hội ngành nông-lâm-ngư nghiệp

MỤC LỤC

Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế xã hội

Kinh nghiệm ở một số nước phát triển cho thấy rằng nguồn vốn FDI có vai trò hết sức quan trọng , là yếu tố thúc đẩy quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế của hầu hết các quốc gia , đặc biệt là những nước đang phát triển. Nó mang lại cho nước tiếp nhận đầu tư cũng như cho các nhà đầu tư nhiều lợi ích khác nhau. - Thông qua đầu tư FDI , các nước đi đầu tư tận dụng được nguồn tài nguyên, những lợi thế về chi phí sản xuất thấp của các nước tiếp nhận đầu tư (mhư chi phí nhân công rẻ , chi phí khai thác tài nguyên , vật liệu tại chỗ thấp ).Để hạ giá thành sản phẩm , giảm chi phí vận chuyển đối với việc sản xuất hàng thay thế nhập khẩu ở các nước tiếp nhận đầu tư.

- Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cho phép các công ty có thể kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm đã được sản xuất và tiêu thụ ở thị trường trong nước. Thông qua FDI , các công ty của các nước phát triển chuyển được một phần các sản phẩm công nghiệp ở giai đoạn cuối của chu kỳ sống sản phẩm sang các nước nhận đầu tư để tiếp tục sử dụng chúng như những sản phẩm mới ở các nước này tạo thêm lợi nhuận cho các nhà đầu tư. - Giúp các công ty chính quốc tạo dựng được thị trường cung cấp nguyên liệu , vật liệu dồi dào , ổn định với giá rẻ.

- Cho phép chủ đầu tư bành chướng sức mạnh về kinh tế , tăng cường khả năng ảnh hưởng của mình trên thị trường quốc tế , nhờ mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm , lại tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của nước tiếp nhận đầu tư , giảm giá thành sản phẩm , tăng sức cạnh tranh với các hang hóa nhập từ các nước khác. - FDI giải quyết tình trạng thiếu vốn cho phát triển kinh tế xã hội do tích lũy nội bộ thấp , cản trở đầu tư và đổi mới kỹ thuật trong điều kiện khoa học – kỹ thuật thế giới lại đang phát triển mạnh mẽ. VD như : các nước công nghiệp mới NICs trong gần 30 năm qua nhờ nhận được hơn 50 tỷ USD đầu tư nước ngoài mỗi năm cùng với các chính sách kinh tế năng động hiệu quả đã trở thành những con rồng châu Á có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.

- Cùng với việc cung cấp vốn , thông qua FDI các công ty nước ngoài đã chuyển giao công nghệ từ nước mình ( hoặc nước khác ) sang cho nước tiếp nhận đầu tư , do đó các nước tiếp nhận đầu tư có thể nhận được những công nghệ , kỹ thuật tiên tiến hiện đại ( trong thực tế , có những công nghệ không thể mua được bằng quan hệ thương mại đơn thuần ), những kinh nghiệm quản lý , năng lực marketing , đội ngũ lao động được đào tạo , rèn luyện về trình độ kỹ thuật , phương pháp làm việc , kỷ luật lao động …. - Đầu tư FDI làm cho các hoạt động đầu tư trong nước phát triển , thúc đẩy tính năng động và khả năng cạnh tranh trong nước , tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các tiềm năng của đất nước. - Việc tiếp nhận đầu tư FDI , không đẩy các nước vào cảnh nợ nần , không chịu sự ràng buộc về chính trị xã hội như đầu tư gián tiếp nước ngoài.

FDI góp phần làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước thông qua việc đánh thuế vào các. Thông qua hợp tác với nước ngoài , nước tiếp nhận đầu tư có điều kiện thâm nhập thị trường thế giới nhờ việc chuyển giao công nghệ thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Như vậy các nước có khả năng tốt hơn trong việc huy động tài chính cho các dự án phát triển.

Một số hạn chế trong việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Một số hạn chế trong việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước. - Một số nhà đầu tư nước ngoài đã lợi dụng để hoạt động tình báo gây rối loạn mất an ninh trật tự nhằm can thiệp vào chế độ chính trị trong nước , gây rối loạn an ninh đất nước. Đây là điều đáng lo ngại đối với các nước trong việc thu hút đầu tư nước ngoài.

- Việc định hướng quy hoạch khụng rừ ràng trong việc thu hỳt đầu tư nước ngoài, đã gây không ít khó khăn cho nền sản xuất trong nước trong việc bố trí cơ cấu đầu tư theo ngành và theo vùng lãnh thổ .Nếu nước tiếp nhận đầu tư không có một quy hoạch đầu tư cụ thể và khoa học , sẽ dẫn tới tình trạng đầu tư lan tràn , kém hệu quả , tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức sẽ gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Mặc dù đầu tư trực tiếp nước ngoài còn có một số hạn chế , nhưng đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn là một trong những nguồn vốn quan trọng và hết sức cần thiết đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở mỗi quốc gia , đặc biệt là ở những nước đang phát triển đang phải đối mặt với sự thiếu thốn các nguồn lực cần thiết cho sự phát triển (như vốn , công nghệ , lao độngcó trình độ).