MỤC LỤC
Tất nhiên, giá cổ phiếu sau đó có thể sẽ tăng lên do quan hệ cung cấu về cổ phiếu thay đổi hay công ty có nhiều dấu hiệu tốt về tiềm năng phát triển của công ty trong tương lai thì việc trả cổ tức bằng cổ phiếu tạo ra nguồn vốn cho sự tăng trưởng thu nhập trong tương lai của cổ đông. • Trả cổ tức bằng cổ phiếu giúp công ty tiết kiệm chi phí phát hành để huy động vốn, do được tài trợ bằng nguồn lợi nhuận để lại nên công ty có thể không phải phát hành cổ phần thường mới ra công chúng để huy động vốn, khi đó sẽ không phải tốn kém chi phí cho đợt phát hành.
Hội đồng quản trị phải lập danh sách cổ đông được nhận cổ tức, xác định mức cổ tức được trả đối với từng cổ phần, thời hạn và hình thức trả chậm nhất ba mươi ngày trước mỗi lần trả cổ tức. Cổ đông chuyển nhượng cổ phần của mình trong thời gian giữa thời điểm kết thúc lập danh sách cổ đông và thời điểm trả cổ tức, thì người chuyển nhượng là người nhận cổ tức từ công ty. • Điểm giống nhau căn bản khi quy định về trả cổ tức là công ty luôn phải đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, tức là phải tuân thủ nguyên tắc “Tài chính lành mạnh”.
Nếu như quy định của Luật Doanh nghiệp 1999, công ty chỉ được trả cổ tức khi thoả mãn 2 điều kiện: (1) Kinh doanh có lãi (2) đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Trong Luật DN 2005, đó quy định rừ cụng ty cổ phần cú thể lựa chọn cỏc hình thức khác nhau để trả cổ tức, như trả cổ tức bằng tiền mặt, trả cổ tức bằng cổ phiếu của công ty, trả cổ tức bằng tài sản khác.
Để làm rừ và minh bạch hơn về nguồn chi trả cổ tức, đồng thời đảm bảo tính hiệu quả trong việc sử dụng vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh sau khi thực hiện chi trả, quy định về trả cổ tức bằng cổ phiếu được bổ sung bởi Thông tư 18/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn việc mua, bán lại cổ phiếu và một số trường hợp phát hành thêm cổ phiếu của công ty đại chúng. Thực vậy, việc quy định công ty đại chúng phải có đủ nguồn thực hiện từ lợi nhuận sau thuế trên báo cáo tài chính gần nhất có xác nhận của kiểm toán khi phát hành cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ chính là cách mà cơ quan quản lý sử dụng để có được sự xác nhận khách quan của đơn vị kiểm toán độc lập về sự chính xác, trung thực của “con số” lợi nhuận công ty. Như vậy, doanh nghiệp phải dựa trên phần lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, bao gồm cả lợi nhuận trong quá khứ, trên báo cáo tài chính có xác nhận của kiểm toán, đồng thời phải chứng minh được khả năng thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn khi nộp hồ sơ bằng văn bản xin phép Uỷ ban chứng khoán Nhà nước hay gửi thông báo cho Uỷ ban biết về việc trả cổ tức bằng cổ phiếu.
Trong đó, thu nhập từ đầu tư vốn là khoản thu nhập dưới hình thức cổ tức nhận được từ việc góp vốn cổ phần vào công ty phục vụ sản xuất, kinh doanh; thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán là khoản tiền lãi nhận được từ việc chuyển nhượng cổ phiếu (lãi vốn – khoản chênh lệch giữa giá bán và giá mua chứng khoán, giá mua chứng khoán là mệnh giá của loại chứng khoán đó khi thực hiện vốn hóa theo mệnh giá). Hơn nữa, khi đó quyết định quản trị tài chính công ty phụ thuộc nhiều vào ý kiến chủ quan của nhà quản lý dựa trên các thông tin tài chính sai lệch; ví dụ: việc chi trả cổ tức được thực hiện khi doanh nghiệp thua lỗ, thậm chí ở mức cao hoặc mức chi trả cổ tức vượt quá mức giới hạn cho phép, sau khi trả cổ tức bằng cổ phiếu, doanh nghiệp không còn đủ khả năng thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn. Theo Khoản 2 Điều 26 của Dự thảo Nghị định sửa đổi bổ sung Nghị định 139/2007/NĐ-CP , việc xác định giá ấn định cho cổ phiếu phát hành mới để trả cổ tức được quy định: “Giá trị của cổ phiếu được sử dụng để thanh toán cổ tức phải được tính theo giá thị trường tại ngày quyết định chi trả cổ tức, và mỗi cổ đông được nhận số cổ phiếu có giá trị tương đương với số cổ tức như trường hợp công ty chi trả cổ tức bằng tiền mặt”.
Thêm vào đó, để có thể mang lại hiệu quả cao hơn trong quy định pháp lý về trả cổ tức bằng cổ phiếu cũng như trong việc áp dụng vào thực tế của doanh nghiệp, có một số ý kiến chuyên gia cho rằng có thể quyết định trả cổ tức bằng cổ phiếu theo nguyên tắc vốn hoá lợi nhuận theo mệnh giá hoặc thị giá tuỳ theo tỷ lệ chi trả cổ tức bằng cổ phiếu của doanh nghiệp cao hay thấp.
Lý do chủ yếu khiến cho các công ty lựa chọn hình thức cổ tức cổ phiếu là do một mặt các công ty đang tăng trưởng nhanh nên cần thêm nhiều vốn tái đầu tư, nhưng mặt khác là do chính sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường chứng khoán vào cuối năm 2006 đầu 2007 nên việc trả cổ tức cổ phiếu sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho các cổ đông nhờ vào khoản chênh lệch giá khi bán cổ phiếu của công ty. Vì họ lập luận rằng, khi công ty trả cổ tức bằng cổ phiếu thì công ty sẽ vốn hoá lợi nhuận theo mệnh giá, nhưng khi giao dịch thì cổ đông có thể bán cổ phiếu theo giá thị trường, trong khi đó giá cổ phiếu của các công ty niêm yết đang cao hơn nhiều lần so với mệnh giá. Có một số công ty trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ khá cao như Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh Sài Gòn trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 50%, CTCP Phát triển Đầu tư Công nghệ (FPT) trả cổ tức cổ phiếu với tỷ lệ 50%, CTCP Giống cây trồng miền Nam (SSC) trả cổ tức với tỷ lệ 60%.
Mặc dù vậy, trước những biến động của nền kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường chứng khoán trong nước nói riêng, mức lợi nhuận năm 2008 của các doanh nghiệp bị thu hẹp tương đối dẫn đến việc tiến hành chi trả cổ tức đầu năm 2009 bị hạn chế. Từ tháng 6 năm 2009 đến nay, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã nhận được đầy đủ 51 bộ tài liệu báo cáo về việc phát hành cổ phiếu trả cổ tức của các doanh nghiệp; trong đó riêng từ tháng 2 năm nay đã có 27 bộ tài liệu chứng tỏ các công ty cổ phần ở Việt Nam sẽ đẩy mạnh tiến hành trả cổ tức bằng cổ phiếu trong thời gian tới6.
Hiện nay, tổ chức tư vấn mà các doanh nghiệp lựa chọn nhiều nhất để đưa ra được phương án trả cổ tức cổ phiếu tối ưu nhất là các công ty chứng khoán, vừa có kinh nghiệm, kiến thức chuyên mụn quản trị tài chớnh, vừa nắm rừ cỏc quy định phỏp luật liờn quan, đồng thời có thể thực hiện dịch vụ uỷ thác quản lý cổ đông cho doanh nghiệp. Trả cổ tức bằng cổ phiếu là một quá trình phức tạp, bao gồm tổng thể các bước từ soát xét, phân tích, đánh giá môi trường nội bộ và ngoại vi doanh nghiệp; tư duy lại tầm nhìn, mục tiêu và chiến lược phát triển của công ty; đồng thời đánh giá phương án kế hoạch đầu tư sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; đưa ra các giải pháp tối ưu nhất về cấu trúc vốn công ty cũng như phương án phân phối lợi nhuận hiệu quả cho các cổ đông hiện hữu; cuối cùng là chọn lọc và triển triển khai phương án tối ưu đó nhằm mang lại giá trị gia tăng cho doanh nghiệp và cổ đông. Bên cạnh đó, khe hổng pháp lý liên quan đến vấn đề này vẫn còn tồn tại, nguyên nhân là do phương thức phân phối lợi nhuận này khá mới, mới xuất hiện và được thực hiện ở Việt Nam từ năm 2004, cả cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp đều chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc giám sát, phân tích và triển khai thực hiện.
Từ đó, Hội đồng quản trị công ty đề xuất chủ trương và xin ý kiến của Đại hội đồng cổ đông về phương án trả cổ tức bao gồm các nội dung: mục đích của việc trả cổ tức bằng cổ phiếu, giá trị cổ tức dự tính cho các cổ đông, số cổ phiếu phát hành mới được dùng để trả cổ tức và tỷ lệ cổ phiếu mới/ cổ phiếu hiện có, giá trị cổ phiếu dùng để trả cổ tức, giá phát hành,…. • Quyết định sơ bộ về phân phối lợi nhuận của công ty cho cổ đông thường được các nhà quản trị đưa ra dựa trên kết quả kinh doanh thể hiện trong Báo cáo tài chính tổng kết năm tài chính của doanh nghiệp, đồng thời được sửa đổi, bổ sung sau khi nhận được Báo cáo kiểm toán Báo cáo tài chính từ đơn vị kiểm toán độc lập.