MỤC LỤC
(Nguồn: Bộ Thương mại – Trung tâm tư vấn và đào tạo kinh tế thương mại) Những mặt hàng mà Hoa Kỳ nhập khẩu tăng mạnh chủ yếu là giày dép, may mặc, máy móc, điện tử, đồ gỗ, đồ chơi, nông sản chế biến. Đây cũng chính là những mặt hàng mà chúng ta có thế mạnh về thủ công và lao động rẻ như giày dép, may mặc, thủ công mỹ nghệ truyền thống… Chúng ta cũng đã nghiên cứu để có thể ngày càng phát triển được những mặt hàng này nhằm đáp ứng được một thị trường đầy tiềm năng nhưng cũng đầy khó khăn và đòi hỏi cao như thị trường Hoa Kỳ.
Luật này bao gồm thẩm quyền thương lượng ký hiệp định với các nước khác, việc lập ra cơ quan đại diện buôn bán Hoa Kỳ (hiện nay là Carla Hill ) và điều khoản định hướng các hoạt động buôn bán, sự đền bù tổn thất cho các ngành công nghiệp gây ra bởi sự cạnh tranh nhập khẩu. Nó bao gồm khái niệm “nguồn hàng ngoại có sẵn”, nghĩa là không kiểm soát xuất khẩu đối với hàng hóa sẵn có từ các nguồn khác, gồm cả một số chế tài nghiêm khắc đối với việc vi phạm quy định kiểm soát xuất khẩu của Hoa Kỳ, thậm chí có thể mất mọi quyền xuất khẩu.
- Thứ nhất, những thành công của GATT trong việc giảm và ràng buộc thuế quan ở mức thấp cộng với một loạt các cuộc suy thoái kinh tế trong những năm 70 và 80 đã thúc đẩy các nước tạo ra các loại hình bảo hộ phi quan thuế khác nhau để đối phó với hàng nhập khẩu hoặc ký kết các thoả thuận song phương dàn xếp thị trường, đồng thời làm nảy sinh nhiều hình thức hỗ trợ và trợ cấp mới. Tạo ra diễn đàn đàm phán giữa các thành viên về quan hệ thương mại giữa các nước này về các vấn đề được đề cập đến trong các Hiệp định WTO cũng như các vấn đề mới thuộc thẩm quyền của mình, và tạo khuôn khổ để thực thi kết quả của các cuộc đàm phán đó. Ví dụ, trong thương mại hàng hoá, nếu một thành viên dành cho sản phẩm từ bất kỳ thành viên nào mức thuế quan hay bất kỳ một ưu đãi nào khác thì cũng phải dành mức thuế quan hoặc ưu đãi đó cho sản phẩm tương tự của tất cả các quốc gia thành viên khác một cách ngay lập tức và vô điều kiện.
Trong khi nguyên tắc MFN yêu cầu một thành viên không được phép áp dụng đối xử phân biệt giữa các thành viên thì nguyên tắc NT yêu cầu một nước phải đối xử bình đẳng và công bằng giữa hàng hoá nhập khẩu và hàng hoá tương tự sản xuất trong nước. Nguyên tắc MFN và NT lúc đầu chỉ được áp dụng trong lĩnh vực thương mại hàng hoá, sau khi WTO ra đời thì nó được mở rộng cả sang thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại và các lĩnh vực khác, tuy vậy mức độ áp dụng của các nguyên tắc này trong các lĩnh vực là khác nhau. - Trong thương mại dịch vụ: MFN và NT cũng được áp dụng với những lĩnh vực mà một thành viên đã cam kết mở cửa thị trường, với những lĩnh vực dịch vụ còn duy trì hạn chế thì việc dành MFN và NT tuỳ thuộc vào kết quả đàm phán các cam kết cụ thể.
Với 3/4 số thành viên của mình là các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi, một trong những nguyên tắc cơ bản của WTO là khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế, dành những điều kiện đối xử đặc biệt và khác biệt cho các quốc gia này, với mục tiêu đảm bảo sự tham gia sâu rộng hơn của họ vào hệ thống thương mại đa phương. Thành viên sáng lập là những nước tham gia ký kết Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT 1947 và phải ký, phê chuẩn Hiệp định về WTO trước ngày 31-12-1994 (tất cả các bên ký kết GATT 1947 đều đã trở thành thành viên sáng lập của WTO).
26-10-2006: Kết thúc phiên đàm phán đa phương cuối cùng, Ban Công tác chính thức thông qua toàn bộ hồ sơ gia nhập WTO của Việt Nam. 7-11-2006: WTO triệu tập phiên họp đặc biệt của Đại Hội đồng tại Geneva để chính thức kết nạp Việt Nam vào WTO. - Các mức cắt giảm này có thể so sánh tương ứng với các mức cắt giảm trung bình của các nước nước đang phát triển và đã phát triển trong vòng đàm phán Uruguay ( 1994 ) như sau: trong lĩnh vực nông nghiệp các nước đang phát triển và đã phát triển cam kết cắt giảm là 30% và 46%; với hàng công nghiệp tương ứng là 37% và 24%; Trung quốc trong đàm phán gia nhập của mình cam kết cắt giảm khoảng 45% thuế nhập khẩu (từ 17,5% xuống 10%).
Những ngành mà Việt Nam cam kết tham gia đầy đủ là sản phẩm công nghệ thông tin (ITA), dệt may và thiết bị y tế. Những ngành mà Việt Nam tham gia một phần là thiết bị máy bay, hoá chất và thiết bị xây dựng. Trong các Hiệp định trên, tham gia ITA là quan trọng nhất, theo đó khoảng 330 dòng thuế thuộc diện công nghệ thông tin sẽ phải có thuế suất 0% sau 3-5 năm.
Thực hiện ngay khi gia nhập (theo HĐ dệt may đã có với EU, US). Ngoài ra, tham gia không đầy đủ một số HĐ khác như thiết bị khoa học, thiết bị xây dựng….
Khi Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực, Chính phủ Hoa Kỳ đã ngay lập tức và vô điều kiện dành cho hàng hóa của Việt Nam hưởng Quy chế Tối huệ aquốc (tức là được đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà Hoa Kỳ đã dành cho hàng hóa tương tự của bất kỳ nước thứ ba nào khác) và sau khi Việt Nam gia nhập WTO thì mối quan hệ thương mại giữa hai quốc gia càng trở nên thắm thiết hơn. Nhập khẩu phế liệu từ ngành công nghiệp thực phẩm và thức ăn gia súc đạt giá trị 169 triệu USD; thịt và nội tạng làm thực phẩm 116,8 triệu USD; lò phản ứng và máy móc thiết bị cơ khí 112 triệu USD; phương tiện giao thông 74 triệu USD; bông vải sợi 57 triệu USD; và đồ gỗ 55 triệu USD. Tuy nhiên, ta ̣i Hội nghị quốc tế về an toàn sản phẩm và các chất bị hạn chế đối với mặt hàng dệt may và giày dép nhập khẩu vào Hoa Kỳ, do Hiệp hội May mặc và Da giày Hoa Kỳ (AAFA) phối hợp với Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) tổ chức, Bà Nancy Nord, Ủy viên Ủy ban an toàn hàng tiêu dùng Hoa Kỳ nhấn mạnh: “Bắt đầu từ 1/1/2011, Hoa Kỳ sẽ chính thức áp dụng các luật mới về tiêu chuẩn an toàn sản phẩm và các chất bị hạn chế đối với hầu hết các mặt hàng xuất khẩu được coi là thế mạnh của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ, như sản phẩm giày da, may mặc, đồ gỗ, các mặt hàng tôm, cá..”-.
Đã thế, trong khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ, Viê ̣t Nam vẫn còn gặp khó khăn do chưa được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập chung dành cho các nước đang và kém phát triển (GSP) cũng như một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Viê ̣t Nam đang phải chịu thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ như cá tra, các basa và tôm. Cụ thể, cá tra Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ sẽ gặp khó khăn với quy định về nhập khẩu phải truy xuất nguồn gốc theo đạo luật Lacey; dệt may có thể bị liên đới cùng từ các vụ kiện chống lại Trung Quốc. Chính phủ Hoa Kỳ trên tinh thần hợp tác, không muốn các doanh nghiệp Việt Nam đi vào “vết xe đổ” như đối với Trung Quốc nên mong muốn các doanh nghiệp của Việt Nam cần có những đổi mới trong các khâu nguyên liệu đầu vào, công nghệ và hợp tác với một đơn vị thứ 3 trong việc đảm bảo đủ các tiêu chuẩn xuất khẩu hàng hóa vào Hoa Kỳ.
Theo đó, phương hướng phát triển kinh tế - thương mại của Việt Nam trong năm 2011 và những năm tới, Hoa Kỳ vẫn là một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng nhất, do nhu cầu nhập khẩu của quốc gia này tương đối lớn và đa dạng, nhất là đối với những mặt hàng mà Việt Nam đang và có tiềm năng xuất khẩu lớn như dệt may, giày dép, đồ gỗ, thủy hải sản, điện tử và gia công cơ khí. Trung tuần tháng 12 vừa qua, đoàn công tác của các bộ, ngành và một số hiệp hội lên đường sang Mỹ nhằm tìm cách hạn chế một số rào cản dự kiến sẽ được dựng lên với hàng xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới.