Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Từ Liêm

MỤC LỤC

Vai trò của hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu

Đối với doanh nghiệp

Điều này đòi hỏi các hai bên người NK và người XK phải có nguồn vốn tương đối lớn để có thể đáp ứng được các yêu cầu của quá trình thu mua, chế biến và sản xuất đối với nhà XK và quá trình thanh toán đối với nhà NK. Có thể nói thông qua sự tài trợ của ngân hàng, doanh nghiệp sẽ có được sự hậu thuẫn to lớn không chỉ về vốn mà về cả uy tín trên thị trường quốc tế giúp cho doanh nghiệp thực hiện được những thương vụ lớn trôi chảy, quan hệ được với các khách hàng tầm cỡ thế giới, từ đó nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường thế giới.

Đối với ngân hàng thương mại

Trong các trường hợp này cùng với sự bảo lãnh của ngân hàng phía đối tác nước ngoài sẽ hoàn toàn an tâm về khả năng thực hiện hợp đồng của nhà xuất khẩu cũng như khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu. Đồng vốn tín dụng gắn liền với thương vụ, trong nhiều trường hợp vốn tín dụng được thanh toán thẳng cho bên thứ 3 mà không thông qua bên xin cho vay như ngân hàng thanh toán thẳng tiền hàng nhập khẩu, thanh toán tiền nguyên vật liệu cho các đại lý gom hàng của nhà xuất khẩu…Việc làm này sẽ hạn chế được tình trạng doanh nghiệp xin vay vốn sử dụng vốn sai mục đích, giúp ngân hàng hạn chế rủi ro tín dụng.

Đối với nền kinh tế

Ngoài ra thông qua tín dụng TTXNK, các ngân hàng còn mở rộng được quan hệ với các doanh nghiệp và ngân hàng nước ngoài, từng bước nâng cao hình ảnh, uy tín của ngân hàng trên thị trường quốc tế. Bởi nhờ có vốn vay của ngân hàng mà các hàng hoá theo nhu cầu của thị trường có thể thực hiện thường xuyên và liên tục hơn góp phần nâng cao tính năng động của nền kinh tế, ổn định thị trường.

Các hình thức tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại

    Khi thực hiện nghiệp vụ chiết khấu, các ngân hàng thường gặp một số rủi ro như chiết khấu phải những hối phiếu không hợp lệ, được lập trên hành vi gian lận thương mại hay người có nghĩa vụ trả tiền hối phiếu không có khả năng thanh toán và từ chối thanh toán trả tiền khi hối phiếu đến hạn. Bảo lãnh ngân hàng là một trong những hình thức cấp tín dụng, được thực hiện thông qua sự cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng với bên có quyền về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.

    ĐẨY MẠNH TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

    • Vai trò
      • Các chỉ tiêu đánh giá việc đẩy mạnh hoạt động tín dụng TTXNK
        • Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động đẩy mạnh tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại

          Đối với hoạt động TDTTXK cũng vậy, ngoài việc phải cung cấp một dịch vụ hoàn hảo khép kín thì bản thân mỗi ngân hàng cần đưa ra và thực hiện một số biện pháp có tính khả thi nhằm gia tăng số lượng khách hàng, gia tăng lợi nhuận cho mình như nới lỏng các điều kiện cho vay nhằm tạo điều kiện cho nhiều khách hàng được tiếp cận với nguồn vốn vay hay đưa ra các chính sách ưu đãi hợp lý dành cho khách hàng. Ngược lại đối với những doanh nghiệp mới tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế, kinh nghiệm còn rất ít dễ gặp phải các rủi ro như: bị đối tác nước ngoài lừa giao hàng nhưng không thanh toán hoặc bị ép phải bán lỗ với với DNXK hay bị giao hàng thiếu, không đúng với số lượng, chất lượng như thoả thuận đối với DNNK…Những rủi ro với khách hàng XNK cũng sẽ ảnh hưởng tới ngân hàng tài trợ, ngân hàng sẽ khó thu hồi được các khoản tài trợ của mình, nguy cơ nợ quá hạn tăng cao ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng nói riêng và hoạt động đẩy mạnh tín dụng TTXNK nói chung.

          CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

          Hoạt động sử dụng vốn

          Bên cạnh cho vay cá nhân, hộ gia đình, các doanh nghiệp Nhà nước, Ngân hàng Từ Liêm còn mở rộng cho vay với tất cả các doanh nghiệp tổ chức cá nhân trong nước như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Nguyên nhân làm cho NH không đạt tăng trưởng so với kế hoạch được giao là do tình hình năm 2007 có nhiều biến động phức tạp chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, nhiều DN vừa và nhỏ trên địa bàn hoạt động không ổn định năng lực tài chính thấp, quản trị yếu kém dẫn tới khả năng tiếp cận vốn của NH còn gặp nhiều khó khăn, trình độ cán bộ và công nghệ còn hạn chế..Thêm vào đó là do vào những tháng cuối năm NH Từ Liêm thực hiện văn bản số 4247/NHNo-.

          Bảng 2.1: Cơ cấu tín dụng theo thời gian giai đoạn 2006-2008.
          Bảng 2.1: Cơ cấu tín dụng theo thời gian giai đoạn 2006-2008.

          Hoạt động thanh toán quốc tế

          Bước sang năm 2008 mặc dù kim ngạch XNK đạt 63 tỷ USD tăng 29.5% so với năm 2007 nhưng hoạt động XNK gặp khá nhiều khó khăn đặc biệt là sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra trên phạm vi toàn cầu làm cho giá của nhiều mặt hàng XK đồng loạt giảm mạnh, nhiều đơn hàng bị đối tác nước ngoài huỷ bỏ hoặc giảm sút tiêu biểu là ngành dệt may và thuỷ sản. Hiện nay phòng Thanh toán quốc tế & Kinh Doanh Ngoại Hối mới chỉ có 4 CB dẫn tới tình trạng một CB phải kiêm nghiệm nhiều công việc dễ gây sai sót và rủi ro trong quá trình thực hiện nghiệp vụ TTQT.

          Các hoạt động khác

          Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ phát triển sẽ hỗ trợ cho hoạt động thanh toán quốc tế phát triển, tạo thuận lợi cho khách hàng trong quá trình thực hiện thanh toán L/C, chuyển tiền, nhờ thu..Tuy nhiên tình hình hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NH Từ Liêm trong những năm qua cũng gặp khá nhiều khó khăn do sự biến động của tỷ giá và do những quy định của NH Nhà Nước và NHNo&PTNT Việt Nam. Chỉ đến năm 2008 dịch vụ phát hành thẻ quốc tế mới phát sinh nhưng số lượng vẫn còn ít với 17 thẻ trong đó có 3 thẻ phụ với tổng số tiền là 11.9 triệu đồng, phí thu về từ dịch vụ còn rất ít chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng doanh thu của cả NH.

          Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng

          Tuy nhiên sang năm 2007 và 2008 nhờ những biện pháp điều chỉnh kịp thời mà hoạt động của NH đã khởi sắc trở lại và đạt được lợi nhuận dương vượt kế hoạch đã đề ra trong năm 2006. Đặc biệt một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng đầu tư trung hạn một số dây chuyền công nghệ nhưng đến nay những dây chuyền đó không phát huy được hiệu quả, doanh nghiệp khó khăn trong việc trả nợ gốc và lãi vay.

          THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NHNo&PTNT TỪ LIÊM GIAI ĐOẠN 2006-2008

          • Một số quy định về tài trợ tín dụng XNK
            • Tình hình hoạt động tín dụng TTXNK của NHNo&PTNT Từ Liêm giai đoạn 2006-2008

              Đặc biệt trong 3 năm trở lại đây, nhất là khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, nhu cầu vay vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ngày càng gia tăng tạo điều kiện thuận lợi cho NH Từ Liêm trong việc mở rộng quy mô vốn tài trợ XNK. Sở dĩ dư nợ tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao là do NH Từ Liêm chỉ chú trọng vào cho vay các khoản vay ngắn hạn, các khoản vay trung- dài hạn vẫn chưa được ngân hàng thực sự quan tâm vì đầu tư cho các khoản vay trung- dài hạn thường có thời gian thu hồi vốn lâu, rủi ro cao hơn so với các khoản vay ngắn hạn.

              Bảng 2.2: Quy mô tín dụng TTXNK   -     NHNo&PTNT Từ Liêm.
              Bảng 2.2: Quy mô tín dụng TTXNK - NHNo&PTNT Từ Liêm.

              GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT

              • MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH NHNo&PTNT TỪ LIÊM TRONG THỜI GIAN TỚI
                • GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TTXNK TẠI NHNo&PTNT TỪ LIÊM
                  • Một số kiến nghị

                    Trong điều kiện nền kinh tế còn đang trong quá trình phát triển và hội nhập, hành lang pháp lý chưa đồng bộ, sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn, tình hình xuất nhập khẩu còn chịu tác động mạnh mẽ của những biến động trên thị trường thế giới…nên hoạt động tín dụng TTXNK nói chung và hoạt động đẩy mạnh tín dụng TTXNK của NH Từ Liêm trong những năm qua hiệu quả chưa cao, chưa thực sự phát huy được những mặt tích cực, vẫn tồn tại nhiều hạn chế. Có thể nói trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì tăng cường hoạt động Marketing là giải pháp cần thiết và quan trọng đối với NH Từ Liêm nhằm mở rộng hoạt động và thiết lập quan hệ với khách hàng vay vốn một cách thường xuyên và lâu dài, nâng cao số lượng khách hàng, tạo sự gắn bó chặt chẽ và có lợi cho cả doanh nghiệp và ngân hàng, đảm bảo sự phát triển bền vững ổn định và lâu dài của ngân hàng, tạo dựng và không ngừng củng cố thương hiệu trong tâm trí khách hàng.