Xử lý nước thải trong hoạt động sản xuất của cơ sở thuộc da quy mô nhỏ

MỤC LỤC

ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Trong xử lý lý học, nước thải chảy qua sàn chắn nhằm loại bỏ các chất thô ( có đường kính trên 1mm ) để tránh làm tắt bơm và đường ống. Thông thường, nước thải sau công đoạn chuẩn bị thuộc được chứa trong bể để loại bỏ sulfur. Việc loại bỏ sulfur có thể được thực hiện nhờ quá trình oxy hóa bằng không khí với sự có mặt của muối Mn2+ hoặc dùng muối sulfat sắt, clorur sắt để kết tủa sulfur.

Việc dùng sulfat có bất lợi là các chất đông tụ bị sẫm màu và các chất này nếu không được lắng tốt sẽ làm cho nước thải sau này có màu tối, thể tích bùn lớn. Do vậy, người ta sử dụng chủ yếu là phương pháp oxi hóa bằng không khí có muối Mn2+ làm chất xúc tác. Phương pháp này đơn giản, giá thành thấp, việc thông khí có thể thực hiện trong các tháp cao với thiết bị sục khí trên bề mặt hoặc có một bộ phận khuyếch tán không khí ở dưới đáy.

Nước thải của công đoạn chuẩn bị thuộc, sau khi được loại bỏ sulfur cùng với chất thải sau quá trình thuộc được bơm vào bể hòa trộn. Sự hòa trộn này rất quan trọng vì nước thải trong 1 ngày ở các nhà máy thuộc da khác nhau rất nhiều về cả số lượng và chất lượng. Việc điều chỉnh không khí cũng thúc đẩy quá trình kết bông của nước thải, với bề sâu 2-4m lượng không khí sục vào tốt nhất la 3-4m3/h cho một m2 bề mặt bể.

Quá trình xử lý hóa lý này cho phép loại bỏ tới 95% các chất rắn lơ lửng và khoảng 70% BOD. Quá trình này thực hiện trong bể lắng hình trụ có đáy nghiêng 60o để bùn tự lắng xuống, đối với lưu lượng nước thải nhỏ hơn 30m3/h hoặc trong những bể có bộ phận gạt bùn với lưu lượng nước làm đặc lại. Để giảm chi phí vận chuyển, người ta loại bớt nước trong bùn bằng cách phơi trong sàn có chiều sâu 30- 50cm hay dùng một thiết bị cơ học để ép nước.

Việc xử lý sinh học xảy ra ở trạng thái ưa khí hay kỵ khí là tùy thuộc vào sự có mặt của không khí hay không. Sau xử lý sơ bộ, nước thải thuộc da vẫn còn chứa một lượng đáng kể các chất ức chế quá trình sinh học do đó cần phải pha loãng chúng. Thực tế nước thải này thường được xử lý cùng với nước thải sinh hoạt chung trong cùng hệ thống xử lý nước thải thành phố.

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN ĐỂ LOẠI BỎ, GIẢM THIỂU CHẤT THẢI

 Tăng sường kiểm soát lượng nước sử dụng trong sản xuất: thường chỉ có 50% lượng nước tiêu tốn là thật sự cần thiết cho các công đoạn sản xuất, phần còn lại chảy tràn, chảy không sử dụng và làm vệ sinh nhà xưởng không hợp lý. Điều này không những làm giảm được lượng nước mà còn giảm lượng hóa chất sử dụng do nồng độ hiệu dụng cao hơn và tác động cơ học tốt hơn.  Sử dụng mức nước thấp trong thiết bị công nghệ mới: việc lắp đặt các máy thuộc da hiện đại có thể tiết kiệm được 50% lượng nước và hóa chất sử dụng.

Dù máy mới có thể giá cao nhưng lợi ích kinh tế mang lại do tiết kiệm được nước và hóa chất sử dụng cũng như hiệu quả cao trong hoạt động giúp cho việc hoàn vốn nhanh chi phí mua máy.  Tái sử dụng các dung dịch hóa chất trong những công đoạn phù hợp: quá trình này được thực hiện với sự bổ sung hóa chất cần thiết và khảo sát thực hiện cho từng công đoạn cụ thể.  Thay thế các hóa chất sulfur: có nhiều hóa chất được đề nghị thay thế các muối sulfur như sulfat di-methilamin, Clorit sodium ( NaClO2 ), mercaptan, và các loại enzym khác nhau tuy nhiên chi phí còn cao và hiệu quả sử dụng thấp cũng như co thể tạo nên một tác động môi trường khác.  Hoàn lưu tái sử dụng đơn giản dung dịch vôi/sulfur: đã có nhiều thử nghiệm hoàn lưu dung dịch cùng với lượng hóa chất bổ sung phù hợp sau khi đã lọc dung dịch qua rây 1mm để loại các chất thải rắn lẫn trong dung dịch. Dung dịch sau một thời gian sử dụng có thể được xả bỏ định kỳ. Công đoạn thuộc crôm:. Hầu hết các công nghệ thuộc crôm thường kém hiệu quả do hiệu suất crôm định hình trên da thuộc quá thấp. Các cơ hội sản xuất sạxh hơn nhằm giảm lượng crôm trong dòng thải có thể tập trung vào các điểm sau:.  Tăng hiệu suất sử dụng crôm: trong quá trình thuộc crôm, hiệu quả của quá trình tăng khi:. +Nhiệt độ tăng. +Tăng thời gian thuộc;. +Tăng độ kiềm;. +Giảm các muối trung tính. Kết hợp các kỹ thuật này, sử dụng các hợp chất crôm có tính chất kiềm, và axít dicarboxylic có thể làm tăng hiệu xuất biểu kiến sử dụng crôm lên đấn 90%. Các nghiên cứu gần đây quan tâm đến việc kết hợp các axít dicarboxilic và muối của nó trong quá trình thuộc. Tuỳ thuộc vào điều kiện vận hành giải pháp này sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng crôm, giảm đáng kể lượng crôm trong dòng thải và chi phí sản xuất.  Hoàn lưu dung dịch thuộc crôm: ngoài việc tiết kiệm được hóa chất có thể lên đến 20% lượng crôm sử dụng ) còn giảm được tải lượng ô nhiễm.

 Tạo kết tủa và thu hồi crôm trong dòng thải: một giải pháp để giảm bớt crôm thải vào môi trường là thu hồi crôm dưới dạng hydroxyt kết tủa sau khi cho dung dịch kiềm vào để điều chỉnh pH. Tiêu chuẩn này đễ đánh giá chất lượng của một vùng nước ngầm, để giám sát tình trạng ô nhiễm nước ngầm trong một khu vực nhất định. Tiêu chuẩn này quy định giá trị giới hạn các thông số cơ bản (bao gồm bụi lơ lửng, CO , NO2, SO2, O3 và chì) trong không khí xung quanh.

Tiêu chuẩn này quy định giá trị nồng độ tối đa của các chất vô cơ và bụi trong khí thải công nghiệp (tính bằng mg/m3 khí thải) khi thải vào không khí xung quanh. Khí thải công nghiệp nói trong tiêu chuẩn này là khí và khí có chứa bụi do các quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động khác tạo ra. Tiêu chuẩn này áp dụng để kiểm soát nồng độ các chất vô cơ và bụi trong thành phần khí thải công nghiệp trước khi thải vào không khí xung quanh.

Danh mục và giá trị giới hạn nồng độ của các chất vô cơ và bụi trong khí thải công nghiệp khi xả vào khí quyển phải phù hợp với quy định trong bảng 1. Đối với khí thải của một số hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đặc thù, khi thải vào khí quyển phải theo quy định ở các tiêu chuẩn riêng. Chú thích: Phương pháp lấy mẫu, phân tích, tính toán để xác định giá trị nồng độ các thành phần vô cơ và bụi cụ thể trong khí thải công nghiệp được quy định trong các TCVN tương ứng.

Tiêu chuẩn này dùng để kiểm soát nồng độ các chất hữu cơ trong thành phần khí thải công nghiệp trớc khí thải vào không khí xung quanh. Tên, công thức hoá học và giá trị giới hạn nồng độ của các chất hữu cơ trong khí thải công nghiệp khi xả vào khí quyển phải phù hợp với quy định trong bảng 1. Đối với khí thải của một số hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đặc thù, khi thải vào khí quyển phải theo quy định ở các tiêu chuẩn riêng.

Chú thích: Phương pháp lấy mẫu, phân tích, tính toán để xác định giá trị nồng độ các chất hữu cơ cụ thể trong khí thải công nghiệp được quy định trong các TCVN tương ứng.

Bảng 1 _ Giá trị giới hạn cho phép của các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mặt
Bảng 1 _ Giá trị giới hạn cho phép của các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mặt