Phân tích và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Công ty May Thăng Long sang thị trường Mỹ

MỤC LỤC

Nguyên vật liệu

Tuy nhiên, việc xuất khẩu vào các nước có tính cạnh tranh cao thì việc chấp nhận nguyên phụ liệu của nhà nhập khẩu, có nghĩa nhà nhập khẩu kiêm luôn nhà cung cấp nguyên phụ liệu, thường cơ hội thâm nhập thị trường lớn hơn. Điều đó cũng cho thấy sự mâu thuẫn giữa việc tăng khả năng cạnh tranh, khả năng thâm nhập thị trường với việc sử dụng các yếu tố đầu vào từ thị trường nội địa, giảm sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp nguyên phụ liệu nước ngoài.

Bảng 5: Tình hình sử dụng nguyên phụ liệu may và giá trị nguyên phụ  liệu sử dụng trong sản xuất sản phẩm xuất khẩu
Bảng 5: Tình hình sử dụng nguyên phụ liệu may và giá trị nguyên phụ liệu sử dụng trong sản xuất sản phẩm xuất khẩu

Đặc điểm về thị trường tiêu thụ

- Công ty liên hệ trực tiếp, đều đặn với các khách hàng và thị trường nước ngoài, biết được nhu cầu của khách hàng và tình hình thị trường nói chung nên có thể thay đổi sản phẩm, cải tiến sản phẩm, đưa sản phẩm mới cũng như các hoạt động bán hàng mới trong những trường hợp cần thiết. Ngoài ra Công ty còn xuất sang các thị trường khác như Nhật, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Israel, Angola… Trong các kế hoạch sản xuất kinh doanh, việc mở rộng thị trường tiêu thụ, đặc biệt là những thị trường phi hạn ngạch luôn được ban lãnh đạo Công ty quan tâm.

Bảng 6: Tình hình xuất khẩu của Công ty may Thăng Long theo  trị giá FOB qua các năm từ 2001 – 2004
Bảng 6: Tình hình xuất khẩu của Công ty may Thăng Long theo trị giá FOB qua các năm từ 2001 – 2004

Máy móc thiết bị

Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, Công ty đã mạnh dạn đầu tư máy móc thiết bị mới từ các nước có nền công nghiệp tiên tiến như: Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, từ đó tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm may mặc của công ty trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. Về quy trình công nghệ, Công ty may Thăng Long là một doanh nghiệp lớn chuyên sản xuất và gia công các mặt hàng may mặc theo quy trình kép kín từ A đến Z (bao gồm: cắt, may, là, đóng gói, đóng thùng) với các loại máy móc chuyên dùng và số lượng sản phẩm tương đối lớn được chế biến từ nguyên liệu chính là vải.

Bảng 9: Giá trị máy móc thiết bị
Bảng 9: Giá trị máy móc thiết bị

Chiến lược hướng ra xuất khẩu của Công ty

Như vậy, quy trình công nghệ sản xuất mà công ty đang áp dụng là quy trình công nghệ kộp kớn, từng bộ phận chuyờn mụn hoỏ rừ rệt vỡ thế tiết kiệm nguyờn vật liệu, nõng cao năng suất lao động, đảm bảo chất lượng sản phẩm làm ra đạt tiêu chuẩn mà công ty đã xây dựng. Ban lãnh đạo Công ty luôn là người khởi sướng và chỉ đạo thực hiện những sáng tạo mới, đóng góp rất lớn trong việc hoạch định các chủ trương, chính sách, đưa ra các giải pháp cho sản xuất kinh doanh thích ứng với từng thời kỳ cụ thể, từng thị trường cụ thể.

Tiềm năng xuất khẩu và vài nét về hoạt động xuất khẩu của Công ty trong những năm qua

Chiến lược đúng đắn do ban lãnh đạo công ty vạch ra đưa đến sự ổn định về định hướng trong sản xuất kinh doanh, vấn đề còn lại là tổ chức thực hiện định hướng đó trong những khoảng thời gian cụ thể. Theo tài liệu dự báo của Công ty, trong thời gian tới định hướng xuất khẩu của Công ty vẫn tiếp tục bám sát các thị trường truyền thống, đồng thời tăng cường công tác nghiện cứu, phát triển các thị trường mới nhằm mở rộng hoạt động xuất khẩu. Chính vì vậy, việc nắm bắt được xu hướng thị trường là rất quan trọng, nó giúp định hướng các chính sách, kế hoạch sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng được yêu cầu thị trường tốt nhất với mức chi phí thấp nhất.

Bảng 10: Tình hình xuất khẩu của Công ty qua vài năm gần đây (theo FOB)
Bảng 10: Tình hình xuất khẩu của Công ty qua vài năm gần đây (theo FOB)

PHÂN TÍCH TÌNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY MAY THĂNG LONG

Tầm quan trọng và khả năng xuất khẩu vào thị trường Mỹ

Mặc dù sản phẩm may mặc Việt Nam vẫn chưa được hưởng những ưu đãi từ phía Mỹ, phải chịu thuế suất cao cũng như bị áp dụng nhiều biện pháp hạn chế thương mại khác, nhưng sản phẩm của Công ty vẫn tìm được nhiều khách hàng Mỹ đặt hàng. Tuy những con số về tốc độ phát triển trong xuất khẩu sang thị trường Mỹ là cao, nhưng giá trị xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam nói chung, của Công ty may Thăng Long nói riêng so với tổng nhu cầu của thị trường vẫn còn quá nhỏ. Thêm vào đó, Việt Nam đang trong tiến trình đàm phán gia nhập Tổ chức thương mại quốc tế WTO và khi là thanh viên của tổ chức này thì Việt Nam sẽ được hưởng quy chế tối huệ quốc (MFN), được hưởng thuế suất thấp hơn rất nhiều so với hiện nay và theo Hiệp định ATC của WTO thì các nước thành viên sẽ không phải chịu áp dụng hạn ngạch.

Bảng 15: Tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Mỹ (trị giá FOB)
Bảng 15: Tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Mỹ (trị giá FOB)

Khả năng cạnh tranh

Mặt mạnh của Công ty may Thăng Long so với các doanh nghiệp may mặc khác trong nước là có thể thoả mãn những đòi hỏi lớn về đơn hàng của khách hàng và khả năng cạnh tranh cao với các đối thủ khác. Để tăng khả năng cạnh tranh, Công ty đã chủ động áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng, tiêu chuẩn môi trường… Hiện nay, Công ty đã triển khai áp dụng thành công bộ tiêu chuẩn ISO 9001 phiên bản 2000, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm toàn diện trên toàn Công ty, nâng cao uy tín với khách hàng. Việc đưa vào áp dụng các tiêu chuẩn trên có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty, giúp nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu, đặc biệt đối với thị trường Mỹ.

NHỮNG GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH

- Thứ hai, hoạt động xuất khẩu của Công ty chủ yếu dựa vào một số sản phẩm truyền thống, Công ty chưa chú ý đa dạng hoá sản phẩm, chưa tạo ra được bước tiến đáng kể trong việc sản xuất những sản phẩm cao cấp. Để tăng xuất khẩu sang thị trường Mỹ – một thị trường lớn nhất của Công ty hiện nay và còn chiếm vị trí lớn nhất trong tương lai gần – đòi hỏi Công ty phải có các giải pháp thích hợp để phát huy những lợi thế, khắc phục những tồn tại. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng mở rộng, trong năm 2005 là thời hạn cuối để thực hiện rỡ bỏ quota nhập khẩu theo tinh thần Hiệp định ATC đối với những nước thành viên của WTO thì cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt.

XUẤT KHẨU Ở CÔNG TY MAY THĂNG LONG TRONG THỜI GIAN TỚI

Khả năng xuất khẩu trong thời gian tới Khả năng về thị trường

    Tiềm năng thị trường lớn thì cạnh tranh cũng sẽ gay gắt, điều đang nói là các nhà xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam sẽ có thể kém lợi thế hơn trong năm 2005 khi Hiệp định dệt may của WTO (ATC) về rỡ bỏ quota và các hàng rào thương mại khác đối với hàng dệt may có hiệu lực toàn diện. Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) trong có thể vào cuối năm nay (2005) sẽ là một điều rất đáng mong đợi đối với những nhà xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam vì sẽ tăng được lợi thế trong việc tiếp cận thị trường thế giới, giảm được những bất lợi, rào cản của các chính sách thương mại mà những nước nhập khẩu có thể đơn phương áp dụng. Chủ trơng mở cửa hội nhập của Đảng và Nhà nớc đã đợc khẳng định trong các văn kiện của Đảng từ Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 cho đến nay, chủ trơng đó cũng đã đợc cụ thể hoá thành luật, cũng nh các văn bản dới luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh ngoại thơng.

    Bảng 21: Sản phẩm sản xuất chủ yếu qua những năm gần đây
    Bảng 21: Sản phẩm sản xuất chủ yếu qua những năm gần đây

    Những giải pháp kiến nghị nhằm thúc đẩy xuất khẩu

      Ngoài ra, Công ty cần tập trung vào các thị trường mà Công ty đã có hàng xuất khẩu sang như Pháp, Hà Lan, Đan Mach, Séc, Ytalia… Bên cạnh việc chú ý đến thị trường truyền thống, Công ty cần có những kế hoạch cụ thể nhằm mở rộng thị trường sang các nước thành viên khác của EU, đặc biệt là những nước thành viên mới của EU, thực hiện nghiên cứu thị trường để lấy lại các bạn hàng cũ ở Đông Âu, giữ ổn định các bạn hàng, tạo lập những mối quan hệ tin tường lẫn nhau. Nghiên cứu thị trường là công việc đặc biệt quan trọng đối với các mặt hàng may mặc do đặc điểm của nhóm hàng này rất nhạy cảm, yêu cầu cao về sự phù hợp với các tiêu chuẩn xã hội, truyền thống văn hoá, xu hướng thời trang… Đối với Công ty may Thăng Long nó càng trở nên quan trọng vì Công ty tham gia xuất khẩu và kinh doanh quốc tế rất rộng, thị trường thuộc tất cả các châu lục trên thế giới. Các hình thức quảng cáo tỏ ra có hiệu quả mà Công ty cần chú ý khai thác là thông qua các tạp chí, đặc biệt là các tạp chí thời trang, tổ chức và tài trợ các buổi trình diễn thời trang trong và ngoài nước, tham gia hội chợ triển lãm, tài trợ cho các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao, xây dựng hệ thống văn phòng đại diện, phòng trưng bày và giới thiệu sản phẩm, các cửa hàng bán lẻ.