Vai trò của các tổ chức, cá nhân trong phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cúc Phương

MỤC LỤC

Vai trò của các tổ chức, cá nhân đối với DLST tại khu vực

Đồng thời có sự phối kết hợp giữa chính quyền địa phương, các tổ chức quốc tế và ban quản lý rừng.Chính quyền địa phương ở đây là tỉnh Ninh Bình và trực tiếp hơn nữa là các xã ( Cúc Phương, Yên Nghiệp, Thạch Lâm ) là những cơ quan trực tiếp quản lí và ban hành các chính sách, cấp vốn và các quy định của nhà nước trong việc bảo tồn và phát triển DLST tại rừng Cúc Phương. Đây là một lượng tiền không nhỏ đối với một vườn quốc gia trong việc bổ sung cơ sở hạ tầng và trang thiết bị công tác.Có thể nói trong mười năm đổi mới vừa qua sự nghiệp nghiên cứu khoa học ở vườn đã phát triển một cách bước nhảy vọt, mở ra hướng mới làm cơ sở bảo tồn bền vững góp phần quan trọng vào sự nghiệp nghiên cứu khoa học nước nhà nói chung.Đồng thời các dự án trên có tính giáo dục cộng đồng rất cao,các dự án này đã đến được với người dân, giúp cho họ có những nhận thức đúng đắn về việc bảo vệ rừng. Đây là một phần quan trọng trong DLST bởi ngoài những mục đích kiếm lợi nhuận ra thì các tour này luôn mang tính giáo dục cao, làm cho du khách nhận biết được những giá trị của thiên nhiên, khuyến khích người dân giữ gìn được bản sắc dân tộc mình.Vì vậy các công ty du lịch cần một lực lượng hướng dẫn viên có chất lượng, có kiến thức sâu rộng về du lịch sinh thái.

Vì vậy trong quá trình phát triển du lịch nói chung, DLST nói riêng thì các công ty du lịch đóng một vai trò hết sức quan trọng.Từ các công ty du lịch như SaiGon touris, Ha Noi touris đều tổ chức các tour cho du khách trong và ngoài nước đi tham quan rừng với nhiều hình thức khác nhau : đi bộ, leo núi, thăm các động người xưa, đặc biệt là các tuyến du lịch mạo hiểm đi xem động vật hoang dã vào ban đêm,.các loại hình du lịch ngày càng đa dạng với nhiều tuyến du lịch phong phú.Giá cho một ngày đi khám phá rừng Cúc Phương thường là 35 USD/ngày từ Hà Nội về bao gồm các chi phí vận chuyển , vé tham quan, ăn trưa. Chính những lợi nhuận thu được từ các sản phẩm du lịch làm cho người dân nhận thức được những lợi ích mà việc phát triển du lịch sinh thái mang lại.Tuy nhiên ,vẫn còn một số lượng không nhỏ người dân có không hiểu đúng về sản phẩm du lịch.Với nỗ lực của chính quyền địa phương đến nay nhận thức của người dân vùng đệm về tầm quan trọng của công tác bảo vệ rừng đã được nâng lên một cách đáng kể. Người dân địa phương sẽ là lực lượng hướng dẫn viên tốt nhất cho du khách vì chính họ là những người hiểu biết nhất về tài nguyên tự nhiên của địa phương không phải bằng các nghiên cứu hay thí nghiệm mà từ những kinh nghiệm thực tế.Do vậy chúng ta cần kéo người dân địa phương vào các hoạt động kinh tế cũng như bảo tồn bằng cách tạo công ăn việc làm cho họ và cùng chia sẻ lợi ích và chi phí với họ.

Những khó khăn trong việc triển khai hoạt động DLST ở khu vực

Dân số vùng đệm của vườn vào khoảng 62000 người với trình độ văn hoá còn tương đối thấp, đời sống người dân còn nhiều khó khăn .Vì vậy trước đây vườn phải chịu một áp lực nặng nề về nhu cầu gỗ, củi, lương thực, lâm sản, nguồn thực phẩm hoang dã…Nạn phá rừng làm nương rẫy, khai thác lâm sản săn bắt chim thú để đáp ứng nhu cầu cuộc sống đã trở thành tập quán xưa nay của người dân ở các vùng đặc biệt là bản Mường sống ở sâu trong rừng. Tuy nhiên do vẫn còn những khó khăn về vốn cũng như các trang thiết bị cần thiết mà việc phát hiện, phòng ngừa và xử lý không được đảm bảo nên dẫn đến việc động thực vật không được bảo tồn tốt dẫn đến sự suy giảm về số lượng. Đội ngũ cộng tác viên này vào mùa được khai thác triệt để nhưng các công ty du lịch chưa hẳn đó hiểu rừ nguồn gốc và khả năng của họ đến đõu, nhiều khi chỉ qua lời giới thiệu, hay là trả lời qua loa là đã biết về du lịch cũng đủ để có vài tour kiếm thêm thu nhập.

Vốn tiếng anh ít cũng là một hạn chế của các HDV du lịch nước ta nói chung và DLST nói riêng, khi mà một trong số đó là người bản địa .Ngoài ra sự thiếu trách nhiệm trong việc chỉ dẫn và quản lý các hoạt động của du khách. Người dân địa phương là một phần không thể thiểu trong phát triển DLST tại rừng Cỳc Phương vỡ họ là người sống ở đõy từ rất lõu và họ hiểu biết rất rừ về rừng nờn sẽ rất tốt nếu họ được tham gia vào việc phát triển DLST tại địa phương. Các tổ chức quốc tế là những tổ chức không làm cho riêng một quốc gia nào trên thế giớí nên họ có những ảnh hưởng rất lớn khi tham gia vào bất cứ một dự án nào.Đặc biệt khi họ tham gia vào việc phát triển du lịch ở đâu sẽ rất tốt cho nơi đó.

Mục tiêu,chính sách và phương hướng thực hiện du lịch nói chung và phát triển du lịch sinh thái tại khu vực

Mục tiêu tổng quát là phát triển du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá, lịch sử, huy động tối đa nguồn lực trong nước và tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ quốc tế, góp phần thực hiện CNH-HĐH đất nước. - Các chính sách nhằm thu hút đầu tư không chỉ các doanh nghiệp trong nước(cả tư nhân và nhà nước)mà còn cả nước ngoài để xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại hơn, chất lượng hơn đảm bảo phát triển du lịch mà không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.Tuy nhiên trong quá trình thu hút đầu tư cũng cần có sự chọn lọc các doanh nghiệp, công ty có uy tín, có giấy phép. Sau đó xây dựng các dự án khả thi và tiến hành đánh giá tác động môi trường trước khi triển khai dự án phát triển du lịch.Cần phải có sự tham gia thực sự của các bên liên quan và cộng đồng địa phương trong suốt quá trình quy hoạch, thực hiện.

● Xây dựng chương trình giáo dục môi trường cho các đối tượng (khách du lịch, học sinh –sinh viên, người dân địa phương) giúp cho các đối tượng hiểu được giá trị của VQG, nhận thấy được các vấn đề môi trường ở các VQG và hậu quả nghiêm trọng của nó, có được những kiến thức về môi trường, có thái độ và hành động phù hợp để giải quyết các vấn đề môi trường. + Dân địa phương: sử dụng phương pháp giáo dục truyền thông hướng tới cộng đồng bao gồm: phương tiện thông tin đại chúng( phát thanh, truyền hình, báo tường, thi viết, thơ) có thiết bị nghe nhìn; giao tiếp giữa mọi người; thảo luận; sinh hoạt câu lạc bộ và các sự kiện đặc biệt như lễ hội, phong trào thể thao hay tuyên truyền qua áp phích, áo phông,…. +Học sinh –sinh viên : lồng ghép chương trình giáo dục vào môn học, đưa vào chương trình chính khóa môn đạo đức môi trường; biên soạn giáo trình giáo dục môi trường và tài liệu tham khảo cho giáo viên các cấp; tổ chức đi thăm quan thực tế khu vườn quốc gia; tổ chức các câu lạc bộ bảo tồn; biểu diễn văn nghệ… mang nhiều nội dung bảo vệ môi trường.

● Lập chương trình cụ thể về huy động nguồn vốn ODA, FDI và sử dụng nguồn vốn hợp lý và hiệu quả theo quy họạch đã được duyệt đồng thời phải phối hợp với các sở, ban ngành để triển khai các chương trình xúc tiến đầu tư xây dựng các điểm du lịch, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ du lịch. ● Bên cạnh đó chính các hoạt đông bảo tồn tài nguyên thiên nhiên củaVQG và bảo tồn các giá trị văn hóa của cộng đồng dân cư địa phương cũng góp phần xây dựng hình ảnh tốt trong mắt khách du lịch trong nước và quốc tế vì họ đến đây với mục đích chính là hưởng thụ, nghỉ ngơi, và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên hoang sơ.