MỤC LỤC
Đầu tháng 3-1978, trên cơ sở báo cáo của Tổng cục Dầu khí, Bộ Ngoại thương, Bộ Ngoại giao và các cơ quan khác, Thường trực Hội đồng Bộ trưởng kết luận chọn Nghi Sơn làm nhà máy lọc dầu số 2, thuê Technip thiết kế, vay của Pháp 500- 750 triệu phờrăng (tương đương 100-150 triệu USD) đầu tư trong hàng rào, ngoài hàng rào huy động nguồn vốn khác. Đại diện Tổng thư ký Liên hợp quốc cho rằng, Liên hợp quốc có thể giúp Việt Nam về việc cử sang Việt Nam các chuyên gia về kinh doanh dịch vụ dầu khí tại Vũng Tàu, đánh giá trữ lượng dầu khí, đàm phán hợp đồng, nghiên cứu sơ bộ việc xây dựng nhà máy lọc, hoá dầu; Việt Nam có thể vay vốn của các ngân hàng và tổ chức tài chính quốc tế để đầu tư nhà máy lọc dầu.
Phần thiết kế công nghệ, kiến trúc xây dựng do đội ngũ kỹ thuật của Ban tự làm, thiết kế cơ khí và chế tạo thiết bị giao cho Nhà máy Cơ khí Đồng Nai thuộc Sở Công nghiệp Đồng Nai, thiết kế đường ống bể chứa giao cho Xí nghiệp Đường ống bể chứa của Xí nghiệp liên hiệp Xây lắp dầu khí, thiết kế hạng mục xử lý nước thải giao cho Công ty Cấp thoát nước Bộ Xây dựng, thiết kế điều khiển giao cho Bộ môn tự động hóa Trường đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh. Song, một số vấn đề đã nổi lên: yêu cầu mua dầu thô theo giá thị trường quốc tế và thanh toán bằng USD, nên cần phải bán sản phẩm và mua ngoại tệ chuyển đổi; việc hút rót dầu thô ở ngoài biển; việc vận chuyển dầu thô vào bờ bằng xà lan trong điều kiện thời tiết xấu; đòi hỏi hạch toán kinh doanh có lãi và quan ngại về khả năng an toàn khi vận hành thiết bị tự chế… đều là những vấn đề khó giải quyết trong một thời gian ngắn đối với một cơ sở thử nghiệm.
Xí nghiệp Liên doanh Chế biến dầu khí Sài Gòn Petro hợp tác với hãng Serepco (của Việt kiều ở Pháp), tiến hành lập Luận chứng kinh tế - kỹ thuật Xưởng lọc dầu mini công suất 40.000 tấn/năm và được Hội đồng nghiệm thu của Ủy ban Khoa học - kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh nghiệm thu đầu tháng 9-1986. Sài Gòn Petro quyết định đầu tư thêm 8 triệu USD để cải tạo thiết bị mini cùng với việc xây dựng, lắp đặt hệ thống thiết bị mới phục vụ cho việc chưng cất nguyên liệu dầu thô nhẹ và condensat với công suất 350.000 tấn/năm, kể cả trang bị một phòng thí nghiệm phân tích, thử nghiệm chất lượng sản phẩm.
Đây là bước ngoặt và là nguồn tạo vốn cho Sài Gòn Petro phát triển theo hướng kinh doanh các sản phẩm dầu khí. Sài Gòn Petro sau này đã kinh doanh, phân phối sản phẩm dầu không chỉ trong phạm vi Thành phố Hồ Chí Minh mà mở rộng ra các tỉnh miền Nam và cả nước.
Cầu cảng này sau đó được chuyển giao cho Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro sử dụng trong thành. Từ đó Cảng dịch vụ dầu khí Vũng Tàu chính thức trở thành một cảng biển quốc tế.
Những năm sau, công tác dịch vụ ngày càng mở rộng, ngoài các dịch vụ nêu trên, yêu cầu dịch vụ cho Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro cũng ngày một tăng, nhất là số cán bộ công nhân viên Việt Nam vào Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro tăng nhanh, khối lượng hàng hóa, thực phẩm yêu cầu ngày càng nhiều. Như vậy, từ năm 1978 đến năm 1986, dù hoạt động trong phạm vi một tổ chức trực thuộc Công ty Dầu khí Nam Việt Nam, trực thuộc Ban Quản lý công trình dầu khí Vũng Tàu hay trực thuộc Tổng cục Dầu khí, tập thể các thế hệ lãnh đạo và người lao động Xí nghiệp Dịch vụ Dầu khí vẫn bền bỉ vượt mọi khó khăn, vừa làm vừa học, từng bước làm chủ được một lĩnh vực hoạt động mới mẻ của ngành Dầu khí, đặt nền móng cho ngành công nghiệp dịch vụ dầu khí đầy tiềm năng, đồng thời góp phần xứng đáng vào sự nghiệp vẻ vang của ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Trước khi Công ty Phục vụ đời sống được thành lập, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Phó Tổng cục trưởng Đặng Quốc Tuyển, các hoạt động của Công ty đã được tiến hành từ đầu năm 1978, với nòng cốt là một số cán bộ từ các đơn vị quân đội thuộc Tổng cục Xây dựng kinh tế của Bộ Quốc phòng, tạm biên chế về Văn phòng Tổng cục để làm các bước chuẩn bị cho sự ra đời của Công ty. Tuy số lượng sản phẩm Công ty làm ra không lớn nhưng đã góp phần quan trọng cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên chức và người lao động trong toàn Tổng cục, nhất là đối với cán bộ từ miền Bắc thường xuyên vào công tác ở các đơn vị phía Nam, anh em công nhân làm các công việc nặng nhọc, người lao động nghỉ ở các Trạm điều dưỡng và cán.
Hàng nghìn chủng loại thiết bị vật tư chuyên dùng khác, chủ yếu nhập khẩu từ Liên Xô, đã được Công ty tổ chức bảo quản, bảo dưỡng và cung ứng phục vụ cho chương trình tìm kiếm, thăm dò của ngành Dầu khí trên toàn quốc từ các giếng khoan 104 Phù Cừ (Hưng Yên), các giếng khoan ở Thái Thụy, Tiền Hải, Đông Cơ (Thái Bình), giếng 102 Giao Thủy, giếng 110 Cồn Đen - cửa Ba Lạt (Nam Định) đến giếng khoan Cà Cối, Phụng Hiệp (Đồng bằng sông Cửu Long). Trong những ngày đầu hoạt động của Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro đầy khó khăn, Công ty Vật tư Vận tải Dầu khí đã có những đóng góp quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro xây lắp thành công giàn khoan cố định số 1 mỏ Bạch Hổ, tiến tới khai thác tấn dầu đầu tiên của Việt Nam, ngày 26-6-1986.
Công ty đã hoàn thiện bãi chứa hàng kết cấu đá (theo thiết kế của Liên Xô đã sử dụng cho cảng của Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro), nhà kho bằng khung kho Tiệp, diện tích 720 m2, nhà điều hành tạm cấp 4, tiến hành mua sắm cần cẩu, xe nâng, ôtô tải… Xí nghiệp cảng dịch vụ dầu khí thuộc PSC được thành lập2 do ông Nguyễn Ngọc Lâm làm Giám đốc. Trong thời gian hơn 7 năm xây dựng và phát triển, PSC đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, thực hiện cung ứng ngày một tăng nhiều loại hình dịch vụ cho Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro và các nhà thầu dầu khí khác, nhất là dịch vụ sinh hoạt, dịch vụ đời sống, đóng góp đáng kể vào thành công của các hoạt động dầu khí trên thềm lục địa Nam Việt Nam, góp phần tạo điều kiện thuận lợi thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí cho đất nước.
Một thế hệ cán bộ nòng cốt được rèn luyện và trưởng thành từ căn cứ Phà Rừng, đã trở thành những con chim đầu đàn về dịch vụ căn cứ như các ông Đặng Thế Hưởng, Nguyễn Mạnh Hiền, Trần Ngọc Dũng, Dương Văn Dua, v.v, những người có nhiều đóng góp xây dựng và phát triển các căn cứ dịch vụ khác của ngành: căn cứ X50 (Đà Nẵng), căn cứ Vũng Tàu… và cũng chính họ là những người đã kế tiếp nhau, lần lượt đảm đương nhiệm vụ Giám đốc căn cứ dịch vụ dầu khí lớn nhất và quan trọng nhất của đất nước - Căn cứ dịch vụ dầu khí PTSC Vũng Tàu - cho đến nay. Ở đây cũng cần phải ghi nhận công lao đóng góp của Đại tá hải quân Nguyễn Văn Nhuận (Giám đốc X50), người đã bỏ nhiều công sức giúp đỡ tạo lập căn cứ dịch vụ GPTS Đà Nẵng trên chính khuôn viên Nhà máy Sửa chữa Tàu biển Hải quân X50 do ông phụ trách; ông Ngô Sách Trọng và sau đó là ông Nguyễn Quang Thường, Trưởng đại diện GPTS ở Đà Nẵng, mặc dù phải tập trung nỗ lực thực hiện những nhiệm vụ nặng nề đại diện cho Công ty điều hành dịch vụ cả khu vực miền Trung, vẫn bỏ nhiều thời gian và công sức cho thành công của căn cứ.
Nhưng Ban Quản lý công trình dầu khí Vũng Tàu làm cả hai chức năng: chức năng “Tổng thầu” (Tổng B) đối với Phía Liên Xô và Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro; đồng thời làm chức năng Chủ đầu tư nguồn vốn từ ngân sách cấp, nhận và cung cấp thiết bị, vật tư chủ yếu từ Phía Liên Xô và khai thác mọi nguồn trong nước để làm chức năng Bên A, giao thầu cho các nhà thầu trong nước. Hàng quý (hoặc đột xuất) các Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười hoặc Đồng Sĩ Nguyên vào chủ trì họp giao ban với đại diện các bộ, ngành, Tổng cục Dầu khí, Uỷ ban nhân dân Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo, đại diện các Bên A, B… Nhờ vậy các vướng mắc liên quan đến tiến độ thi công và đời sống cho cán bộ công nhân viên tham gia thi công được giải quyết nhanh chóng.
Trải qua 10 năm hình thành và phát triển, Ban Quản lý công trình dầu khí Vũng Tàu đã hoàn thành về cơ bản căn cứ dịch vụ dầu khí Vũng Tàu, góp phần không nhỏ vào thăm dò và khai thác dầu khí ở thềm lục địa phía Nam Việt Nam. 62 công trình do Ban đảm nhiệm chiếm một diện tích lớn của thành phố Vũng Tàu hiện nay, trị giá 200 triệu rúp/đôla là phần góp vốn của Việt Nam vào Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro, đó là số tiền không nhỏ vào thời đó. Ngoài việc hoàn thành căn cứ dịch vụ trên bờ, Ban Quản lý công trình dầu khí Vũng Tàu còn nhận thầu lắp ráp 12 bộ chân đế và các modul cho các giàn khoan biển, đồng thời còn tham gia xây dựng tại Trường Sa 11 cụm chân đế nhà giàn DK1 cho Bộ Quốc phòng, góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. “Công ty Chế biến và Kinh doanh sản phẩm khí” trên cơ sở tổ chức bộ máy và cơ sở vật chất của Ban Quản lý công trình dầu khí Vũng Tàu với đội ngũ 135 cán bộ công nhân viên. Cũng từ ngày đó, sứ mệnh của Ban Quản lý công trình dầu khí Vũng Tàu kết thúc để mở đầu và bước sang một lĩnh vực quan trọng mới đầy triển vọng và tiềm năng, đó là “thu gom, vận chuyển và chế biến khí đốt” từ thềm lục địa Việt Nam. Xí nghiệp Liên hiệp Xây lắp dầu khí. Thứ trưởng Bộ Xây dựng), với bản lĩnh quyết đoán và dám làm, đã nhận trách nhiệm tổ chức bộ máy Xí nghiệp Liên hiệp Xây lắp dầu khí. Cuối năm 1985, Xí nghiệp Liên hiệp Xây lắp dầu khí được chấn chỉnh, sắp xếp lại tổ chức, từ 12 xí nghiệp giảm còn 6 xí nghiệp chuyên môn hóa (Xí nghiệp Xây. dựng các công trình công nghiệp và dân dụng; Xí nghiệp Kết cấu thép, đường ống bể chứa; Xí nghiệp Thi công cơ giới; Xí nghiệp Cơ khí; Xí nghiệp Vật tư - vận tải; Xí nghiệp Sản xuất vật liệu xây dựng - mỏ đá), mở rộng quyền cho các đơn vị….
Petechim cũng đã mời chuyên gia tư vấn của Liên đoàn Xuất nhập khẩu dầu thô của Liên Xô (Soiuz - Nhefteexport) để tăng cường đào tạo chuyên môn cho các cán bộ chuyên trách xuất dầu từ khâu nghiệp vụ chi tiết, tham vấn về thị trường khu vực và lựa chọn dầu chuẩn cũng như công thức tính giá và lựa chọn nguồn tin giá niêm yết đặc biệt thị trường mua bán dầu thô khu vực châu Á - Thái Bình Dương, có tham khảo thị trường biển Bắc và Bắc Mỹ. Trong quá trình đàm phán bán spot, nhiều khách hàng quan tâm đến dầu Bạch Hổ dùng giá công bố dầu Dubai, hoặc dầu Taqing làm cơ sở hoặc áp dụng công thức giá Netback price (tính giá theo cách tính ngược lại từ giá trị sản phẩm) nhằm mua được dầu Bạch Hổ với hệ số tham chiếu & có tính tới yếu tố thị trường thấp có lợi cho khách hàng mua dầu.
Tổng công ty trực tiếp quan hệ ngoại thương, chủ động tổ chức, điều hành toàn bộ quá trình kinh doanh xăng dầu từ nhập khẩu đến bán ra cho người tiêu dùng, Tổng công ty có tên giao dịch quốc tế là Tổng công ty Xuất nhập khẩu Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Vietnam National Petroleum Import - Export Corporation - Petrolimex). Chủ trương dành một phần xăng dầu nhập khẩu để bán lẻ cho nhu cầu của xã hội đã hình thành từ năm 1986, song ở thời điểm đó chưa thực hiện được.
Để triển khai hợp đồng PSC, ta phải ký nhiều loại hợp đồng khác như hợp đồng lao động, hợp đồng dịch vụ…; cách khoán trọn gói về chi tiêu quản lý, giao dịch, hội họp…; cách xác định tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền VND, rúp, USD…; công tác kiểm toán, thanh lý hợp đồng; công tác đào tạo; tiếp nhận và quản lý nguồn viện trợ không hoàn lại…. Đây là sự hợp tác có hiệu quả và sự nỗ lực không mệt mỏi của ông Đặng Đình Cần - nguyên Vụ trưởng Vụ Tài chính - Kế toán, ông Nguyễn Quang Hạp - nguyên Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tổng cục Dầu khí và các chuyên viên, cùng với các cán bộ của Bộ Tài chính, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Ngoại thương… Chúng ta đã tính theo giá quốc tế tại thời điểm đàm phán và Phía Liên Xô đã chấp nhận; kết quả Phía Việt Nam đã góp vốn được 200 triệu rúp chuyển nhượng, gấp khoảng 50 lần giá bao cấp và là con số không nhỏ lúc bấy giờ.
Công việc kỹ thuật, công nghệ, giám đốc điều hành có thể thuê người nước ngoài, nhưng quản lý vốn, tài chính người chủ phải nắm, kiểm soát, quản lý tài chính, tài nguyên; kiểm soát được chi phí các hợp đồng thăm dò, khai thác dầu khí… Đó chính là bài học luôn ghi nhớ của những người làm dầu khí Việt Nam”1. Đường lối nhất quán của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp phát triển ngành Dầu khí Việt Nam được thể hiện rừ trong Nghị quyết số 244-NQ/TW ngày 9-8-1975 là nhanh chóng hình thành một nền công nghiệp dầu khí hoàn chỉnh bao gồm cả thăm dò, khai thác, vận chuyển, lọc dầu, hóa dầu cơ khí phục vụ ngành dầu…, nhanh chóng tìm ra và khai thác nhiều dầu khí vừa có dùng trong nước, vừa có thể xuất khẩu….
Lần đầu tiên trong lịch sử dầu khí Việt Nam chúng ta có được kính hiển vi điện tử quét, các máy phân tích sắc ký, máy đo độ phản xạ vitrinit, v.v., có cùng thế hệ với thiết bị của các nước phát triển trong hệ thống tư bản chủ nghĩa và với sự thông minh, sáng tạo của cán bộ kỹ thuật Việt Nam, hầu hết các phòng thí nghiệm này đã làm thay đổi hẳn chất lượng nghiên cứu và giúp nâng cao uy tín khoa học của Viện. Cán bộ Phía Việt Nam gồm trung tá Vũ Hồng Sơn, các đại úy Hùng, Nhì, Nhân cùng nhiều nhân viên kỹ thuật khác thuộc đơn vị 31551 của Quân đội nhân dân Việt Nam cùng các chuyên viên địa vật lý, địa chất, toán - máy tính như Hà Quốc Quân, Trần Đức Chính, Nguyễn Cao, Phạm Thu Hải, Nguyễn Văn Tiến, Phạm Kim Trung, Hoàng Thế Dũng, Hoàng Ngọc Đang, Phan Tiến Viễn, Trịnh Việt Thắng, Lê Xuân Vệ, Bùi Minh Tuấn đã làm việc hết sức tích cực.
Chương trình 22A - Chương trình nghiên cứu khoa học - kỹ thuật trọng điểm dầu khí cấp nhà nước (1986-1990), có tên là “Nghiên cứu đánh giá và phân vùng tiềm năng dầu khí, lựa chọn và ứng dụng khoa học kỹ - thuật vào công tác tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển và chế biến dầu khí ở Việt Nam’’, do Tổng cục Dầu khí Việt Nam chủ trì, tiến sĩ Nguyễn Hiệp, Phó Tổng cục trưởng làm chủ nhiệm và Viện Dầu khí Việt Nam thực hiện. Kết quả nghiên cứu các đề tài này đã góp phần giải quyết các vấn đề cũn tồn tại nhiều năm ở miền vừng Hà Nội, như đỏnh giỏ khả năng dầu khớ điệp Phong Châu, lập sơ đồ các tầng sâu (Phong Châu và trước Phong Châu); tổng hợp các tham số vật lý của môi trường trầm tích; tổng hợp các sự cố giếng khoan và biện pháp khắc phục; nghiên cứu kỹ thuật bảo tồn các giếng khai thác ở mỏ Tiền Hải, lập ngân hàng dữ liệu địa vật lý và các giếng khoan cũng như cung cấp thêm những thông tin phục vụ lập kế hoạch 1986-1990, lập cơ sở địa chất đặt giếng khoan tìm kiếm đầu tiên ở vịnh Bắc Bộ và ở trũng Phượng Ngãi; tổng hợp địa chất kỷ Đệ Tứ ở Đồng bằng sông Cửu Long, v.v.
Tổng cục cần tìm mọi biện pháp giải quyết vấn đề đào tạo thông qua nhiều con đường (nghiên cứu sinh trong nước và ngoài nước, thực tập sinh khoa học và sản xuất, làm thuê, hợp tác nghiên cứu với Liên Xô và với các nước xã hội chủ nghĩa, nếu cần thiết với các nước khác) để nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật trong ngành. Trong thời kỳ 1975-1990, hoạt động thăm dò, khai thác và nghiên cứu khoa học trong Tổng cục Dầu khí rất nhộn nhịp, các đề án đào tạo, tổ chức, sản xuất, các đề tài nghiên cứu ứng dụng thuộc tất cả các chuyên ngành trong các chương trình cấp nhà nước đến cấp ngành rất nhiều nên việc xét duyệt đề cương, nghiệm thu các báo cáo trung gian cũng như báo cáo tổng kết gần như được tổ chức liên tục.
Hội đồng Khoa học - Kỹ thuật dầu khí nhiệm kỳ 2 (giai đoạn 1985-1987) được nâng cấp chất lượng với 31 thành viên, 3 Tổng Cục phó đều tham dự Hội đồng, đó là các ông Lê Văn Cự làm Chủ tịch, Trương Thiên và Bùi Hải Ninh làm Phó Chủ tịch, và Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Khoa học - Kỹ thuật Trần Ngọc Toản là Ủy viên Thường trực. Hầu hết các tiêu chuẩn này đều dựa vào tiêu chuẩn của Liên Xô đã ban hành trước đó để biên soạn và thay đổi một số chi tiết cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam, chứ chưa có đầu tư nghiên cứu nghiêm túc như một nhiệm vụ khoa học.
Viện Dầu khí cùng với Công ty Dầu khí I phối hợp cùng Trường đại học Tổng hợp Hà Nội nghiên cứu, phân tích và sử dụng đất sét Cổ Định (Thanh Hóa) và sản xuất kiềm than bùn để điều chế dung dịch khoan sâu, thay đất sét bột bentonit và kiềm than nâu nhập của Liên Xô. Viện Dầu khí cùng Công ty Dầu khí I nghiên cứu sử dụng barit nội địa thay barit nhập khẩu và nghiên cứu sản xuất xi măng nóng chịu nhiệt độ và áp suất cao để thay thế sản phẩm nhập khẩu từ Liên Xô, dùng trong bơm trám xi măng các giếng khoan ở miền vừng Hà Nội.
Mục đích của hợp đồng này là tập hợp, phân tích và tổng hợp một cách có hệ thống các số liệu địa hóa của các bể trầm tích Cửu Long, Nam Côn Sơn bằng công nghệ hiện đại, phổ biến trong các công ty dầu khí quốc tế lớn của phương Tây, để phục vụ cho việc đánh giá tiềm năng, xác định kế hoạch tìm kiếm - thăm dò dầu khí trên thềm lục địa nước ta, đồng thời cung cấp thông tin cho các công ty dầu khí nước ngoài có mong muốn đầu tư vào dầu khí Việt Nam. Ở Nam Côn Sơn, trầm tích Miocen giữa và trên giàu vật chất hữu cơ song chúng có xu thế sinh khí nhiều hơn sinh dầu, ngược lại, tầng đá mẹ sinh dầu đặc biệt tốt lại là trầm tích Oligocen ở bể Cửu Long, phân bố phổ biến ở khu vực lô 15, thời gian đầu cũng gây ra một số tranh cãi và ngay cả tiến sĩ Barry - Giám đốc Geochem Group cũng do dự, nhưng về sau khi công tác tìm kiếm - thăm dò được mở rộng, có nhiều số liệu bổ sung, giá trị khoa học của các kết luận này đã được khẳng định.
Các ủy viên gồm các ông: Đặng Của, Vụ trưởng Vụ Khoan - Khai thác; Hồ Đắc Hoài, Viện trưởng Viện Dầu khí Việt Nam; Nguyễn Văn Kha, Phó Giám đốc Công ty Địa vật lý; Nguyễn Đình Khuông, Vụ phó Vụ Địa chất; Ngô Thường San, Phó Tổng Giám đốc Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro; Trần Ngọc Toản, Vụ phó phụ trách Vụ Khoa học - kỹ thuật; Lý Trọng, Phó Tổng Giám đốc Xí nghiệp Liên hiệp Xây lắp dầu khí; Bỳ Văn Tứ, Phó Ban chuẩn bị lọc hóa dầu; Phạm Quang Dự, Phân viện trưởng Phân viện Dầu khí phía Nam. Bên cạnh các sinh hoạt học thuật có chất lượng cao và gắn chặt với yêu cầu sản xuất trên đây, cán bộ ngành Dầu khí trong giai đoạn này còn tham gia các hội nghị khoa học của các trường đại học, viện nghiên cứu trong các vấn đề có liên quan như địa chất khu vực, cổ sinh - địa tầng, khoáng vật - thạch học, địa hóa, địa chất biển, thủy địa chất, địa chất công trình, địa nhiệt, địa mạo, địa vật lý, địa chất ảnh vệ tinh, địa chất Đệ Tứ (Q).
Nhìn chung các sinh hoạt khoa học, kể cả các hội nghị khoa học - kỹ thuật cấp quốc gia về dầu khí trong thời kỳ 1975-1990 chỉ mới tập trung vào các chủ đề địa chất - địa vật lý truyền thống, còn các lĩnh vực khoa học khác, nhất là lĩnh vực quản lý, kinh tế và các chuyên đề hiện đại trong khoa học dầu khí còn rất sơ khai, mờ nhạt. Theo quy định của lãnh đạo Tổng cục, Nội san/Tập san Dầu khí dành đăng những kết quả nghiên cứu khoa học, các bài trao đổi kinh nghiệm, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và áp dụng sáng chế phát minh vào sản xuất, các biện pháp cải tiến tổ chức, quản lý kinh tế và thông báo về những tiến bộ khoa học - kỹ thuật của ngành Dầu khí trong và ngoài nước.
Nhưng kết quả quan trọng nhất của Nội san/Tập san trong giai đoạn này chính là tập dượt, tự hoàn thiện để Tạp chí Dầu khí ra đời trong các năm sau. Sau khi được Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước chấp nhận, quy chế này được Tổng cục Dầu khí tổ chức soạn thảo với sự tham gia của Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước, Tổng cục Khí tượng thủy văn, Bộ Hải sản, Ban Biên giới của Chính phủ, và một số bộ, ngành có liên quan như Y tế, Giao thông vận tải, Tổng cục Du lịch, Công ty Bảo hiểm Việt Nam, v.v.
Để thúc đẩy công tác quy hoạch và đào tạo của Tổng cục Dầu khí, ngày 23-4- 1979, Bộ trưởng phụ trách dầu khí Đinh Đức Thiện đã ký Quyết định số 683-TC về việc thành lập Ban Quy hoạch đào tạo cán bộ, công nhân trong toàn ngành, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng và Ban Cán sự đảng của Tổng cục Dầu khí. Liên quan đến đội ngũ cán bộ dầu khí, Bộ Chính trị đã chỉ thị “Về đào tạo cán bộ, công nhân, ta yêu cầu bạn cử cố vấn và chuyên gia sang giúp ta để sau một thời gian cán bộ Việt Nam có đủ trình độ quản lý được mọi công việc, giúp đào tạo cán bộ và công nhân kỹ thuật phù hợp với nhịp độ phát triển của ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam”.
Trong những năm xây dựng và phát triển, Trường Đào tạo cán bộ, công nhân cho Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro đã có những đóng góp đáng kể trong việc chuẩn bị lực lượng cán bộ và công nhân Việt Nam cả về số lượng và chất lượng để gửi vào làm việc trong Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro, góp phần hoàn thành nghĩa vụ cung cấp nhân lực là người Việt Nam cho Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro của Tổng cục Dầu khí Việt Nam. Để tạo điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân, Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro đã hợp tác với các trường và các trung tâm đào tạo để tổ chức các khóa học ngắn hạn như Trường Công nhân kỹ thuật dầu khí, Trường Cán bộ công nhân dầu khí, Trường đại học Mỏ địa chất, Trường đại học Hàng hải, Trường đại học Bách khoa (Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh), Trường trung học Hàng hải để tổ chức các khóa học nâng cao và đào tạo sau đại học với nội dung sát với thực tế công việc của Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro.
Tuy nhiên việc “mình tự làm khó mình” khi mở rộng khu vực hoạt động ra toàn thềm lục địa, trong khi năng lực và kinh nghiệm của Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro còn hạn chế (các thiết bị địa vật lý, tàu khoan, giàn khoan tự nâng… chủ yếu mua của phương Tây; trong những năm 1981-1982, chưa có đầy đủ các đánh giá, thẩm định trữ lượng mỏ Bạch Hổ đã đặt kế hoạch khai thác vào năm 1983! phải thay đổi nhiều lần sơ đồ công nghệ khai thác sớm mỏ Bạch Hổ, lấy “dầu Bạch Hổ nuôi Bạch Hổ”, v.v.), làm chậm mục tiêu thăm dò, phát hiện các mỏ mới. Tuy nhiên, trên cơ sở đề nghị của Tổng cục Dầu khí, Chính phủ đã sớm quyết định thành lập Công ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam - Petrovietnam (cho dù mới chỉ có danh, chưa có “thực” nhiều), với biểu tượng của Công ty (sau này là Logo của Petrovietnam) cũng sớm được xác lập để “danh chính ngôn thuận” ký kết hợp đồng với các công ty dầu khí nước ngoài, song nó chính là “mầm mống” để sau này trở thành Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (Vietnam Oil and Gas Corporation), mau chóng hội nhập với cộng đồng dầu khí thế giới.
Ban Kiến thiết khu công nghiệp dầu khí Vũng Tàu (sau là Ban Quản lý công trình dầu khí Vũng Tàu). Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho Viện Dầu khí Việt Nam và Viện Nghiên cứu - Thiết kế biển của Vietsovpetro.