MỤC LỤC
Trong thời gian giới hạn 3 tháng của luận văn và theo yêu cầu của công ty thì sinh viên chỉ tiến hành xây dựng Kế hoạch triển khai 5S tại xưởng in Offset 1. Vì đây là xưởng lớn, có nhiều mặt hàng và vấn đề vệ sinh công nghiệp đang được quan tâm nên đầu tiên sẽ xây dựng kế hoạch và triển khai thử nghiệm 5S ở xưởng này.
Công ty có tổng diện tích khoảng 12.000m2, bao gồm có Khu văn phòng, Xưởng in Offset 1, xưởng in Ống đồng và xưởng Giấy. • Đánh giá lại kết quả triển khai để xem cái gì được và chưa được, từ đó có biện pháp khắc phục và rút ra kinh nghiệm khi triển khai cho các bộ phận khác.
Chương trỡnh 5S tạo ra sự ngăn nắp gọn gàng, mọi vật đều cú vị trớ rừ ràng và ngăn nắp do đó người công nhân không mất công tìm kiếm khi cần, điều đó có nghĩa là giảm thời gian chết và vô hình chung làm tăng năng suất lao động. Các chuyên gia đánh giá cần được đào tạo về kỹ năng đánh giá, lập báo cáo … Các yêu cầu đối với chuyên gia đánh giá là hiểu được yêu cầu ý nghĩa và cỏc hoạt động 5S, nắm được nội dung và cỏc yờu cầu thực hành 5S, nắm rừ các quy định, nội quy của công ty về hoạt động 5S đồng thời phải hiểu được cách thức đánh giá cũng như tiêu chí đánh giá cho từng bộ phận.
Ở mỗi cụng đoạn của quỏ trình sản xuất công ty bố trí nhân viên KCS kiểm tra chất lượng sản phẩm, đối với các sản phẩm không phù hợp với yêu cầu của khách hàng, công ty ưu tiên nhanh chóng tìm ra lỗi và biện pháp khắc phục để đảm bảo cung cấp sản phẩm đúng theo yêu cầu. Với việc hiểu biết về quy trình sản xuất, nhân lực và các điểm chính về xưởng sẽ giúp cho sinh viên xây dựng kế hoạch triển khai 5S tốt hơn và phù hợp hơn với điều kiện của xưởng.
Trước khi đào tạo, sinh viên sẽ chụp ảnh hiện trạng tại môi trường làm việc của xưởng, sau đó sẽ phân tích và cùng bàn bạc với Giám đốc Sản xuất là cô Hoàng Thị Phượng để thống nhất về các vấn đề tồn tại nổi bật nhất của xưởng, trong ngày đào tạo mọi người cùng đóng góp và cho ý kiến để tìm ra giải pháp khắc phục tình trạng trên. Để tuyên truyền cho chương trình, đồng thời giúp cho nhân viên hiểu thêm về 5S, công ty nên có một bảng hướng dẫn nhắc nhở 5S là gì, bảng này sẽ được dán ở bảng thông báo, trên tường hay một nơi nào dễ nhìn thấy trong xưởng để đảm bảo mọi người đều nhìn thấy.
Các băng rôn, biểu ngữ trên là một công cụ rất tốt cho công tác tuyên truyền 5S đến các nhân viên trong xưởng. Tại đây sẽ công bố các nhóm hay cá nhân thực hiện tốt 5S đồng thời phê phán những mặt còn hạn chế.
Thêm vào đó, chúng ta có thể sử dụng một số công cụ hỗ trợ khác như bảng tin về 5S. Chúng ta sẽ sử dụng hình ảnh để tác động trực tiếp lên ý thức của nhân viên.
Kệ đựng khuôn bế cũng lẫn lộn, chỉ có một số khuôn bế cần dùng còn một số khác thì đã cũ và không bao giờ dùng đến nhưng cũng không được dọn dẹp. Đây là hình ảnh của máy đục mắt ngỗng đã hỏng và không còn sử dụng, bị bám rất nhiều rất bụi nhưng vẫn để tại mặt bằng xưởng làm chiếm diện tích và ảnh hưởng chung đến môi trường làm việc.
Thấp (hầu như không sử dụng). Các pallet, thùng chứa… đã hỏng, cũ không còn sử dụng được. Loại bỏ hay thanh lý. Nguyên vật liệu. xuyên sử dụng) Giấy in, mực in. Việc xử lý như trên đảm bảo không bỏ sót bất cứ thứ gì, nếu thực hiện tốt như kế hoạch đã đề ra này thì công tác sàng lọc ban đầu coi như hoàn thành, mặt bằng xưởng sẽ thông thoáng hơn, và khi đó mọi người sẽ cảm nhận được rằng lâu nay mình đã lưu giữ quá nhiều những thứ không cần thiết, nơi làm việc cũng thoải mái chứ không chật chội như mình tưởng.
Thấp (hầu như không sử dụng). Chai nước, giày bảo hộ đã cũ, bỏ, không còn sử dụng. Loại bỏ ra khỏi khu sản xuất. Dụng cụ vệ sinh. xuyên) Chổi, giẻ lau. Thấp (hầu như không sử dụng). Chổi, giẻ lau đã cũ,. không còn sử dụng Loại bỏ Thiết bị. phòng cháy chữa cháy. xuyên) Vòi nước, bình cứu.
Nhân viên sẽ ghi vào ô “Quyết định” là thanh lý, đồng thời bóc nhãn và trả lại cho Ban quản đốc và Ban quản đốc sẽ lưu lại, dựa vào đó Ban quản đốc sẽ xỏc định rừ ràng số lượng loại bỏ là bao nhiờu và nhờ đú giỳp họ kiểm soỏt chặt chẽ hơn trong việc sàng lọc. Đối với nguyên nhân thứ 2 thì sẽ nhắc nhở người công nhân có ý thức loại bỏ các vật không còn sử dụng ra khỏi nơi làm việc, đồng thời cũng tiến hành sàng lọc chúng vào các thời điểm tổng vệ sinh của xưởng.
Đối với các hạng mục chưa đạt thì người đánh giá phải ghi vào ô “Biện pháp cải tiến” cái gì cần phải làm tiếp để dựa vào đó làm cơ sở cho việc cải tiến. Với việc đánh giá sàng lọc trên sẽ cho Ban chỉ đạo sẽ rà soát được cái gì mình đã làm được, cái gì chưa làm được, từ đó tiếp tục thực hiện để hoàn tất công việc sàng lọc, trả lại mặt bằng thông thoáng cho xưởng.
Sở dĩ trong bảng trên có mô tả vẽ nơi để sản phẩm lỗi, sản phẩm loại bỏ, sản phẩm dư là vì trong xưởng hiện tại có tình trạng có rất nhiều các loại sản phẩm trên nhưng nó không được tách biệt so với các sản phẩm khác, thường là nó được để ngay tại chỗ đã gia công xong, vì vậy vừa làm bừa bộn nơi làm việc vừa dễ gây nhầm lẫn với các loại mặt hàng khác. Như đã trình bày, hiện tại trong xưởng có rất nhiều vật dụng, thiết bị hỗ trợ sản xuất như: cân, kéo, dây băng dán, băng keo… nhưng chưa có vị trí đặt cụ thể, sau giờ làm việc công nhân thường hay để luôn trên bàn làm việc nên thường hay gây ra tình trạng thất lạc, không kiểm soát được và khi cần thiết thường đi kiếm mất thời gian.
Sau khi đã tiến hành sắp xếp chúng ta cần phải đánh giá xem việc sắp xếp được tiến hành đến đâu, có đạt được các mục tiêu đã đề ra hay không, hạng mục nào đã được và chưa được, hạng mục nào cần phải tiến hành tiếp, ai phụ trách và khi nào thực hiện. •Đối với dụng cụ vệ sinh: Phải đặt ở vị trớ rừ ràng và phải được thu gom hàng ngày để tránh tình trạng giấy, giẻ lau đổ ra bên ngoài như hiện tại, đồng thời người công nhân cũng phải có ý thức trong việc vứt rác, giấy vào giỏ rác, khi vứt phải cẩn thận để chúng không đổ ra sàn nhà.
Cũng như việc thực hiện Seiri hay Seiton, sau khi thực hiện Seiso chúng ta cũng tiến hành đánh giá xem chúng ta đã thực hiện đến đâu, cái gì đã làm được và chưa được để từ đó có biện pháp cải tiến hay khắc phục những gì chúng ta chưa làm được. Việc đánh giá sạch sẽ cũng dựa trên các khoản mục và các kế hoạch làm sạch mà chúngta đã đề ra và được đánh giá theo Bảng 4.15.
Máy móc Đã sơn phết lại những chỗ bị trầy, mòn Sạch sẽ, không còn bụi, vết dầu mỡ trên máy và dưới gầm máy và xung quanh máy.
Ta sẽ lập bảng phân công công việc hàng ngày cho từng khu vực và cho từng công nhân sao cho công việc xoay vòng, ai cũng tham gia vào công việc vệ sinh xưởng, và đều cảm thấy cụ thể, rừ ràng và cụng bằng, đồng thời căn cứ trờn đú để cụng ty đễ dàng xác định trách nhiệm nếu công việc vệ sinh không tiến hành như bảng phân công. •Bộ phận máy bế, máy UV và máy cắt: Vì máy bế và máy cắt làm theo giờ hành chính, mỗi người phụ trách một máy và không cố định theo ngày nên ta phân chia theo cách mỗi người tự vệ sinh máy mà hôm đó mình phụ trách, bao gồm có vệ sinh đầu giờ và vệ sinh cuối giờ.
Đồng thời chúng ta cũng tiến hành chụp ảnh khi mọi người đang làm việc để mọi người thấy được điều mình làm chưa đúng để cải thiện hay làm xuất sắc để mọi người cùng học tập theo. Đây là một công cụ trực quan rất tốt tác động trực tiếp lên tâm lý của người công nhân, có tác dụng tốt trong việc kiểm tra công việc cũng như hành động cải tiến, ngăn không lặp lại các việc làm sai trái.
Ngoài ra, Ban lãnh đạo công ty cũng nên cử người tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn nhằm tiếp cận với các phương thức quản lý mới nhằm giúp cho hoạt động công ty ngày càng hiệu quả hơn, cũng như các biện pháp mới nhằm nâng cao hiệu quả của chương trinhg 5S. •Công ty nên định kỳ tổ chức các cuộc gặp mặt nhỏ để giải đáp các thắc mắc cũng như tư vấn cho anh em công nhân trong cách làm việc và giao tiếp hằng ngày, đồng thời sẽ kết hợp với việc tuyên dương những cá nhân xuất sắc trong công việc cũng như vấn đề vệ sinh, an toàn công nghiệp.
Hoạt động trên có ý nghĩa rất lớn lao đối với mọi người sau những giờ làm việc mệt nhọc và căng thẳng. •Khuyến khích mọi người thân thiện, giúp đỡ nhau trong công việc, ý thức giữ gìn bảo vệ công ty như ngôi nhà thứ hai của mình.
Buổi đào tạo diễn ra vào 14h30 thứ 5 ngày 6 tháng 12 năm 2007 tại phòng họp công ty với sự tham gia của 49 nhân viên trong xưởng, toàn bộ thành viên ban Quản đốc, cô Hoàng Thị Phượng- Giám đốc sản xuất, chú Lê Văn Dũng – Trưởng Ban An toàn lao động. Sau ngày đào tạo, về phía công nhân đã biết được các trưởng nhóm và công việc mình phải thực hiện trong ngày tổng vệ sinh, về phía công ty thì chuẩn bị các vật dụng vệ sinh cần thiết như các loại chổi, giẻ lau, ki hốt rác… để phục vụ cho việc vệ sinh, kết hợp với đó là chuẩn bị khẩu hiệu tuyên truyền cho 5S do phòng hành chính nhân sự đảm trách theo khẩu hiệu đã thiết kế.
Trước khi sắp xếp: Các hộp màu được đặt sẵn trong thùng, khi cần sử dụng thì lấy, nhưng kệ đựng màu in có rất nhiều các hộp màu cũ, đang sử dụng dở dang lẫn lộn với các hộp màu mới chưa sử dụng nên làm mất thời gian tiềm kiếm và dễ gây lẫn lộn. Công việc vệ sinh diễn ra tốt đẹp và có sự tham gia tích cực của mọi người, và cũng đã thu được một số thành quả: máy móc sạch sẽ, sàn nhà không còn rác, trần nhà không còn mạng nhện giăng…, thế nhưng cũng có một số công việc mà xưởng chưa thực hiện được như kế hoạch: sơn lại các chỗ máy bị trầy xước, bị mờ….
Sau ngày tổng vệ sinh, hàng ngày mọi người đều dành 5 phút đầu ngày và 10 phút cuối ngày để làm vệ sinh theo công việc được phân công. Việc ghi nhận lại kết quả triển khai này là bằng chứng để sinh viên tiến hành các kết quả đạt được để có những đề xuất cải tiến.
Tuy nhiên xưởng cũng chưa thực hiện được một số khoản mục mà kế hoạch đặt ra như: chưa vẽ vạch cho vị trí đặt giẻ lau, xe nâng, hay dán nhãn cho vị trí đặt bán thành phẩm, nguyên nhân là vì trong giai đoạn này là cuối năm, số lượng mặt hàng rất nhiều, bán thành phẩm mỗi công đoạn cũng nhiều mà mặt bằng còn hạn chế nên chưa quy hoạch vị trí cho từng loại sản phẩm được. Ngoài ra các đề xuất của sinh viên về một số cải tiến vấn đề gây ra rác trong xưởng cũng chưa được áp dụng, một phần vì trong giai đoạn này số lượng đơn đặt hàng rất nhiều, mặt bằng hạn hẹp, đồng thời nếu áp dụng thì lúc đầu có thể người công nhân không quen việc dẫn đến năng suất thấp không thể đáp ứng kịp các mặt hàng cuối năm, vì vậy mà trong lúc này xưởng chưa thể thực hiện một thay đổi thói quen như vậy.
Như vậy chúng ta có thể nhận thấy về quy cách triển khai như chương trình đào tạo, phân công công việc hay các bước triển khai đã được các kết quả mong muốn, các kết quả về mức độ cảm quan môi trường như mức độ thông thoáng hay thuận tiện, ngăn nắp, sạch sẽ cũng đạt được những kết quả tích cực ban đầu. Từ những kết quả sinh viên tiến hành quan sát, phỏng vấn Ban quản đốc xưởng và một số nhân viên trong xưởng thì có thể đưa ra nguyên nhân như sau: đây là giai đoạn đầu của quá trình thực hiện nên mọi người chưa quen với những thay đổi của các nhiệm vụ mới nên dành thời gian nhiều hơn cho việc vệ sinh và còn lúng túng trong một số công việc vì vậy mà năng suất không tăng lên.
Mặt khác, chương trình cũng chưa tạo được những sự thay đổi lớn như thay đổi về cách bố trí mặt bằng, thay đổi cách làm việc hay đầu tư trang thiết bị mới nên cũng chưa thể tạo ra những sự thay đổi về năng suất cũng như cách vận hành các công việc. Như vậy, chúng ta thấy chương trình chỉ mới cải tạo về môi trường làm việc mà chưa có sự thay đổi lớn đáng kể, vì vậy nếu công ty thực sự đầu tư và quyết tâm hơn nữa thì chương trình sẽ đạt được nhiều kết quả hơn nữa.
• Thu gom và loại bỏ rác, các vật dụng hư, vật dụng không dùng đến trên máy, dưới gầm máy và xung quanh máy. • Thu gom và loại bỏ rác, các vật dụng hư, vật dụng không dùng đến trên máy, dưới gầm máy và xung quanh máy.
•Sắp xếp sản phẩm cắt, bán thành phẩm chưa cắt gọn gàng, không để vật dụng nào lấn ra lối đi. •Kiểm tra, sắp xếp thành phẩm, bán thành phẩm phun UV cắt và các dụng cụ về đúng vị trí của nó.