MỤC LỤC
FDI là nguồn bổ sung vốn cho quá trình phát triển khi mà nguồn trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu, đối với ngành nông nghiệp nó lại có vai trò quan trọng hơn khi do đặc điểm của ngành nông nghiệp mà nguồn vốn vào ngành này lại càng trở nên ít ỏi. Mặc dù nguồn vốn đầu tư còn hạn chế song, các dự án FDI đã góp phần không nhỏ trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển sản xuất hàng hoá quy mô lớn, nâng cao giá trị xuất khẩu cho nông sản Việt Nam, trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh và áp dụng các công nghệ mới, công nghệ cao, có khả năng cạnh tranh khi tham gia hội nhập.Tuy các dự án đầu tư FDI vào nước ta là không lớn và số vốn mỗi dự án còn hạn chế nhưng các dự án này đã tạo ra công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho hàng nghìn lao động trực tiếp tham gia cho các nhà máy, các khu chế. Khi có sự tham gia của họ vào ngành nông nghiệp, mở ra nhiều cơ hội cho nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới, nâng cao chất lượng nông sản, và từ đó lại giúp nước ta khai thác, tận dụng được những lợi thế của mình và tiếp tục phát triển.
Việc tăng cường thu hút vốn đầu tư vào ngành nông nghiệp sẽ tạo điều kiện cho ngành sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên đất - rừng - sông, hồ, biển… do có điều kiện đầu tư cho sản xuất, giảm thiểu tình trạng lãng phí tài nguyên đang diễn ra ở nhiều nơi do không có điều kiện đầu tư hoặc sử dụng không đúng cách. Hơn thế nữa, việc tăng cường đầu tư cũng góp phần khai thác thế mạnh của vùng, tạo nên sản phẩm mang tính đặc sản, vừa nâng cao giá trị sản phẩm, vừa sử dụng tối đa nguồn tài nguyên nông nghiệp. Chính vì vậy, để phát triển nông nghiệp trong thời gian tới, yêu cầu của việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, thu hút công nghệ khoa học kỹ thuật hiện đại vào phát triển.
Các cây trồng và vật nuôi cần nhiều công chăm sóc đều phải phân bố ở những nơi đông dân, có nhiều lao động; có nhiều loại cây trồng và vật nuôi lại cần hàm lượng kỹ thuật cao. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc nuôi con gì, trồng cây gì để không làm nảy sinh mâu thuẫn giữa các dân tộc, tôn giáo trong cùng một địa phương, một khu vực, một đất nước. Những thủ tục thông thoáng trong quá trình cấp giấy phép, triển khai dự án và quản lý dự án giúp cho các doanh nghiệp có vốn FDI tiết kiệm không nhỏ thời gian và tiền bạc cho nhà đầu tư nước ngoài trong quá trình thực hiện một dự án, do đó nhanh chóng đưa được dự án đi vào hoạt động.
Với việc sớm đi vào hoạt động, các sảm phẩm sẽ sớm ra đời, giúp các nhà đầu tư chiếm lĩnh thị trường, tăng sức cạnh tranh khiến dự án đầu tư trở nên có lãi, là cơ sở quan trọng để các nhà đầu tư nước ngoài xem xét để đầu tư hay không, và cũng là cơ sở đầu tiên đảm bảo cho nước chủ nhà có thể thu được các khoản thuế. Một thị trường sản phẩm lớn, hướng ra xuất khẩu, vừa khuyến khích được các nhà đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, vừa nâng cao được thương hiệu của sản phẩm, từ đó lại khuyến khích thu hút đầu tư.
Trước những thực trạng và nguyên nhân đã được phân tích ở trên, việc quan trọng nhất hiện nay để đẩy mạnh đầu tư để phát triển nông nghiệp và nông thôn cơ quan quản lý Nhà nước, các bộ ngành, địa phương cần phải đưa ra cơ chế chính sách phù hợp và các giải pháp để khơi thông dòng chảy FDI và để ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển một cách toàn diện tiềm năng của nó. Vì thế mục tiêu phát triển nông nghiệp là xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa mạnh, phát triển đa dạng, bền vững và hiệu quả cao trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh và áp dụng các công nghiệ mới, công nghệ cao làm ra các sản phẩm có khả năng cạnh tranh đặc biệt khi Việt Nam ra nhập WTO. Bên cạnh những chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế nhập khẩu cho các dự án FDI vào nông nghiệp như hiện nay, cần tiếp tục mở rộng biên độ ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các dự án áp dụng công nghệ sinh học để phát triển sản xuất các loại giống mới, phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp nông thôn, dịch vụ nông thôn.
Mở rộng ưu đãi thuế thu nhập cho các dự án đầu tư vào kết cấu hạ tầng và dịch vụ nông thôn không những tận dụng được nguồn vốn lớn cho phát triển hạ tầng nông nghiệp nông thôn, từ đó góp phần cải thiện môi trường đầu tư nông thôn, mà còn tạo điều kiện khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác của nông nghiệp. Trở thành thành viên chính thức của WTO, một mặt Việt Nam phải tuân thủ các cam kết về nông nghiệp, mặt khác cần vận dụng tối đa các hỗ trợ và hàng rào phi thuế quan được WTO cho phép để thu hút FDI và thúc đẩy phát triển nông nghiệp như trợ cấp dưới dạng tín dụng ưu đãi cho nông dân phát triển nguồn nguyên liệu. Với mục đích nhằm tạo ra sân chơi bình đẳng cho các loại hình doanh nghiệp, không phân biệt doanh nghiệp trong nước hay doanh nghiệp FDI trong việc tiếp cận nguồn tín dụng phát triển của Nhà nước, cần xem xét lại chính sách tín dụng đầu tư phát triển, từ đó tạo kênh hỗ trợ vốn cho các dự án liên doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, đáp ứng nguồn vốn cho các bên Việt Nam tham gia các liên doanh.
Những công việc cần làm bao gồm: xây dựng, kiên cố hóa hệ thống đường giao thông; đẩy nhanh tốc độ phát triển các nhà máy điện để đảm bảo cung cấp đủ điện năng cho sản xuất; hoàn thiện hệ thống kênh mương thủy lợi, đảm bảo nguồn cung cấp nước cho cây trồng vật nuôi; xây dựng các trung tâm thương mại và dịch vụ nông nghiệp nông thôn; nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc. + Tăng chất lượng nguồn nhân lực thông qua phát triển hệ thống đào tạo nghề ở nông thôn, hệ thống khuyến nông, đào tạo chuyên gia khoa học kỹ thuật, kiến thức kinh tế và quản lý sản xuất, kiến thức thị trường, văn hóa kinh doanh cũng như đặc điểm văn hóa của các nước có liên quan. Một trong những nguyên nhân khiến các nhà đầu tư e ngại khi đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông lâm thủy sản của Việt Nam là sự không ổn định nguyên liệu đầu vào, nguyên nhân một phần là do chính sách của Nhà nước và các địa phương chưa nhất quán, một phần là do ý thức của người dân chưa cao dẫn đến hiện tượng doanh nghiệp nào trả giá nguyên liệu cao hơn thì họ sẵn sàng phá bỏ hợp đồng đã ký để chuyển sang cung cấp cho doanh nghiệp đó.
Vì vậy, để ổn định nguồn nguyên liệu cho chế biến nông lâm thủy sản cần thực hiện các chính sách phát triển vùng nguyên liệu theo hướng hình thành các vùng sản xuất tập trung các cây công nghiệp làm nguyên liệu cho chế biến trên cơ sở nghiên cứu kỹ đất đai, khí hậu và các điều kiện sản xuất của các vùng, tránh đầu tư trồng trọt, chăn nuôi dàn trải gây lãng phí các nguồn lực mà vẫn không đảm bảo hiệu quả cung cấp đầu vào cho chế biến nông lâm thủy sản. Vì vậy Việt Nam cần có những chính sách tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm nông sản như chính phủ cần mở rộng hệ thống họat động xúc tiến thương mại đối với hàng nông thủy sản, hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp FDI trong việc xây dựng thương hiệu quốc tế cho hàng hóa, để thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu và nâng cao giá trị thương mại cho các mặt hàng này, từ đó khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mở rộng đầu tư vào Việt Nam cũng như khuyến khích các nhà đầu tư mới tham gia vào lĩnh vực này.