Nghiên cứu phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Kạn

MỤC LỤC

Điều kiện để khách hàng tham gia vào thanh toán không dùng tiền mặt

- Tuân thủ các hướng dẫn của NH nơi mở tài khoản về việc lập các lệnh thanh toán và sử dụng các phương tiện thanh toán, thực hiện giao dịch thanh toán qua tài khoản: sử dụng, luân chuyển, lưu trữ chứng từ giao dịch, đảm bảo các biện pháp an toàn trong thanh toán do NH quy định. Kiểm soát các lệnh thanh toán của khách hàng, đảm bảo lập đúng thủ tục quy định, hợp pháp, hợp lệ, và khớp với đúng các yếu tố đã đăng ký; cung cấp đầy đủ, kịp thời các loại dịch vụ, phương tiện thanh toán cần thiết phục vụ nhu cầu giao dịch của khách hàng qua Ngân hàng.

Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

    Quy định cho sử dụng séc: tờ séc cần phải điền đầy đủ các yếu tố, viết bằng mực không phai, không tẩy xoá, sửa chữa, chữ ký của chủ tài khoản phải giống chữ ký đã đăng ký với Ngân hàng; Chủ tài khoản không được ký khống trên tờ séc; Chủ tài khoản không được phép ký phát séc quá số dư, nếu vi phạm : lần 1 thì Ngân hàng sẽ nhắc nhở, lần 2 Ngân hàng sẽ thu hồi số séc chưa ký phát, bị phạt tiền, đình chỉ ký phát séc trong 6 tháng, lần 3 sẽ bị thu hồi séc, phạt tiền và bị đình chỉ ký phát séc vĩnh viễn. Nếu như thiếu một trong các yếu tố trên thì sẽ không có hiệu lực của một tờ Séc, trừ trường hợp: nếu không ghi địa điểm thanh toán thì địa điểm thanh toán là tại địa chỉ của người thực hiện thanh toán, nếu tờ séc không ghi địa điểm thanh toỏn và khụng ghi rừ địa chỉ của người thực hiện thanh toỏn thỡ tờ séc đó được thanh toán tại trụ sở chính của người thực hiện thanh toán hoặc nếu tờ séc được thanh toán qua Trung tâm thanh toán bù trừ séc theo quy định thì tờ séc sẽ được thanh toán tại trung tâm thanh toán bù trừ séc; nếu không ghi tên người được trả tiền thì số tiền sẽ được trả cho người cầm tờ séc đó. Nghĩa vụ của người ký phát đó là đảm bảo số tiền được sử dụng từ tài khoản tiền gửi thanh toán (số dư khả dụng) tại Ngân hàng đủ để chi trả toàn bộ số tiền ghi trên Séc cho người thụ hưởng tại thời điểm xuất trình Séc; chịu trách nhiệm về mọi thiệt hại do lỗi của mình gây ra hoặc để Séc bị lợi dụng; chấp hành đúng các quy định về cung ứng séc của pháp luật và của Ngân hàng.

    Về nguyên tắc thì thanh toán séc chuyển khoản phải được thanh toán dựa trên cơ sở số dư tài khoản tiền gửi hiện có tại ngân hàng, trong trường hợp nếu có nhiều tờ séc cùng nộp vào Ngân hàng tại một thời điểm nhưng số dư tài khoản không đủ để thanh toán tất cả những tờ séc thì Ngân hàng phải ưu tiên thanh toán theo thứ tự các tờ séc phát hành trước sẽ được thanh toán trước. Đặc điểm của UNT là: UNT được áp dụng trong trường hợp thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ giữa các chủ thể mở tài khoản tại cùng một NH hoặc các chi nhánh NH cùng hệ thống hoặc khác hệ thống; UNT là do bên bán lập và gửi vào NH phục vụ mình để nhờ thu hộ số tiền trên cơ sở khối lượng hàng hoá đã giao, dịch vụ đã cung cấp; Khách hàng mua và bán phải thống nhất thoả thuận dùng hình thức thanh toán UNT với những điều kiện thanh toán cụ thể đã ghi trong hợp đồng kinh tế, đồng thời phải thông báo bằng văn bản cho NH phục vụ mình biết để làm căn cứ thực hiện UNT.

    Sơ đồ 1.2.1.3.1.1: Quy trình luân chuyển chứng từ thanh toán séc  chuyển khoản giữa 2 khách hàng cùng chi nhánh.
    Sơ đồ 1.2.1.3.1.1: Quy trình luân chuyển chứng từ thanh toán séc chuyển khoản giữa 2 khách hàng cùng chi nhánh.

    Các nhân tố ảnh hưởng tới thanh toán không dùng tiền mặt

      Các quy định của pháp luật về TTKDTM và các văn bản có liên quan cũng phải thể hiện được các yếu tố đó, an toàn nhưng phải linh hoạt, thuận tiện và công bằng cho các bên tham gia thanh toán.Cơ sở pháp lý phải đủ để điều chỉnh các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt. Sự điều chỉnh của pháp luật đối với quan hệ thanh toán qua trung gian thanh toán tạo môi trường và chuẩn mực pháp lý đảm bảo cho các quan hệ thanh toán được thực hiện trong vòng trật tự phù hợp với lợi ích của Nhà nước và lợi ích của xã hội. Trình độ dân trí phát triển thì người dân có khả năng và điều kiện giao dịch tại NH thường xuyên hơn, do vậy TTKDTM có cơ hội phát triển hơn; ngược lại, khi trình độ dân trí thấp thì việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán là hinh thức đơn giản và tối ưu nhất.

      Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Kạn

      Khái quát về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Kạn

        Lúc mới thành lập chi nhánh chỉ có 10 cán bộ, trong đó có 7 người từ Thái Nguyên lên, ban đầu có 4 khách hàng mở tài khoản tiền gửi với số tiền là 30 triệu đồng và 3 khách hàng vay với số tiền là 5,2 tỷ, trong đó có 2 khách hàng có số dư là 5,1 tỷ đang trong tình trạng sản xuất kinh doanh thua lỗ đã nhiều năm không trả được nợ ngân hàng, lúc này cơ sở vật chất và điều kiện làm việc của chi nhánh chưa có gì, hơn 4 năm nơi ở và cơ sở làm việc phải đi thuê nhà dân và nhờ Quỹ hỗ trợ phát triển. Bắc Kạn là một tỉnh có nền kinh tế kém phát triển, dân trí thấp, thu nhập bình quân đầu người thấp, cơ cấu thành phần kinh tế chủ yếu là nông – lâm nghiệp mang tính chất nhỏ lẻ, tự cung tự cấp chưa mang tính sản xuất hàng hoá, đặc biệt chưa có cơ sở sản xuất công nghiệp. Việc giải ngân và sử dụng vốn là một công việc lớn lao, mặc dù kinh doanh trong môi trường cạnh tranh khốc liệt nhưng toàn thể Ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên của NHĐT & PT Bắc Kạn vẫn cố gắng phấn đấu hoàn thành tốt những mục tiêu đã đề ra, nét nổi bật là mức tăng trưởng về đầu tư tín dụng khá cao cả về số lượng lẫn chất lượng.

        Sơ đồ  2.1.1: Mô hình tổ chức tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển  Bắc  Kạn
        Sơ đồ 2.1.1: Mô hình tổ chức tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Kạn

        Kiến nghị và giải pháp để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Đầu tư

        Định hướng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Kạn

          Nguồn lực của Nhà nước chỉ được sử dụng trong trường hợp nguồn lực của tư nhân không đủ lớn hoặc cho những dự án mang tính chiến lược lâu dài, hình thành cơ sở nền tảng để thúc đẩy sự phát triển chung của toàn bộ các hoạt động thanh toán của nền kinh tế. Để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đồng thời phục vụ tốt nhu cầu thanh toán của khách hàng, ngành Ngân hàng nói chung và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Kạn nói riêng phải không ngừng nâng cao trình độ thanh toán không dùng tiền mặt, kỹ thuật thanh toán hiện đại cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế trong giai đoạn tới. Cùng với phương hướng và mục tiêu của toàn ngành, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Kạn xác định nghiệp vụ TTKDTM là một dịch vụ hỗ trợ quan trọng cần được phát triển, nhằm tạo điều kiện mở rộng hoạt động tín dụng, hoạt động bảo lãnh, đồng thời làm tăng dịch vụ ngày càng cao trong tổng thu của Ngân hàng, làm tăng sức mạnh, bảo đảm an toàn trong kinh doanh và nâng cao vị trí của chi nhánh trên địa bàn hoạt động.

          Các giải pháp để phát triển TTKDTM tại Ngân hàng ĐT & PT Bắc Kạn

            Vì vậy, tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, quảng cáo sâu rộng, thường xuyên đưa chủ trương này đến các tổ chức, các thành phần, quảng đại quần chúng nhân dân để họ hiểu và thấy được vai trò, tác dụng của các dịch vụ thanh toán Ngân hàng tiện ích và hữu hiệu như thế nào từ đó họ tin, sử dụng dịch vụ để tạo ra thói quen với nếp nghĩ mới. Tuy nhiên, thì các công nghệ ngày càng hiện đại và hình thức thanh toán này cũng ngày càng phức tạp đòi hỏi cơ sở vật chất luôn được đổi mới phục vụ kịp thời cho công tác thanh toán, phải ứng dụng nhanh nhạy các phần mềm thích hợp trong thanh toán, hiện đại hoá triệt để công tác thanh toán theo tốc độ phát triển hiện nay của công nghệ thông tin để tăng thêm uy tín, đáp ứng nhu cầu ngày một cao của khách hàng khi đến Ngân hàng, thu hút thêm khách hàng tiềm năng trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt giữa các Ngân hàng như hiện nay. Để TTKDTM được mở rộng và phát triển hơn nữa NH trong thời gian tới cần đẩy nhanh tốc độ thực hiện dự án hiện đại hệ thống thanh toán, nhằm sớm đưa vào sử dụng tăng nhanh tốc độ thanh toán qua NH, giảm chi phí hoạt động, tạo điều kiện phát triển các công cụ thanh toán mới, tăng khả năng cung cấp các dịch vụ thanh toán và các dịch vụ có liên quan.

            Một số kiến nghị nhằm phát triển hoạt động TTKDTM

            Ví dụ như đối với giao dịch điện tử, chưa đủ cơ sở để các ngân hàng tổ chức triển khai các kênh giao dịch điện tử vì chưa tạo được một cơ chế tổng hợp điều chỉnh hoạt động thương mại điện tử trong ngành ngân hàng, chưa có sự chấp nhận đồng bộ giao dịch điện tử, chứng từ điện tử giữa các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan (như Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan,…). Định hướng hoàn thiện khuụn khổ phỏp lý bao gồm: phõn định rừ quyền hạn, trỏch nhiệm của cỏc bờn tham gia hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, trên cơ sở đó kiểm soát rủi ro pháp lý thích hợp; bảo đảm phù hợp với các chuẩn mực thông lệ quốc tế được các định chế tài chính, tiền tệ quốc tế khuyến nghị hoặc được áp dụng chung ở nhiều quốc gia khác; tạo lập một môi trường cạnh tranh công bằng, bảo đảm khả năng tiếp cận thị trường và tiếp cận dịch vụ đối với các chủ thể có chức năng tương tự như nhau; hình thành cơ chế bảo vệ khách hàng hữu hiệu và bảo đảm quy trình giải quyết tranh chấp hiệu quả và khách quan; hạn chế thanh toán bằng tiền mặt đối với những đối tượng có sử dụng quỹ ngân sách nhà nước nhằm tăng khả năng kiểm soát việc sử dụng nguồn ngân sách. Chẳng hạn như: theo hướng dẫn chỉ đạo của NHĐT & PT Việt Nam là “chi nhánh không được cho vay các doanh nghiệp có trụ sở chính đóng ngoài địa bàn và các cá nhân có hộ khẩu thường trú ngoài địa bàn”, nếu thực hiện đúng như hướng dẫnthì các khách hàng lớn có 80% dư nợ ngoài địa bàn kia sẽ có ít quan hệ với Ngân hàng, điều đó có ảnh hưởng trực tiếp tới chỉ tiêu dư nợ, bảo lãnh, thu phí dịch vụ giảm, lợi nhuận.