MỤC LỤC
Nét nổi bật của truyện ngắn là sự giới hạn về dung lượng; tác phẩm truyện ngắn thích hợp với người tiếp nhận đọc nó liền mạch không nghỉ… Cốt truyện của truỵên ngắn thường diễn ra trong không gian hạn chế, chức năng của nó nói chung là nhận ra một điều gì đó sâu sắc về cuộc đời và tình người. Như với các thể loại khác, Tô Hoài khẳng định người viết truyện ngắn cũng phải để lại cho bạn đọc một dư âm nào đó trong lòng, tránh lối viết nhạt nhẽo: “Chúng mình làm nghề viết, thành nghề viết rồi, có thể viết cái gì viết cũng có thể được in, ít nhất thì cũng tàm tạm sạch nước cản.
“Núi cứu quốc tuy nghệ thuật còn đơn giản nhưng có thể đem lại cho ta một hình ảnh tương đối đúng về đồng bào miền núi, khác hẳn những truyện đường rừng tượng tượng của một số nhà văn lãng mạn hồi xưa… Tác phẩm cho ta hiểu con người miền núi đúng với bản chất của họ là những con người thật thà, chất phác, chung thuỷ, có một lòng tin mãnh liệt ở cách mạng. Tuy nhiên, truỵên ngắn được viết trước Cách mạng tháng Tám cũng có một phong vị riêng, đánh dấu những thành công trong cuộc đời sáng tác của nhà văn Tô Hoài, giúp ông khẳng định được vị trí của mình trong nền văn học Việt Nam, là một trong số những cây bút hàng đầu bên cạnh các tên tuổi như Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Nguyên Hồng, Thạch Lam….
ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN TÔ HOÀI TRƯỚC CÁCH MẠNG.
Không giống như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Tô Hoài viết về người nông dân, người thợ thủ công, ông không đi vào những sự kiện quan trọng, những tình huống gây bất ngờ, hay những cuộc đấu tranh giai cấp. Họ nghĩ đến bữa cơm “có thịt nhái nướng thơm phức chấm với muối ớt, nhai ròn rau ráu, ngon tuyệt.” Kết thúc truyện bất ngờ khiến người đọc vô cùng đau xót, cái Gái đứa con gái đầu của hai vợ chồng anh Duyện đã bị rắn cắn chết trong tư thế “hai tay ôm khư khư cái giỏ nhái.
Những cái gì là trăng, là sao, là thu vàng mờ mịt trong đầu gã.” Nhận ra hiện thực cuộc sống, người trí thức không thể cất bút nói những chuyện mơ mộng hão huyền. Rừ ràng, người trớ thức trong truyện ngắn của Tụ Hoài khụng được lớ tưởng hoá như là những con người mang trọng trách lớn lao “khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có.” Tác giả đề cập đến con người đời thường của họ cũng tò mò, thích thú, giận hờn, ghen ghét, và cũng trả thù vặt vãnh….
Cuối cùng, chúng không thể ngụ cư ở cây hồng bì đành rời bỏ đi nơi khác gợi ta nhớ đến những người con làng Nghĩa Đô vì cùng cực khốn đốn đành phải bỏ làng đi làm ăn xa.“Đôi vợ chồng ri đá chịu khó và nhẫn nại kia, cùng một đàn bốn con thơ dại, tan tác bay đi, không bao giờ còn trở về cây. Chả thế mà trong khi có trẻ, thân hình mụ gày xác, gầy xơ… Phải gọi mụ là một bà lý ở nhà quê, một bà lí hào chỉ biết có tảo tần buồn bán để nuôi con cho đi thả chim thả diều và nuôi chồng một ngày hai bữa rượu.
Tác giả Mai Thị Nhung [40, tr 123] đã khảo sát sự xuất hiện hành động và diễn biến nội tâm nhân vật của Tô Hoài và một số nhân vật của nhà văn khác đã phát hiện ra tần số xuất hiện hành động của Tô Hoài lớn hơn diễn biến nội tâm và cũng hơn hẳn các nhà văn khác: “Ở Tô Hoài là cứ 17 lần xuất hiện hành động mới có 1 lần xuất hiện diễn biến nội tâm. Trong khi đó, Nguyên Hồng cứ 5 lần xuất hiện hành động có 1 lần xuất hiện diễn biến nội tâm, Nam Cao cứ 6 lần xuất hiện hành động có 1 lần xuất hiện diễn biến nội tâm, Nguyễn Khải cứ 6 lần xuất hiện hành động có 1 lần xuất hiện diễn biến nội tâm.” Như vậy, so với các nhà văn Nguyên Hồng, Nam Cao, Nguyễn Khải thì Tô Hoài xây dựng nhân vật có tần số xuất hiện hành động lớn gần gấp ba lần.
Nơi ấy còn có những quán nước cây đa đầu làng, người rỗi việc, người đi làm đồng về, đi xa về ngồi uống nước chè tươi, nói chuyện với nhau, chuyện mình chuyện người, chuyện hay chuyện dở trong các gia đình [Một người đi xa về]. Ở đâu đó, có tiếng trống chèo, tiếng trống hội làng rộn rã, náo nức; có bước chân thình thình của kẻ chuyên đi đòi nợ thuê; có lời than phiền của ai đó cưới nhau mà chẳng nộp treo cho làng; có tiếng khóc của cô dâu nhỏ tuổi mới về nhà chồng; có tiếng rì rầm bán tán của những người đi làm đồng trở về, ngồi nghỉ dưới quán nước đầu làng..Chất phong tục dường như là một thứ men làm nên tác phẩm của Tô Hoài.
Người nông dân thường được so sánh với loài vật, vật vô tri vô giác trong hình hài khổ sở, đói kém, quanh quẩn; rất ít những hình ảnh lãng mạn, hiền hoà mà mọi thứ đều cục mịch, thô ráp, xù xì như chính những kiếp đời u uẩn. Nhờ khiếu quan sát, sự miêu tả tường tận tỉ mỉ ngoại hình, hành động, cử chỉ của nhân vật và những chi tiết về phong tục cùng với hình ảnh so sánh độc đáo mà bức chân dung những người dân quê ấy hiện lên thật sinh động với nhiều dáng vẻ, tính cách, số phận khác nhau.
Nhưng cuộc sống không phải diễn ra trên một mặt phẳng nên các mẩu nhỏ đó vẫn là một khối - hơn nữa một khối chuyển động” [50, tr 101]. Như người ta vẫn nói, toàn truyện là một vòng khép kín, không dài quá, không xô đẩy xộc xệch, thậm chí không thừa một chi tiết nào”[50, tr 101].
Một trong những hình thức mới mẻ mà truyện ngắn từ đầu thế kỷ XX đem đến trên phương diện kết cấu cốt truyện là sự đảo lộn thời gian của sự kiện - tức là nghệ thuật trần thuật không tuân theo trình tự diễn biến của cốt truyện tự nhiên theo thời gian tuyến tính (đi từ “nhân” tới “quả”). “Trữ tình ngoại đề là một trong những yếu tố ngoài cốt truyện; một bộ phận của ngôn ngữ người kể chuyện trong các tác phẩm thuộc loại hình tự sự, trong đó tác giả hoặc người kể chuyện trực tiếp bộc lộ tư tưởng tình cảm quan niệm của mình đối với cuộc sống và nhân vật được trình bày trong kết truyện” [ 18, tr 255].
Bởi rất nhiều lí do vì không hợp tuổi [Lụa], vì cô gái phải đi lấy chồng [Ông giăng không biết nói], vì cô gái đã tìm người khác giàu sang hơn chàng trai [ Một người đi xa về, Vàng phai]. Xã hội tối tăm với những hủ tục nặng nề, xã hội bóc lột làm cho người dân càng trở nên nghèo đói, xã hội bon chen, đạo đức con người suy thoái người làng quê cũng bị thói xấu ấy.
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRONG TRUYỆN NGẮN TÔ HOÀI TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM.
Trong một tác phẩm có thể tồn tại những giọng điệu, những sắc điệu khác nhau song bao giờ tác phẩm cũng có một giọng điệu chủ đạo nào đó. Trong tác phẩm văn xuôi, giọng điệu chủ yếu thể hiện qua lời người kể chuyện và lời của nhân vật.
Cái gái đã chết vì rắn cắn [Nhà nghèo], kẻ đánh bạc xấu số bị dìm chết dưới sông [Một đêm gác rừng], Lái khế vốn to béo hung hăng nhưng cuối cùng bị chết vì chó dại cắn [Khách nợ], vợ gã chuột bạch đã bị chết vì nghẹn [Truyện gã chuột bạch]và đặc biệt cả một đàn gà vịt cũng bị chết gần hết khi một trận dịch tràn tới [Một cuộc bể dâu]. Đó là sự hòa trộn giữa ngôn ngữ giàu tính tạo tình, tinh tế chuẩn xác với một ngôn ngữ bình dân nôm na dễ hiểu, giữa ngôn ngữ người kể chuyện với ngôn ngữ độc thoại và đối thoại của nhân vật, sự hòa trộn giữa các giọng điệu trữ tình buồn man mác với giọng điệu dí dỏm hài hước, giọng điệu suồng sã tự nhiên với dửng dưng lạnh lùng.