Đánh giá các mô hình sử dụng đất nông nghiệp cho thu nhập cao tại thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội: Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước

Ví dụ ở Châu âu đã đưa chế độ luân canh 4 năm, 4 khu với hệ thống cây trồng gồm: khoai tây, cây củ quả, ngũ cốc mùa xuân, cây có 3 lá và ngũ cốc mùa đông vào thay thế chế độ luân canh 3 năm, 3 khu với hệ thống cây trồng chủ yếu là ngũ cốc – ngũ cốc – bỏ hoá làm cho năng suất ngũ cốc tăng gấp 2 lần và sản lượng lương thực, thực phẩm trên 1 ha tăng gấp 4 lần. Các nước này có những điều kiện tự nhiên cũng như con người khá tương đồng với Việt Nam nên việc nghiên cứu kỹ các mô hình này sẽ giúp nước ta có kinh nghiệm trong việc xây dựng các mô hình trang trại cho thu nhập cao phù hợp với những điều kiện cụ thể của nước ta.

Tình hình nghiên cứu trong nước

Ở vùng đồng bằng sông hồng đã xuất hiện nhiều mô hình luân canh cây trồng 3 – 4 vụ 1 năm đạt hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt ở các vùng sinh thái gần ven đô, tưới tiêu chủ động đã bố trí lại hệ thống cây trồng, vật nuôi và đưa vào các loại cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao như gà thịt, lợn hướng nạc, hoa, rau sạch. Cùng với sự giúp đỡ của các cơ quan nghiên cứu, các địa phương trong cả nước đã xây dựng được các trang trại kiểu mẫu có hiệu quả kinh tế cao giúp các hộ đúc rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình có đạt hiệu quả , phát huy tối đa tiềm năng đất nông nghiệp mang lại.

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

  • Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của Xã năm 2006

    Tuy nhiên do gặp những điều kiện bất lợi như chuột, sâu bệnh phá hoại, ngoài ra còn nhiều diện tích thường xuyên bị ngập úng, diện tích đất canh tác thì không ngừng giảm qua các năm nên tăng trưởng của ngành trồng trọt không thể lớn hơn được, bình quân trong 3 năm qua tỷ lệ tăng trưởng của ngành nông nghiệp chỉ đạt 2,84%. Trong điều kiện đất đai dành cho sản xuất nông nghiệp ngày càng ít đi như hiện nay, hướng phát triển ngành chăn nuôi theo hướng công nghiệp nhằm nâng cao thu nhập cho người nông dân cũng như đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người nông dân của con người là một hướng đi đúng và phù hợp với điều kiện của địa phương hiện nay. Kinh tế vườn: Với điều kiện xã tiếp giáp với Trường ĐHNNI nên có điều kiện tiếp thu ứng dụng KHKT vào sản xuất, đặc biệt là việc phát trồng các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như nhãn, vải..Một số diện tích đất cao gần làng đã được chuyển sang trồng cây ăn quả cũng như làm vườn ươm cây giống cho hiệu quả kinh tế cao.

    Bảng 4. Giá trị sản xuất của các ngành trong xã (2004-2006)
    Bảng 4. Giá trị sản xuất của các ngành trong xã (2004-2006)

    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

    Các mô hình sử dụng đất nông nghiệp

    Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự sụt giảm về diện tích này là do đất phục vụ cho các mục đích khác như xây dựng, chuyển sang đất ở…Một nguyên nhân quan trọng khác là do mô hình sản xuất này có hiệu quả thấp, chính vì thế trong những năm qua các hộ nông dân đã chuyển sang các dạng mô hình sản xuất khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. Trong những năm gằn đây, diện tích của mô hình sản xuất này có tăng nhưng không đáng kể, chủ yếu là do các mô hình cũ mở rộng quy mô diện tích còn việc xây dựng các mô hình mới vẫn còn gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng bình quân về diện tích trong 3 năm qua chỉ đạt 2.00 %. Diện tích của dạng mô hình này là một tỷ lệ khá nhỏ nhưng cơ cấu GTSX của mô hình này khá lớn, năm 2006 cơ cấu giá trị của mô hình này chiếm 29,93% tổng giá trị của toàn ngành nông nghiệp (đạt 5,57 tỷ đồng) và cơ cấu giá trị sản xuất của mô hình ngày càng tăng lên đã khẳng định được vị trí quan trọng trong kinh tế của địa phương.

    Hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp của các mô hình sản xuất Để cú thể thấy rừ được hiệu quả sử dụng đất nụng nghiệp của mỗi

    Tuy nhiên thách thức rất lớn đối với sự phát triện rộng rãi của mô hình này chính là vấn đề về vốn đầu tư ban đầu để xây dựng cơ sở hạ tầng là rất lớn, cùng với nó là vấn đề trình độ quản lý, kỹ thuật của các chủ hộ đòi hỏi cao, phải có sự tập trung diện tích đất lớn mới có thể xây dựng và phát triển được mô hình này. Nhìn vào các chỉ tiêu hiệu quả của chi phí và lao động ta thấy chúng cũng rất thấp do chi phí đầu tư cho sản xuất khá lớn nên đã làm giảm các chỉ tiêu hiệu quả tương đối lớn, mặc dù chỉ tiêu GO/TC chỉ đạt 1,37lần còn VA/TC chỉ đạt 0,69 lần nhưng do tổng chi phí bỏ ra đầu tư tương đối lớn nên kết quả thu được tuyệt đối là rất cao, vẫn đảm bảo được thu nhập cao cho người nông dân. Qua cơ cấu tổ chức sản xuất của trang trại ta thấy nuôi lợn thịt siêu nạc là cho lợi nhuận cao nhất: đạt 298,66 triệu đồng với diện tích sử dụng trong trang trại là 1457,00m², các chỉ tiêu tương đối về hiệu quả gồm GO/TC và VA/IC có thể thấy thấp nhưng số tuyệt đối về kết quả thu được lại rất cao do chi phí đầu tư cũng như giá trị thu được là rất lớn.

    Bảng 10. Mức đầu từ và hiệu quả mô hình ở  3 năm 2006 (Tính trên 1ha)
    Bảng 10. Mức đầu từ và hiệu quả mô hình ở 3 năm 2006 (Tính trên 1ha)

    Nghiên cứu các mô hình sử dụng đất nông nghiệp cho thu nhập cao Qua nghiên cứu các dạng mô hình sử dụng đất nông nghiệp của xã đã

    Thực hiện theo chủ trương đổi đất của xã, anh đã đổi đất và dồn tập trung được 1500 m² để xây dựng trang trại của mình trong đó diện tích dành cho chuồng trại chăn nuôi là 700 m² chiếm tỷ lệ 46% tổng diện tích của trang trại, diện tích còn lại là nhà nhà quản lý, nhà kho và diện tích cây trồng phục vụ chăn nuôi, với mức đầu tư cơ sở hạ tầng ban đầu cho trang trại hết 300 triệu đồng có thể nói là đã tương đối hoàn chỉnh. Các trang trại khác cần có quy mô diện tích lớn thì sẽ khó khăn trong quá trình phát triển, phải phát triển theo chiều sâu, tăng thu nhập trên diện tích hiện có, phải đầu tư cho sự phát triển của trang trại để nâng cao được hiệu quả sử dụng, tăng hệ số sử dụng đất, nâng thu nhập cho các hộ nông dân. * Quy mô của mô hình: Đây là một trang trại sản xuất theo mô hình khép kín có đất trồng cây ăn quă, cây giống, chăn nuôi lợn, nên trong giai đoạn đầu đất được bố trí ưu tiên cho vườn ươm cây giống,cây ăn quả với diện tích chiếm 55.80% tổng diện tích của trang trại, ứng với 10505 ha.

    Cơ cấu diện tích của mô hình

    Trang trại phỏt triển khụng những cú hiệu qủa kinh tế rừ rệt mà điều quan trọng đã tạo việc làm thường xuyên cho 10 – 12 lao động với mức thu nhập trung bình 700.000 đồng/1 tháng, giải quyết được phần nào cho nhu cầu việc làm cho người lao động địa phương. Mặt khác từ sự thành công của mô hình thí điểm này mà trong những năm qua xã đã có những kinh nghiệm trong việc quy hoạch đất đai, thực hiện chủ trương dồn điền đổi thửa, chuyển nhượng đất đai để từng bước tập trung đất đai vào người kinh doanh nông nghiệp giỏi để phát triển các mô hình trang trại có hiệu quả kinh tế cao. Cùng với sự thuận lợi của xã về điều kiện đất đai, khí hậu và đặc biệt là xã gần hai trung tâm lớn về nghiên cứu nông nghiệp là Trường ĐHNNI và Viện Rau quả TW nên mô hình trồng cây ăn quả, sản xuất cây giống kết hợp trồng các loại cây sinh thái, cây cảnh rất phát triển và có thể nói là rất phổ biến hiện nay tại xã.

    Cơ cấu diện tích của mô hình

      Hiện nay phong trào chăn nuôi lớn cũng như phát triển vườn ươm cây giống, cây sinh thái đang phát triển rất mạnh tuy nhiên chủ yếu các hộ vẫn phải tự tìm đầu mối tiêu thụ, HTX cũng như chính quyền địa phương chưa có được hướng đi cụ thể để giúp đỡ bà con nông dân trong khâu này nên việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hàng hoá của bà con nông dân còn khó khăn, dẫn tới sản xuất không ổn định cũng như tâm lý còn lo ngại khi mở rộng quy mô của các hộ nông dân. Chính vì thế trong những năm tới, chính quyền địa phương cũng như bà con nông dân cần có sự đầu tư thích hợp cho việc xây dựng các công trình thuỷ lợi cũng như nâng cấp các công trình hiện có để đảm bảo chủ động tưới tiêu cho hầu hết diện tích đất nông nghiệp, tạo điều kiện cho việc thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Đặc biệt đối với các hộ đã phát triển mô hình sản xuất cho thu nhập cao cũng như các hộ đang có nguyện vọng xây dựng các mô hình sử dụng đất đai nông nghiệp cho thu nhập cao thì trung tâm cần phải có lớp tập huấn và đào tạo kỹ thuật cho các chủ hộ, nhằm giúp cho các chủ hộ nắm bắt được các ứng dụng kỹ thuật mới vào sản xuất, đảm bảo hiệu quả kinh tế cao cho mô hình.