MỤC LỤC
Ngày 15/10/1996 UBND tỉnh Kiên Giang ra quyết định số 1149/QĐ-UB về việc thành lập Công Ty Xuất Nhập Khẩu Thuỷ Sản Kiên Giang trên cơ sở sáp nhập 5 công ty chế biến và thu mua của tỉnh,.công ty là một doanh nghiệp Nhà nước, có tư cách pháp nhân và hạch toán độc lập. Ban giám đốc công ty gồm có 4 người (1 giám đốc và 3 phó giám đốc), công ty có 4 phòng ban trực thuộc và 4 xí nghiệp trực thuộc, ngoài ra có 2 trạm đại diện ở thành phố HCM và trạm giao dịch xuất khẩu tại cửa khẩu Hà Tiên. Công ty thành lập trong bối cảnh có nhiều khó khăn trong việc sắp xếp tổ chức, bố trí nhân sự, tình hình tư tưởng cán bộ, công nhân viên chưa có sự nhất trí cao; máy móc thiết bị cũ, công nghệ chế biến lạc hậu, giá thành sản phẩm cao, kém khả năng cạnh tranh.
Trước tình hình đó Đảng ủy và Ban giám đốc công ty đã đề ra kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh cho từng thời gian, với mục tiêu, nội dung và bước đi cụ thể, tập trung nâng cấp sửa chữa thiết bị máy móc nhà xưởng, từng bước nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm…. Đến nay tình hình hoạt động của công ty đã đi vào thế ổn định, năng lực sản xuất kinh doanh cao hơn lúc thành lập gấp nhiều lần, đã nâng cấp và xây dựng mới thêm một số nhà máy sản xuất để nâng tổng số xí nghiệp trực thộc công ty lên 12 xí nghiệp và có gần 30 nhà máy sản xuất làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Xí nghiệp Chế biến thủy sản xuất khẩu Ngô Quyền - Xí nghiệp Chế biến thủy sản xuất khẩu Kiên Giang - Xí nghiệp Chế biến thủy sản xuất khẩu An Hoà - Xí nghiệp Chế biến thủy sản xuất khẩu Rạch Giá - Xí nghiệp Chế biến thủy sản xuất khẩu Phú Quốc - Xí nghiệp Chế biến thủy sản xuất khẩu Kiên Lương - Xí nghiệp Nước đá thủy sản Kiên Giang.
- Ban giám đốc bao gồm : 1 giám đốc và 4 phó giám đốc (1 phó giám đốc phụ trách kinh doanh, 1 phó giám đốc phụ trách chế biến, 1 phó giám đốc phụ trách tổ chúc hành chính và 1 phó giám đốc phụ trách nuôi trồng thủy sản). - Phòng tổ chức hành chánh: Tham mưu cho Ban giám đốc công ty về công tác quản lý tổ chức, quản lý nhân sự nhằm hình thành và bổ sung 1 đội ngũ CB-CNV có đủ trình độ năng lực, làm tham mưu về công tác quản lý hành chính, bảo vệ an toàn, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho CB-CNV công ty. - Phòng kế toán tài vụ: Tham mưu cho Ban giám đốc, đồng thời đảm bảo công tác quản lý tài chính kế toán tại công ty thực hiện một cách đầy đủ, kịp thời các nghiệp vụ phát sinh để phục vụ đắc lực cho công tác quản lý.
+ Kế toán tài sản cố định (TSCĐ): ghi chép, phản ánh chính xác đầy đủ, kịp thời số hiện có và tình hình tăng giảm TSCĐ của công ty; tính toán số khấu hao TSCĐ đồng thời phân bổ chi phí khấu hao vào các đối tượng sử dụng TSCĐ; lập các báo cáo về TSCĐ, tham gia phân tích tình hình trang bị, sử dụng và bảo quản TSCĐ. + Kế toán tiền mặt : tập hợp phân loại chứng từ thu chi của xí nghiệp, lập Sổ nhật ký thu chi, sau khi đối chiếu quỹ thì lập báo cáo tiền mặt gửi về cho bộ phận kế toán vật tư - tiền mặt của công ty. Kế toán tiền mặt phải mở sổ kế toán tiền mặt để ghi chép hằng ngày, liên tục theo trình tự phát sinh các khản thu chi tiền mặt, ngoại tệ và tính ra số tồn quỹ tiền mặt ở mọi thời điểm.
Khấu hao tài sản cố định được tính theo phương pháp đường thẳng trong suốt thời gian hữu dụng dự tính của tài sản; tỉ lệ khấu hao theo Quyết định số 166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999 của Bộ Tài chính. Phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác : những nghiệp vụ phát sinh trong năm bằng đồng tiền khác được qui đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá mua vào của Vietcombank Kiên Giang tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ (riêng doanh thu bằng ngoại tệ được hạch toán theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng). Những tài sản bằng tiền và các khoản phải thu, phải trả có gốc ngoại tệ khác được chuyển đổi thành đồng Việt Nam theo tỷ già bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam công bố vào ngày lập Bảng cân đối kế toán.