Tài nguyên du lịch nhân văn trong Quy hoạch du lịch tỉnh Quảng Nam

MỤC LỤC

Tài nguyên du lịch nhân văn

 Quảng Nam là vùng đất mang đậm bản sắc văn hoá dân gian truyền thống nên lễ hội ở đây rất đa dạng, phong phú, đặc sắc với khá nhiều lễ hội: Lễ hội đêm Rằm phố cổ Hội An, lễ hội Bà Thu Bồn, lễ hội Cầu Bông,…Các lễ hội truyền thống được diễn ra quanh năm, thời gian của những lễ hội thường không kéo dài mà chỉ diễn ra từ 1 đến 2 ngày và tập trung chủ yếu ở Hội An. Còn Hội hò khoan thì khác, hò khoan là một loại hình dân ca sinh hoạt dân gian miền sông nước, là "lời ăn tiếng nói" của quần chúng lao động được trải nghiệm, thu nhận qua vốn sống hàng ngày mà biểu lộ ra, qua tài năng của các nghệ nhân được cải biến đi, nâng tầm lên thành vần điệu cho nghệ thuật hơn, làm phương tiện để trao đổi, bày tỏ, chuyển tải tâm tình giữa những cá thể, những tập thể với nhau trong cộng đồng. Sự hình thành và phát triển của làng nghề có vai trò rất quan trọng, không những giải quy ết việc làm, tăng thu nhập cho người dân trong thời gian nông nhàn, mà còn đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp của địa phương, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, xây dựng nông thôn m ới.

Đầu tiên phải kể đến những đặc sản bình dân như mì Quảng, cao lầu, cơm gà Hội An, bê thui Cầu Mống (huyện Điện Bàn), bánh bao – bánh vạc (hay còn có tên gọi bánh hoa hồng trắng do bánh nặn ra giống bông hồng bạch), bánh ít lá gai, bánh căn trứng cút, bánh su sê… Tiếp đó còn có các đặc sản quý từ thiên nhiên như yến sào Cù Lao Chàm, ốc vú nàng, cua đá, bào ngư (bào ngư Cù Lao Chàm là một loại ốc cực hiếm, được biết đến với nhiều tên gọi như ốc cửu không - do có 9 lỗ trống hay hải nhĩ - do có hình dạng giống cái tai. Để bắt được bào ngư, ngư dân có kinh nghiệm phải lặn sâu xuống biển và khó khăn lắm mới tách chúng ra khỏi những tảng đá vì chúng thường bám chặt vào đây).

Bảng 10: SỐ LƯỢNG VÀ MẬT ĐỘ DI TÍCH CỦA TỈNH QUẢNG NAM
Bảng 10: SỐ LƯỢNG VÀ MẬT ĐỘ DI TÍCH CỦA TỈNH QUẢNG NAM

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH 1. HOẠT ĐỘNG THEO NGÀNH

    + Thị trường khách Pháp: là một trong những thị trường truyền thống của Việt Nam nói chung và của Quảng Nam nói riêng, mục đích du lịch nghỉ dưỡng tắm biển (77%), tham quan các di tích, di sản văn hoá, các di tích cách mạng, tìm hiểu lối sống của người Việt Nam ở các trung tâm du lịch lớn. Về các khu, điểm du lịch tại Quảng Nam, hiện nay toàn tỉnh có khoảng 61 khu, điểm du lịch (các danh thắng tự nhiên, các di sản, các công trình kiến trúc, cơ sở tôn giáo, làng nghề, làng dân tộc bản địa,…)đã được đầu tư và khai thác kinh doanh phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí cho khách du lịch. Quảng Nam là một trong những tỉnh, thành có chiều dài bờ biển lớn nhất ở khu vực duyên hải Nam Trung bộ, với nhiều bãi tắm sạch đẹp và thơ mộng như: Cửa Đại, Hà My, Tam Thanh,..Bên cạnh đó, những làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống độc đáo (làng đúc Phước Kiều, làng ươm tơ dệt lụa Mã Châu, làng mộc Kim Bồng.) và những vùng ruộng, đồn, sông nước giữ nguyên nét điển hình của làng quê Việt Nam, cũng là một yếu tố phát triển du lịch cộng đồng, du lịch vườn.

    Tuyến du lịch tận dụng khá tốt các điểm đến nổi bật của vùng nhưng tài nguyên tỉnh vẫn còn nhiều điểm đến khác cùng khu vực chưa được khai thác triệt để như: tháp Khương Mỹ, Núi Thành, bãi Rạng (huyện Núi Thành); các di tích lịch sử như địa đạo Kỳ Anh, bãi Tam Thanh (thành phố Tam Kỳ)… Việc khai thác thường xuyên một số điểm du lịch trong tuyến như vậy sẽ dẫn đến hậu quả tiêu cực cho môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh điểm du lịch đó, với thuật ngữ dulịch chúng ta gọi đây là vượt quá sức chứa vật lí, sinh học, tâm lí và xã hội của điểm du lịch.

    Bảng trên cho ta thấy mức tăng trưởng bình quân năm của khách du lịch đến Quảng Nam giai đoạn 2012 – 2015
    Bảng trên cho ta thấy mức tăng trưởng bình quân năm của khách du lịch đến Quảng Nam giai đoạn 2012 – 2015

    ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1. ĐỊNH HƯỚNG CHUNG

    Định hướng chung 1. Quan điểm, mục tiêu

    Tổ chức liên kết chặt chẽ với các địa phương trong nước, trước hết tại vùng trọng điểm kinh tế miền Trung, nhất là khai thác các tuyến du lịch của tỉnh; tạo mới các sản phẩm du lịch hấp dẫn. Tranh thủ thời cơ hội nhập quốc tế, liên kết với các nước để mở rộng thị trường quốc tế, khai thác tốt tuyến hành lang xuyên Á, Đông – Tây qua cửa khẩu Nam Giang, qua đường hàng không, hàng hải quốc tế, các trục đường Bắc – Nam. Cùng với phát triển du lịch, cần chỉ đạo phát triển các ngành dịch vụ khác và công nghiệp phụ trợ cho du lịch (phát triển các làng nghề truyền thống, sản xuất hàng thủ công - mỹ nghệ; đào tạo ngành nghề, quản lý khách sạn; dịch vụ mua sắm, ăn uống; tài chính – ngân hàng; viễn thông, công nghệ thông tin; văn hóa; vận chuyển hàng không, hàng hải… ), đẩy mạnh phát triển công nghiệp sạch theo quy hoạch và phát triển nông nghiệp trong mối quan hệ chặt chẽ với du lịch.

    Phát triển nhanh và bền vững để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, tạo việc làm, tăng thu nhập xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, tăng tiềm lực kinh tế - quốc phòng - an ninh, tạo động lực góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

    Định hướng cụ thể 1. Theo ngành

    Thanh, không gian nhà cổ Vinahouse Space, trải nghiệm hoạt động lưu trú homestay ở Mỹ Sơn. Ngoài ra, Tỉnh cũng mở thêm một bãi tắm mới Hạ Thanh ở Tam Kỳ, mở Làng sinh thái Nhân văn Lộc Yên ở huyện Tiên Phước cùng nhiều sự kiện khác. Đặc biệt, với việc phục dựng 1,3 km Đường mòn Hồ Chí Minh – con đường “Trường Sơn huyền thoại” đưa vào khai thác, là điểm nhấn hấp dẫn trong các hoạt động quảng bá du lịch của tỉnh thời gian sắp tới.

    GIẢI PHÁP 1. Quy hoạch

      + Tiến hành củng cố và phát triển các cơ sở đào tạo hiện có: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có một số cơ sở đào tạo nguồn nhân lực liên quan hoặc có thể phục vụ cho ngành du lịch ở các trình độ khác nhau như: Đại học Phan Chu Trinh, Đại học Quảng Nam, Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật, Cao đẳng Công kỹ nghệ Đông Á, Cao đẳng Phương Đông…Các ngành đào tạo ở các trường này như Du lịch, Quản trị du lịch, Quản trị kinh doanh du lịch, Việt Nam học, Ngoại ngữ… Các cơ sở này còn hạn chế về nhiều mặt như cơ sở vật chất, đội ngũ,…Trên cơ sở các khoa, ngành học đã được hình thành tại các cở sở đào tạo này, tỉnh cần có chiến lược đầu tư mọi mặt để cho các cơ sở này (nhất là các cơ sở công lập) có điều kiện mở rộng quy mô tuyển sinh, nâng cao chất lượng đào tạo. + Tiến hành đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị: Tỉnh cần có những đầu tư nhất định về hệ thống phòng học, các phương tiện dạy học, tài liệu, tư liệu dạy học hiện đại, còn các cơ sở thực hành thực tập nghiệp vụ cần giải quyết theo hướng liên kết với các doanh nghiệp, các cơ sở du lịch để sinh viên được thực hành thực tập trực tiếp trong môi trường hoạt động du lịch thực tiễn (các nhà hàng, khách sạn, khu nghĩ dưỡng, điểm du lịch). Trên cơ sở hiện trạng về độ ngũ làm công tác quản lý và đào tạo hiện nay, trong thời gian tới giải pháp về đội ngũ cần tập trung giải quyết theo các hướng sau: tiến hành mời đội ngũ giảng viên có trình độ cao ở các trường trong nước và các nước trên thế giới thuộc các chuyên ngành du lịch đến Quảng Nam thỉnh giảng một số chuyên đề chuyên sâu, chuyên đề nghiệp vụ hoặc mời các chuyên gia, các nhà quản lý lĩnh vực du lịch, các giám đốc, chuyên gia đang trực tiếp điều hành các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực du lịch và lĩnh vực có liên quan có trình độ, có kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh đến giảng dạy, nói chuyện, đối thoại, trao đổi kinh nghiệm nhiều mặt về hoạt động du lịch như kinh nghiệm quản lý, tổ chức các hoạt động, sự kiện du lịch, các lễ hội; cũng như các yêu cầu năng lực, phẩm chất, kỹ năng cần có của những người làm quản lý, hoạt động trong lĩnh vực du lịch..để sinh viên có thể học tập, định hướng nghề nghiệp, rèn luyện khi đang còn ở trên ghế nhà trường.

      - Về công tác quản lý đào tạo: Đối với công tác quản lý nhà nước về mặt giáo dục, tỉnh cần phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch thường xuyên kiểm tra, thanh tra các cơ sở đào tạo về việc chấp hành Luật Giáo dục, các quy chế (đào tạo, tuyển sinh..), các cam kết đào tạo của các trường, chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất kỹ thuật và các điều kiện dạy học khác.