Giải pháp xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Phú Thọ đến năm 2015

MỤC LỤC

Chuẩn nghèo đói của Việt Nam

Đây là phương pháp xác định chuẩn nghèo đói dựa trên thu nhập của hộ gia đình, các hộ gia đình được xếp vào diện nghèo nếu mức thu nhập bình quân đầu người của họ dưới mức chuẩn được xác định, mức này được qui định khác nhau giữa khu vực thành thị, nông thôn và miền núi hải đảo do những đặc điểm riêng về kinh tế - xã hội. Những người có mức chi tiêu dưới mức chuẩn này được gọi là người nghèo về lương thực thực phẩm, đây là phương pháp xác định đường đói nghèo theo chuẩn nghèo quốc tế do Ngân hàng thế giới xác định và đã được thực hiện trong các cuộc khảo sát mức sống dân cư cũng như khảo sát về thực trạng đói nghèo ở Việt Nam.

Tỷ lệ nghèo (tỷ lệ đếm đầu người – HCR)

Hiện nay trên thế giới sử dụng 2 thước đo phổ biến đánh giá nghèo khổ về thu nhập là tỷ lệ nghèo và khoảng cách nghèo, chỉ số nghèo khổ tổng hợp HPI được sử dụng để đánh giá nghèo khổ của con người. Khoảng cách nghèo là phần chênh lệch giữa mức chi tiêu trung bình của người nghèo so với ngưỡng nghèo, tính bằng phần trăm so với ngưỡng.

Hình 1.3. Tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2007 phân theo vùng
Hình 1.3. Tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2007 phân theo vùng

Chỉ số nghèo khổ con người (Chỉ số nghèo khổ tổng hợp – HPI)

Trong những năm trước đây việc đánh giá tình trạng đói nghèo trên thế giới chủ yếu căn cứ vào tiêu chí thu nhập quốc dân bình quân đầu người. Nhưng hiện nay, việc đánh giá đói nghèo còn dựa trên nhiều thước đo đa chiều khác có tính bao quát và chính xác cao hơn, xét trên nhiều phương diện xã hội không gắn với thu nhập căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội và hiện trạng đời sống trung bình phổ biến của dân cư từng quốc gia.

Một số nguyên nhân của đói nghèo ở các nước đang phát triển

Do điều kiện tự nhiên

- Đất canh tác ít hoặc đất cằn cỗi, khó canh tác: đây là nguyên nhân tác động trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp, sản lượng cây trồng, vật nuôi bị hạn chế, năng suất lao động thấp, chất lượng nông phẩm không đáp ứng được yêu cầu của thị trường vì vậy hiệu quả kinh tế thu được thường không cao. - Vị trí địa lý không thuận lợi: những vùng nghèo thường là những vùng có vị trí địa lý xa xôi, giao thông không thuận lợi do đó khả năng tiếp cận với các nguồn lực để phát triển sản xuất bị hạn chế cũng như gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Do bản thân người nghèo

- Đi đôi với trình độ học vấn thấp là sự thiếu hiểu biết về kiến thức kế hoạch hóa gia đình, vì vậy đa số những gia đình nghèo là những hộ sinh đẻ nhiều con, những vùng nghèo là những vùng có tỷ lệ sinh cao do người dân chưa được tiếp cận với những kiến thức về sức khỏe sinh sản. - Bên cạnh đó, một số yếu tố như rủi ro bất thường trong cuộc sống, ốm đau, bệnh tật, tai nạn, tập quán canh tác lạc hậu, chi tiêu không có kế hoạch, lười lao động, sa ngã vào các tệ nạn xã hội cờ bạc, rượu chè… cũng là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đói nghèo, đặc biệt là ở khu vực nông thôn.

Do cơ chế chính sách

Tuy nhiên ở một số địa phương việc đầu tư còn dàn trải và mang tính bình quân, đầu tư xây dựng cơ bản ở nhiều nơi còn chưa phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu, nguyện vọng của người dân, do đó nhiều công trình không phát huy hiệu quả sau khi xây dựng. - Chính sách cấp vốn cho người dân phát triển sản xuất chưa gắn với các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư của địa phương, mức vay đối với mỗi hộ gia đình hay mỗi công trình xây dựng chưa đáp ứng được những chi phí cần thiết, thời hạn vay ngắn, thủ tục ở một số địa phương còn rườm rà, phức tạp gây khó khăn cho người dân trong việc vay vốn.

Những vấn đề cơ bản về công tác xóa đói giảm nghèo 1. Quan niệm về xóa đói giảm nghèo

Sự cần thiết phải thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo 1. Hậu quả của đói nghèo

    Tăng trưởng kinh tế nhanh tạo điều kiện vật chất để thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo và ngược lại sự thành công trong công tác xóa đói giảm nghèo sẽ tạo nên sự ổn định và thúc đẩy kinh tế tăng trưởng thông qua việc tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực một cách toàn diện, gia tăng tính bền vững của khối đại đoàn kết toàn dân, đẩy nhanh quá trình thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế, tiến tới đạt được mục tiêu chung là làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tuy nhiên quá trình phát triển kinh tế cũng đồng thời kéo theo các vấn đề xã hội tiêu cực như nạn thất nghiệp, sự phân hóa giàu nghèo, băng hoại các giá trị đạo đức, giá trị văn hóa tinh thần… chính vì vậy công tác xóa đói giảm nghèo với những giải pháp cụ thể như hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người nghèo… cũng đóng vai trò như một bộ phận của cán cân điều tiết, từng bước cải thiện đời sống nhân dân, mang lại sự công bằng cho mỗi thành viên trong xã hội.

    Một số chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo đã và đang thực hiện Ngày 23/07/1998, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình

    Mục tiêu tăng trưởng kinh tế cần thực hiện đồng thời hoặc lồng ghép với công cuộc xóa đói giảm nghèo của từng địa phương cũng như của cả nước, sự kết hợp ngay từ đầu giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển bền vững. Nhiều biện pháp cụ thể đã được thực hiện thông qua Chương trình hỗ trợ tạo việc làm (Quyết định 120), Chương trình hỗ trợ người nghèo, người dân tộc thiểu số sản xuất (Quyết định 133), Chương trình phủ xanh đất trống đồi trọc (Quyết định 327), Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng….

    Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo tại một số địa phương 1. Kinh nghiệm ở tỉnh Yên Bái

      Cùng với các chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo của Nhà nước, tỉnh Yên Bái còn chú trọng tới việc thu hút nguồn vốn từ các quốc gia, các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển châu Á, Tổ chức SIDA của Thụy Điển, JICA của Nhật Bản… Từ các nguồn vốn này, tỉnh Yên Bái chủ động tổ chức thực hiện theo hướng lồng ghép dự án, coi trọng tính hiệu quả đối với từng vùng, từng điều kiện mà người dân có thể tiếp cận được dễ dàng và nhanh chóng nhất. - Lãnh đạo tỉnh Ninh Bình đã tạo bước đột phá mới trong chỉ đạo phát huy sức mạnh và sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, gắn trách nhiệm của các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể để đạt và vượt mục tiêu xóa đói giảm nghèo đã đề ra; đẩy mạnh phong trào “Ngày vì người nghèo” đến mọi tổ chức kinh tế xã hội, các tầng lớp dân cư.

      THỰC TRẠNG ĐểI NGHẩO VÀ CễNG TÁC XOÁ ĐểI GIẢM NGHÈO TẠI TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2001 - 2008

      Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ 1. Đặc điểm tự nhiên và nguồn nhân lực

      • Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

        Phú Thọ là một tỉnh có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, giao thông liên lạc thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch…, tuy nhiên điều quan trọng là cần sử dụng hiệu quả và hợp lý những nguồn tài nguyên đó để thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo tiền đề vững chắc cho công cuộc giảm nghèo tại địa phương, từng bước cải thiện đời sống của người dân nhằm thực hiện mục tiêu đảm bảo công bằng xã hội. Trong thời gian tới, để hòa nhập vào quá trình phát triển chung của vùng và cả nước, lãnh đạo tỉnh Phú Thọ xác định lấy phát triển công nghiệp, du lịch và dịch vụ làm động lực cơ bản thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; chú trọng đầu tư kết cấu hạ tầng, tăng cường các hoạt động kinh tế đối ngoại nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, đầu tư phát triển khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phấn đấu đưa Phú Thọ trở thành trung tâm kinh tế - xã hội của khu vực Tây Bắc.

        Hình 2.1. Tốc độ tăng GDP bình quân của tỉnh Phú Thọ
        Hình 2.1. Tốc độ tăng GDP bình quân của tỉnh Phú Thọ

        Thực trạng đói nghèo và công tác xoá đói giảm nghèo tại tỉnh Phú Thọ 1. Thực trạng đói nghèo và nguyên nhân đói nghèo của tỉnh Phú Thọ

        • Đánh giá kết quả đạt được từ một số dự án và chính sách xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
          • Phân tích các nhân tố tác động tới kết quả xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua

            Theo đó, các lĩnh vực kinh tế - xã hội của các xã đặc biệt khó khăn đã có những chuyển biến tích cực, bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi, 100% các xã, 95% số thôn, bản có đưòng giao thông cho xe cơ giới đến trung tâm xã, 68% diện tích lúa được chủ động tưới tiêu, 72 % dân số được sử dụng nước sạch, 100% các xã duy trì phổ cập giáo dục và hoàn thành phổ cập giáo dục THCS, cơ cấu kinh tế các xã đặc biệt khó khăn đã bắt đầu hình thành và có sự chuyển dịch theo hướng nông - lâm kết hợp, tiến tới thực hiện sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp…. Quá trình triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi tại địa phương trong 5 năm qua cho thấy đây là chủ trương đúng đắn và phù hợp với tình hình thực tế, thể hiện thông qua các kết quả đạt được: việc tổ chức mạng lưới hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội phù hợp với điều kiện thực tế, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể tại địa phương như Mặt trận Tổ quốc, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên… để đưa dịch vụ ngân hàng đến với dân, gần dân, phương thức hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội là giao dịch trực tiếp đến hộ vay tại các xã, giúp cho hộ nghèo giảm nhiều công sức đi lại, thực hiện đơn giản hóa, tránh phiền hà trong các thủ tục hành chính và quan hệ vay vốn, vai trò người dân được nâng cao, phương thức quản lý vốn, quy trình nghiệp vụ cho vay được thực hiện nghiêm túc dúng quy định, tổ chức công khai chính sách ưu đãi của Nhà nước đến với nhân dân kịp thời… qua đó góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người lao động nghèo, ổn định an sinh xã hội.

            Hình 2.3. Tỷ lệ hộ nghèo tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2001 – 2005
            Hình 2.3. Tỷ lệ hộ nghèo tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2001 – 2005

            Đánh giá chung về đói nghèo và công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh Phú Thọ

              Nhận xét chung: Có thể nói những thành công trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của tỉnh Phú Thọ thời gian qua là sự tổng hợp của nhiều yếu tố: sự chỉ đạo và quan tâm đầu tư của các cấp lãnh đạo từ Trung ương tới tỉnh, huyện, xã; sự hỗ trợ kịp thời của các tổ chức quốc tế và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng như của toàn xã hội; sự tham gia chủ động và tích cực của người dân vào các chương trình, dự án xoá đói giảm nghèo tại địa phương…. Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước được đưa vào thực tế thông qua những hoạt động cụ thể như đầu tư sửa chữa, nâng cấp những công trình đang sử dụng và xây mới nhiều công trình phục vụ cho hoạt động sản xuất cũng như sinh hoạt của người dân, cấp vốn sản xuất kinh doanh, đào tạo, hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ bao tiêu sản phẩm, cho vay ưu đãi đối với người nghèo đi xuất khẩu lao động, tổ chức khám chữa bệnh miễn phí cho những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, hỗ trợ cho con em các gia đình nghèo được đến trường… đã phát huy hiệu quả đáng khích lệ.

              MỘT SỐ GIẢI PHÁP XOÁ ĐểI GIẢM NGHẩO TẠI TỈNH PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2015

              Định hướng và mục tiêu xóa đói giảm nghèo của Việt Nam 1. Bối cảnh thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo hiện nay

              • Quan điểm xóa đói giảm nghèo của Việt Nam
                • Mục tiêu

                  Bên cạnh những vùng nghèo tập trung ở khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo nơi có địa hình chia cắt, kinh tế không có điều kiện phát triển, hiện nay xuất hiện một số nhóm đối tượng nghèo mới do chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đô thị hoá, di dân ra thành thị, do mất việc làm… Vì vậy công tác xóa đói giảm nghèo sẽ khó khăn, phức tạp hơn rất nhiều. - Xóa đói giảm nghèo phải đảm bảo tính bền vững, chống tái nghèo kể cả khi có rủi ro ở cấp hộ gia đình như khi có người ốm đau, bệnh tật hay rủi ro ở cấp cộng đồng như bão lụt, hạn hán, mất mùa, biến động giá cả… Yêu cầu đó đặt ra nhiệm vụ bảo đảm an ninh lương thực tại chỗ và tăng cường khả năng thích ứng, phục hồi nhanh sau rủi ro đối với những vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa nơi thường xuyên xảy ra thiên tai bất thường.

                  Định hướng và mục tiêu xoá đói giảm nghèo của tỉnh Phú Thọ đến năm 2015

                  • Mục tiêu

                    Tăng cường phân cấp, đề cao tính chủ động, trách nhiệm của chính quyền các cấp trong việc quán triệt chủ trương của Đảng, Nhà nước và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách giảm nghèo trên cơ sở tôn trọng, phát huy vai trò, sự tham gia tích cực của người dân với tư cách là người thụ hưởng chính sách hỗ trợ giảm nghèo của Nhà nước, từ khâu xác định nhu cầu, lựa chọn nội dung ưu tiờn, xõy dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, theo dừi, giám sát và đánh giá. Tăng cường năng lực cho người dân và cộng đồng để phát huy hiệu quả các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, từng bước phát huy lợi thế về địa lý, khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, tiếp tục phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá, người dân tiếp cận được các dịch vụ sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm một cách thuận lợi.

                    Một số giải pháp tăng cường hiệu quả công tác xoá đói giảm nghèo tại tỉnh Phú Thọ đến năm 2015

                    • Hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm cho người nghèo

                      - Tổ chức dạy nghề gắn với tạo việc làm cho người lao động nông thôn, hình thành trung tâm dạy nghề tổng hợp cấp huyện để tổ chức dạy nghề tại chỗ cho lao động nông thôn về sản xuất nông, lâm nghiệp, một số ngành nghề phi nông nghiệp, chế biến nhỏ để tăng năng suất và giá trị cây trồng vật nuôi, dạy nghề tập trung tại các cơ sở dạy nghề của tỉnh để sử dụng lao động nông thôn vào làm việc tại các khu công nghiệp hoặc đi xuất khẩu lao động. Thành lập các tổ công tác thuộc biên chế của huyện và tăng cường của tỉnh (mỗi tổ từ 3 – 5 người) để giúp các xã tổ chức, triển khai các hoạt động giảm nghèo, hướng dẫn người dân thay đổi phương thức sản xuất, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, áp dụng giống mới và hoạt động khuyến nông, lâm, thay đổi các tập quán sinh sống, tổ chức đời sống vật chất, tinh thần, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.

                      PHẦN KẾT LUẬN

                      Tuy nhiên vấn đề đặt ra hiện nay là không chỉ chú trọng tới giảm nghèo về mặt số lượng mà mục tiêu quan trọng và lâu dài hơn là cần tập trung mọi nguồn lực nhằm nâng cao chất lượng công tác xóa đói giảm nghèo, tiến tới xóa đói giảm nghèo bền vững. Tiếp tục phát huy những thành quả xóa đói giảm nghèo đã đạt được, công tác xóa đói giảm nghèo trong thời gian tới được nhận định là sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, để vượt qua những khó khăn đó và hoàn thành mục tiêu giảm nghèo bền vững, trước hết cần nâng cao nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác xóa đói giảm nghèo cho mọi người dân;.