Phương pháp xác định chỉ số chất lượng nước sông dựa trên kết quả quan trắc theo quy chuẩn Việt Nam

MỤC LỤC

Phương pháp nghiên cứu

Để có cơ sở đánh giá nhanh chất lượng nước dựa trên kết quả quan trắc xác định được, nghiên cứu đã đưa ra cách xác định và sắp xếp chất lượng nước sông thông qua số lần thông số môi trường quan trắc đạt và không đat QCVN. Chỉ số mức độ ô nhiễm tổng số I được định nghĩa là giá trị tỷ lệ trung bình của các thông số ô nhiễm chính trong nước vượt Tiêu chuẩn cho phép trên Tiêu chuẩn cho phép tương ứng.

BPBP

Kết quả quan trắc hiện trạng chất lượng nước sông Nhuệ, sông Đáy Kết quả xác định giá trị pH của nước sông Nhuệ, sông Đáy

Giá trị pH trên toàn bộ dòng sông ở cả mùa khô và mùa mưa khá ổn định 6÷8,5, chỉ riêng đoạn phía đầu nguồn (điểm lấy mẫu H5 phía sau đập Đáy) ở các tháng 5,6,7, giá trị pH lên tới gần 9, nguyên nhân là do đoạn sông này đang trong giai đoạn xây dựng nên phần nào bị ảnh hưởng nước xây dựng vôi vữa của các công trình đang thi công tại khu vực lân cận. Từ Phủ Lý đến Ninh Bình, sông Đáy nhận nước thải từ huyện Thanh Liêm (Hà Nam), huyện Gia Viễn, thành phố Ninh Bình, khu công nghiệp Gián Khẩu (Ninh Bình), nước thải huyện Ý Yên (Nam Định), nước thải nông nghiệp và một số cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng bên sông, nên dù được tiếp nhận thêm nước sông Hoàng Long thì các chỉ số trên có giảm nhưng vẫn ở mức cao xấp xỉ QCVN 08/2008, B1.

Bảng 10 - Giá trị pH tại các điểm lấy mẫu dọc theo sông Đáy
Bảng 10 - Giá trị pH tại các điểm lấy mẫu dọc theo sông Đáy

Các điểm lấy mẫu

Các điểm lấy mẫu Thời gian lấy

3- Các điểm lấy mẫu Thời gian lấy

  • Tính toán chỉ số thể hiện chất lượng nước sông Đáy – Nhuệ

    Nước sông đoạn đầu nguồn tại cống Liên Mạc có TSS; chất lượng nước đang có dấu hiệu ô nhiễm bởi các chất hữu cơ, dinh dưỡng với chỉ tiêu NH4+ và Coliform cao hơn giới hạn cho phép Quy chuẩn QCVN 08:BTNMT (B1). Đây là khu vực tiếp nhận nước thải công nghiệp của Khu công nghiệp Phú Diễn, và nước thải sinh hoạt của dân cư khu vực Cổ Nhuế - Từ Liêm, ngoài ra, đoạn sông này tập trung nhiều làng nghề có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước cao như: làng nghề chế biến tinh bột sắn Cát Quế, Dương Liễu, Minh Khai; làng nghề chế biến thực phẩm Lưu Xá, làng nghề bún Phú Đô…. Chất lượng nước sông Nhuệ tại Cầu Trắng bị ô nhiễm nặng do phải tiếp nhận nước thải của làng nghề Vạn Phúc, Làng nghề Dương Nội qua sông La Khê.

    Nước sông Nhuệ bị ô nhiễm nghiêm trọng, nước có màu đen, mùi hôi tanh khó chịu, nồng độ oxy hòa tan DO trong mùa khô và mùa mưa đều vượt qua chuẩn cho phép, các thông số COD, BOD5, NH4+, tổng Coliform đều vượt quy chuẩn cho phép nhiều lần. Tại vị trí sau điểm nhập lưu của sông Tô Lịch với sông Nhuệ, hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước sông Nhuệ tăng lên đáng kể, đặc biệt là các chất ô nhiễm hữu cơ. Kết quả quan trắc cho thấy chất lượng nước dọc sông Đáy có sự biến đổi, một số điểm quan trắc bị ô nhiễm, không đạt QCVN 08/2008, loại B1.

    Nguyên nhân chủ yéu là do mực nước và lưu lượng sông Hồng những nay gần đây rất thấp, lượng nước trong kênh dẫn vào sông Đáy thấp, kéo theo khả năng cải thiện chất lượng nước cho sông Đáy không nhiều.

    Hình -  Các côn Hình -  Các công trình chính trên dòng chính sông Nhuệ
    Hình - Các côn Hình - Các công trình chính trên dòng chính sông Nhuệ

    Thời gian

    Phương pháp 2 – Đánh giá chất lượng nước thông qua việc tính toán chỉ số ô nhiễm tổng I B1

    Dựa vào các giá trị I tính toán được, có thể đánh giá được chất lượng môi trường nước sông Nhuệ, Đáy phục vụ cho các mục đích khác nhau. - Cột A2 – Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp; bảo tồn động thực vật thủy sinh, hoặc các mục đích sử dụng như loại B1 và B2. - Cột B1 – Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2.

    Hình 3 - So sánh giá trị I tính theo QCVN 08, 2008, A2   của sông Nhuệ Đáy vào mùa khô
    Hình 3 - So sánh giá trị I tính theo QCVN 08, 2008, A2 của sông Nhuệ Đáy vào mùa khô

    Phương pháp 3 – Đánh giá chất lượng nước thông qua việc tính toán chỉ số WQI

    Phương pháp 3 – Đánh giá chất lượng nước thông qua việc tính toán chỉ. BPi: nồng độ giới hạn dưới của giá trị thông số quan trắc được quy định tương ứng với mức i;. BPi+1: nồng độ giới hạn trên của giá trị thông số quan trắc được quy định tương ứng với mức i+1;. qi: giá trị WQI ở mức i đã cho tương ứng với giá trị BPi;. Cp: giá trị của thông số quan trắc được đưa vào tính toán. Giá trị BPi quy định đối với từng thông số BOD. Nhằm xác định được những ưu điểm cũng như những hạn chế của phương pháp xác định chất lượng nước sông thông qua việc tính toán chỉ số WQI, nghiên cứu thực hiện theo các kịch bản khác nhau như sau:. A) Kịch bản 1: Tính WQI không có trọng số. Điểm đáng lưu ý là mặc dù sông Đáy có chất lượng nước tốt hơn sông Nhuệ, song 3/9 điểm quan trắc chất lượng nước dọc sông vẫn cho thấy chất lượng nước bị ô nhiễm ở mức gần cuối mức 4 (trong tổng số 5 mức). Bên cạnh những ưu điểm khi áp dung tính WQI không có trọng số có được (Kịch bản 1) vẫn tồn tại những hạn chế gây ảnh hưởng tới chất lượng xác định chất lượng nước sông trong đó đặc biệt là chưa xem xét đến tầm quan trọng của các trọng số các thông số môi trường đối với chất lượng nước sông.

    Do điều kiện thực hiện luận văn nên phần trọng số được tổng hợp ý kiến của 10 chuyên gia, trong số các nhà khoa học, quản lý có ít nhất 5 năm kinh nghiệm liên quan chặt chẽ đối với các nghiên cứu về chất lượng nước sông. Đây chính là vấn đề thể hiện nếu xem xét để tính toán WQI chỉ dựa trên các thông số thuộc nhóm cơ bản môi trường nước là chưa đủ mà còn cần phải xem xét và lựa chọn các thông số thuộc nhóm đặc trưng có nguy cơ gây ô nhiễm cho sông/ lưu vực đó. Như vậy, thể hiện phần nào yêu cầu cho trọng só để tính toán WQI không những chỉ liên quan đến tầm quan trọng của thông số môi trường đó mà còn cần gắn liền vai trò của thông số đó với mục tiêu sử dụng nước sông.

    - So sánh giữa kết quả nghiên cứu xác định chất lượng nước theo chỉ số WQI tính theo kịch bản không tính theo trọng số trường hợp 3 - tính trọng số theo lưu vực cho thấy có sự sai khác trong kết quả tính toán.

    Bảng 35 - Tính WQI các thông số của các mẫu nước sông Đáy
    Bảng 35 - Tính WQI các thông số của các mẫu nước sông Đáy

    Phương pháp 4 – Đánh giá chất lượng nước thông qua việc xác định trạng thái chất lượng nước

    Nhận xét các phương pháp đánh giá chất lượng nước

    Vì thông thường khi thực hiện quan trắc nước sông thường dựa vào chương trình quan trắc, trong đó ưu tiên nhóm thông số cơ bản còn nhóm các thông số chất lượng nước thể hiện về đặc điểm cho tình hình ô nhiễm tại con sông cụ thể (như: Dầu mỡ, phenols, hóa chất bảo vệ thực vật, cyanide, kim loại nặng (As, Cd, Cr, Pb, Hg, Zn, Cu và Ni)) hoặc không được thực hiện hoặc thực hiện không đồng bộ, do vậy không đưa ra nhận xét sâu về vấn đề các tác động có hại đến sức khỏe con người /16/ 17/. Cho đến nay, vẫn chưa có hướng dẫ cụ thể nào về việc kết hợp lựa chọn nhóm các loại thông số (điều kiện cần và đủ), vì vậy dẫn tới tình trạng chưa đồng bộ khi lựa chọn thông số để tính toán chỉ số WQI, từ đó kéo theo hạn chế hiệu quả sử dụng phương pháp. Ví dụ: Khi dòng sông tiếp nhận nước thải đô thị có chứa nước thải làng nghề mạ, đúc thì cần lựa chọn nhóm thông số kim loại nặng, dầu mỡ và chọn thông số hóa chất bảo vệ thực vật khi sông tiếp nhận nguồn thải cơ sở sản xuất hóa chất bảo vệ thực vật.

    Tuy nhiên, trong một số trường hợp tính chính xác sẽ bị hạn chế, ví dụ: khi sử dụng mục đích nước sông cho nhu cầu sinh hoạt của con người ăn uống… Nếu áp dụng cả 2 nhóm thông số để tính toán sẽ chính xác hơn, đặc biệt sẽ có tính ứng dụng cao hơn nhất là khi xem xét đối với nước sông sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt cho con người như cấp nước cho nhà máy nước, bơi lội. - Trên quan điểm trọng số được được đánh giá dựa vào mục đích sử dụng, tầm quan trọng của các thông số không những chỉ xem xét đối với đời sống thủy sinh như các nghiên cứu đã đưa ra trước đây mà theo luận văn việc xem xét trọng số còn rất cần quan tâm đến mục đích sử dụng nguồn nước đối với con người. Kết quả nghiên cứu không những làm cơ sở để xây dựng/ hoạch định cho khung giám sát trong tương lại được thực hiện một cách phù hợp mà còn góp phần là cơ sở để rà soát, xác định tìm ra nguyên nhân gây ra các trạng thái bất bình thường cho sự diễn biến về thông số môi trường đó trong lưu vực/ trong sông (như: xác định các nguyên nhân, yếu tố gây suy thoái chất lượng nước…).

    Đề xuất trường hợp áp dụng để đánh giá chất lượng nước: Là cơ sở để xác định nguyên nhân gây ô nhiễm nước, gây trạng thái bất bình thường về chất lượng nước sông (ngay cả khi chất lượng nước sông chưa quá QCVN) Phương pháp đánh giá này có ích phục vụ các nghiên cứu về hệ sinh thái thủy sinh và hồi cứu giám sát nhanh các nguồn xả thải.

    Bảng 50 – Tóm tắt so sánh các vấn đề do luận văn đưa ra so sánh với các nghiên cứu trước đây
    Bảng 50 – Tóm tắt so sánh các vấn đề do luận văn đưa ra so sánh với các nghiên cứu trước đây