MỤC LỤC
Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam 2014: “ Ô nhiễm môi trường là sự làm biến đổi các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật ” Trên Thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học,…gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, các cơ thể sống khác. RTSH là chất thải liên quan đến các hoạt động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng như khu dân cư, cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông gà, lông vịt, vải giấy, rơm rạ, xác động vật, vỏ rau quả,…(Vũ Quyết Thắng, Lê Đông Phương, 2002).
Công tác thu gom thông thường sử dụng 2 hình thức là thu gom sơ cấp (người dân tự thu gom vào các thùng/túi chứa sau đó được công nhân thu gom vào các thùng rác đẩy tay cở nhỏ) và thu gom thứ cấp (rác tại các hộ gia đình được công nhân thu gom vào các xe đẩy tay sau đó được chuyển đến các xe ép rác chuyên dụng và chuyển đến khu xử lý hoặc tại các chợ/ khu dân cư các đặt container chứa rác, công ty môi trường đô thị có xe chuyên dụng chở container đến khu xử lý). Tại một số địa phương triển khai thí điểm mô hình phân loại CTR tại nguồn giai đoạn đầu, do cơ sở hạ tầng khi tiến hành thí điểm dự án không đồng bộ và do thiếu đầu tư cho công tác thu gom vận chuyển và xử lý CTR theo từng loại nên sau khi người dân tiến hành phân loại tại nguồn, rác được công nhân URENCO thu gom và đổ lẫn lộn vào xe vận chuyển để mang đến bãi chôn lấp chung, do vậy, mục tiêu của chương trình phân loại rác tại nguồn bị hoài nghi.
Nguồn: Hồ Thị Lam Trà, Lương Đức Anh, Cao Trường Sơn,2012 Quyền lợi của người thu gom rác ở nông thôn chưa thỏa đáng, khác biệt rất lớn về thu nhập và quyền lợi giữa người thu gom rác ở đô thị và nông thôn. Theo số liệu thống kê thì hiện nay có tới 70% số thị trấn và 100% số xã thiếu phương tiện thu gom rác, trong đó có 30% số xã chưa có phương tiện thu gom, 100% số xã và thị trấn chưa có phương tiện vận chuyển rác thải theo đúng quy định. Bộ máy quản lý vừa thiếu, vừa yếu: Hiện nay hệ thống quản lý Nhà nước về môi trường ở các cấp huyện, cấp xã còn thiếu về số lượng và yếu về chuyên môn, do đó chưa đủ năng lực để quản lý các vấn đề môi trường nói chung, vấn đề chất thải rắn sinh hoạt nói riêng.
Hiện nay, chỉ có khoảng 50% các huyện đã có cán bộ môi trường, tuy nhiên số cán bộ này chủ yếu mới ra trường, hoặc mới luân chuyển lĩnh vực khác sang nên thiếu kinh nghiệm và năng lực quản lý.
Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã, ưu và nhược điểm của hệ thống quản lý RTSH trên địa bàn xã. Như tiến hành khảo sát trên các khu dân cư, các tuyến đường, các điểm tập kết rác, bãi rác,..để thu thập thông tin, kiểm chứng thông tin đã điều tra và thu thập được, có những nhận xét đánh giá khách quan về hiện trạng, thu gom, vận chuyển, xử lí rác. - Điều tra hộ gia đình: Thiết kế các mẫu câu hỏi để phỏng vấn các hộ gia đình về tình hình phát sinh rác sinh hoạt, nguồn gốc, khối lượng, thành phần, công tác phân loại, vận chuyển và xử lý rác sinh hoạt, phí thu gom rác thải, ý kiến về vấn đề môi trường, thái độ làm việc của người thu gom,.
- Điều tra, phỏng vấn các cán bộ phụ trách về môi trường của xã, cán bộ chủ chốt về địa chính,…trưởng thôn để biết thông tin về tình hình quản lý rác thải sinh hoạt ( điều tra cán bộ phụ trách về môi trường của xã và 3 trưởng thôn của 3 thôn) (Mẫu phiếu được chỉ ra ở phần phụ lục).
Kinh tế xã đang có những bước phát triển mạnh mẽ, tạo ra nhiều việc làm cho người dân, cuộc sống của nhân dân ngày càng ổn định và được nâng cao nhưng đó cũng là nguyên nhân khiến lượng rác thải nói chung và rác thải sinh hoạt nói riêng trên địa bàn xã ngày càng tăng và đa dạng về nhiều thành phần. + Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc được phát động rộng khắp, đi vào chiều sâu, góp phần nâng cao năng lực cảnh giác cho cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân chống mọi âm mưu của các thế lựu thù địch. Đây chính là những điều kiện rất tốt thúc đẩy công tác quản lý môi trường được tốt hơn vì khi người dân có công ăn, việc làm và thu nhập ổn định thì họ sẽ không ngần ngại việc đóng góp phí thu gom rác thải.
Do đó, cần có những biện pháp để thực hiện tốt công tác quản lý rác thải sinh hoạt để phát huy các thế mạnh do điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tạo ra đồng thời phải tìm cách khắc phục những khó khăn trên địa bàn xã.
Nguồn: UBND xã Thiệu Tâm, 2015 Hầu hết ở các thôn người thu gom rác phần lớn có tuổi từ 35-50, chủ yếu là nữ, hầu hết đều là những người nông dân chịu khó, không ngại bẩn và với tuổi đời của họ thì không phù hợp để đi làm công ty nên họ đảm nhận việc thu gom rác thải của các thôn. Như vậy, mỗi ngày trên địa bàn xã Thiệu Tâm phát sinh xấp xỉ 3,34 tấn rác thải sinh hoạt, đó mới chỉ là khu dân cư chưa kể một lượng lớn rác thải sinh hoạt phát sinh từ khu chợ, các hoạt động dịch vụ thương mại từ các khu cơ quan, trường học, trạm y tế,..trên địa bàn xã.Vào những ngày cuối tuần hay những ngày lễ hội thì khối lượng RTSH lại tăng lên, nếu lượng rác này không được thu gom thường xuyên thì sẽ gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan và ảnh hưởng tới sức khỏe người dân. Khối lượng RTSH của các thôn ngày thường và ngày cuối tuần Theo Hình 4.9 ta thấy, ngày cuối tuần (thứ 7 và chủ nhật) của cả 3 thôn đều có lượng RTSH cao hơn ngày thường, trong toàn xã thì lượng rác trong ngày thường là 0,38 kg/người/ngày, trong khi đó ngày cuối tuần lớn hơn với 0,43 kg/người/ngày.
Nguyên nhân là do vào thứ 7 và chủ nhật mọi người thường được nghỉ ở nhà, các hoạt động như: Liên hoan, ngày giỗ, họp lớp..thường được người dân lựa chọn tổ chức vào cuối tuần cho đông đủ các thành viên, đây là lí do chính làm cho lượng rác ngày cuối tuần cao hơn hẳn ngày thường.
- Nguồn kinh phí và nhân lực sử dụng cho công tác BVMT còn hạn hẹp vừa là nguyên nhân gây khó khăn cho công tác triển khai nhưng đồng thời cũng thể hiện sự kém nhạy bén của cán bộ quản lý trong việc liên kết các cơ sở ngành nghề cũng như kêu gọi sự đầu tư giúp đỡ từ các nguồn lực bên ngoài. Nhìn chung công tác quản lý chất thải rắn nói riêng và quản lý môi trường nói chung tại xã Thiệu Tâm tuy đã được quan tâm và bước đầu đã có những biện pháp tháo gỡ nhưng hiệu quả của các biện pháp này còn chưa cao mà nguyên nhân của tình trạng này là do còn tồn tại một số hạn chế cơ bản như trên vừa đề cập. Do khu vực nông thôn nhận thức người dân còn gặp khó khăn về việc phân loại rác, mặt khác sau khi phân loại cần phải thiết kế các khu xử lý như khu ủ phân compost từ rác, việc làm này không có tính khả thi trên địa bàn xã vì hiện nay các bãi chôn lâp rác đang còn mang tính chất tạm thời, chưa có kinh phí để đầu tư nên việc xây dựng khu xử lý rác làm phân rất khó thực hiện.
Tổ chức giáo dục, tuyên truyền nâng cao ý thức BVMT cho nhân dân: Công tác giáo dục, tuyên truyền cần được xem là một công việc thường xuyên và mang tính liên tục, không dừng lại ở một hoạt động chỉ mang tính chất phong trào mà cần được tổng kết, đúc rút kinh nghiệm, như một hoạt động văn hoá tường ky của người dân: Để làm được điều này cần có sự tham gia của nhiều các tổ chức cá nhân trong đó đi đầu là các hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội người cao tuổi,…Đây sẽ là những lực lượng nồng cốt góp phần vận động nâng cao ý thức của người dân.