Đánh giá tình trạng dinh dưỡng, khẩu phần và tập tính ăn uống của bệnh nhân đái tháo đường typ 2 tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014-2015

MỤC LỤC

Thiết kế nghiên cứu

  • Biến số và chỉ số nghiên cứu

    Đối tượng nghiên cứu đứng thẳng, hai chân dang rộng bằng chiều rộng ngang hai vai, tư thế đối xứng, VB được đo ở mức tương ứng với điểm giữa của bờ dưới xương sườn 12 với bờ trên mào chậu trên đường nách giữa, thời điểm bệnh nhân thở ra hết, vòng dây thước song song với mặt phẳng ngang. - Mức kinh tế gia đình: Mức kinh tế gia đình chia thành các mức: Nghèo- cận nghèo với tiêu chuẩn xác định hộ nghèo/hộ cận nghèo theo qui định trong chỉ thị 1752/CT-TTg ngày 21 tháng 9 năm 2010 của thủ tướng chính phủ trên phạm vi cả nước để thực hiện các chính sách an sinh xã hội trong giai đoạn 2011-2015.

    Bảng 2.1: Phân loại chỉ số khối cơ thể (theo WHO)
    Bảng 2.1: Phân loại chỉ số khối cơ thể (theo WHO)

    CHƯƠNG 3

    Đặc điểm chung và các chỉ số sinh hóa của người ĐTĐ typ 2 1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

      - Không có sự khác biệt về độ tuổi giữa khu vực thành thị và nông thôn với P>0,05. Tiền sử bệnh của bản thân và gia đình của đối tượng nghiên cứu Bảng 3.5: Tiền sử gia đình có mắc ĐTĐ typ 2 của đối tượng nghiên cứu.

      Bảng 3.2: Tỷ lệ đái tháo đường týp 2 theo tuổi, khu vực
      Bảng 3.2: Tỷ lệ đái tháo đường týp 2 theo tuổi, khu vực

      Tình trạng dinh dưỡng của người tiểu đường typ 2

        Biểu đồ 3.4: Tương quan của G đói và HbA1C trên người ĐTĐ typ 2 Nhận xét: Biểu đồ cho thấy mối tương quan đồng biến chặt chẽ giữa HbA1C và G tĩnh mạch đói. Kết quả cho thấy tình trạng dinh dưỡng và NCSDD có mối liên quan chặt chẽ với mức ý nghĩa p<0,01, đối tượng có NCSDD cao thường kèm theo tỷ lệ SDD cao. Mối liên quan giữa khu vực sống, thời gian mắc bệnh với TTDD Bảng 3.17: Mối liên quan giữa khu vực sống với tình trạng dinh dưỡng.

        Bảng 3.12: Sự kiểm soát mức G huyết đói, HbA1C, abl và BMI
        Bảng 3.12: Sự kiểm soát mức G huyết đói, HbA1C, abl và BMI

        Khẩu phần ăn của bệnh nhân ĐTĐ týp 2

        Bệnh nhân đã có thay đổi trong lựa chọn thực phẩm: tỷ lệ sử dụng phủ tạng là 0%; tần suất số lần sử dụng đường, mật, bánh, kẹo, long nhãn trung bình 4,6g/người/ngày; tuy nhiên vẫn còn tỷ lệ đối tượng sử dụng rượu, bia với lượng alcol trung bình 1,8 g/người/ngày và cafe là 0,5 g/ngày. Nhận xét: Nhu cầu khuyến nghị cho các đối tượng thay đổi tuỳ thuộc vào tuổi, giới, mức lao động, tình trạng sinh lý và bệnh lý. - Kết quả trên gần tương tự như “Hướng dẫn chế độ ăn cho người bệnh ĐTĐ theo đơn vị chuyển đổi” đã viết người bệnh ĐTĐ nên ăn tối thiểu 3 bữa/ngày.

        74,9%, cao hơn trong bữa chính chứng tỏ trong bữa phụ của người ĐTĐ typ 2 chủ yếu sử dụng các thực phẩm có nguồn gốc thực vật có hàm lượng chất xơ cao như ngũ cốc nguyên hạt, các loại trái cây.

        Bảng 3.19: Cơ cấu khẩu phần ăn của người ĐTĐ typ 2 so với khuyến nghị
        Bảng 3.19: Cơ cấu khẩu phần ăn của người ĐTĐ typ 2 so với khuyến nghị

        Tập tính dinh dưỡng

          Test fisher cho thấy có mối tương quan chặt chẽ giữa tỷ lệ sử dụng số loại thực phẩm, ở khu vực thành thị tỷ lệ sử dụng số loại thực phẩm lớn hơn khu vực nông thôn với p<0,05.

          Bảng 3.23: Mối liên quan của cách chế biến thực phẩm với  BMI
          Bảng 3.23: Mối liên quan của cách chế biến thực phẩm với BMI

          BÀN LUẬN

          Tình trạng dinh dưỡng

            Kết quả nghiên cứu của tôi cho thấy chỉ số glucose máu trung bình của người ĐTĐ typ 2 là 10,1 ± 4,0 mmol/l, so sánh với tiêu chí kiểm soát glucose máu của ADA 2015 Có 26% đối tượng kiểm soát đường huyết tốt, 74% đối tượng kiểm soát đường huyết chưa tốt trong đó có 1,0% đường huyết thấp hơn ngưỡng khuyến cáo, có nguy cơ bị hạ đường huyết. Kết quả nghiên cứu này cho thấy mức đường huyết trung bình cao hơn theo nghiên cứu của Tiêu Ngọc Chiến [55] G huyết đói trung bình của người ĐTĐ typ 2 là 8,0 ± 0,7 mmol/l, HbA1C 7,3 ± 0,8% do nghiên cứu của Tiêu Ngọc Chiến tiến hành trên bệnh nhân được chẩn đoán xác định ĐTĐ typ 2 mức độ nhẹ. Trong khuyến nghị của ADA2014 cũng khuyến cáo hầu hết các bệnh nhân bị bệnh tiểu đường typ 2 phải được kiểm soát lipid khi đói ít nhất hàng năm, nồng độ HDL thấp cholesterol, thường kết hợp với triglyceride cao, là mô hình phổ biến nhất của rối loạn lipid máu ở những người có bệnh tiểu đường loại 2 [15].

            Như vậy nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với một số nghiên cứu trong nước và nước ngoài tuy nhiên tỷ lệ bệnh nhân tăng LDL-C (25,6%) và giảm HDL – C (46,1%) là rất cao vì vậy phải kiểm soát chặt hơn tình trạng tăng lipid máu và hướng dẫn người bệnh thay đổi lối sống một cách tích cực. Khuyến nghị mục tiêu điều trị sửa đổi lối sống tập trung vào việc giảm chất béo bão hòa, trans, và lượng cholesterol; tăng omega-3 axit béo, chất xơ, các pectin; giảm cân (nếu có chỉ định) và tăng hoạt động thể chất cần được khuyến cáo để cải thiện lipid ở bệnh nhân tiểu đường. Tình trạng BMI phân bố không liên tục từ 14,7 tới 28,5 kg/m2, chưa phát hiện đối tượng có BMI > 30 kg/m2 ở đối tượng nghiên cứu do đối tượng là người châu á thể trạng nhỏ, và phần lớn bệnh nhân đã phát hiện bệnh một thời gian đã có sự điều chỉnh về cân nặng.

            Phân tích thăm dò này cho kết quả thay đổi lớn về chế độ ăn và trao đổi chất có thay đổi nhỏ mà không phải là dấu hiệu lâm sàng quan trọng nhưng chúng phù hợp với dữ liệu dinh dưỡng hiện hành về những lợi ích của việc giảm chất béo trans với chu vi vòng eo, tăng chất xơ với LDL_C và giảm lượng rượu với huyết áp. Nó không thể xác định một chế độ dinh dưỡng tối ưu cho ĐTĐ typ 2 từ phân tích này, đặc biệt là ở những người có kiểm soỏt đường huyết kộm, nhưng khụng cú bằng chứng rừ ràng rằng chế độ ăn thấp carbohydrate, kiểm soát glucose máu tốt hơn hoặc giảm cân hơn so với chế độ ăn uống cao carbohydrate. Khẩu phần của đối tượng trong nghiên cứu của chúng tôi cân đối hơn trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan Anh với điều tra khẩu phần ăn bằng phương pháp hỏi ghi 24 giờ năng lượng khẩu phần trung bình thấp 1471,7kcal, chỉ đạt khoảng 71,4%; so với nhu cầu khuyến nghị.

            Tập tính dinh dưỡng

              Tuy nhiên lượng chất xơ trung bình 6,3g/1000kcal trong bữa chính và 7,6g/1000kcal/ngày còn rất thấp so với lời khuyên dinh dưỡng nên tăng lượng chất xơ trong các bữa ăn của người ĐTĐ 20g/1000kcal. Bên cạnh đó, đồ nướng hiện nay không được các nhà dinh dưỡng học khuyến khích dùng vì bị liệt vào loại thức ăn cần cảnh giác trong phòng chống ung thư.Nó cũng là món ăn chứa nhiều purin và cholesteron yếu tố khởi phát và làm nặng thêm các bệnh lý kết hợp như gout, tim mạch,… trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy khẩu vị ưa thích như ăn ngọt, ăn nhiều chất béo có liên quan tới tình trạng thừa cân, béo phì là nguyên nhân của các bệnh tim mạch,chuyển hóa trong đó có bệnh ĐTĐ typ 2 [61], [62].

              Điều này do đa số đối tượng sống cùng gia đình nên do tâm lý ngại chế độ ăn riêng và do sự hợp tác trong việc thực hiện chế độ ăn bệnh lý cho người bệnh của các thành viên trong gia đình chưa tích cực thậm chí quan niệm “tôi là người nông dân sống chính bằng hạt thóc củ khoai không ăn cơm lấy đâu sức mà lao động”, phần nữa là do hiểu biết về ăn uống với bệnh tật của người bệnh chưa đầy đủ, người bệnh chưa hiểu thấu đáo, sâu sắc về tầm quan trọng của ăn uống dinh dưỡng với bệnh tật vì vậy phải đẩy mạnh công tác tư vấn dinh dưỡng cho người bệnh và cộng đồng. Như vậy so với Phạm Văn Khôi (2011) tỷ lệ đối tượng ăn trái cây, rau quả hàng ngày trong nghiên cứu này khá cao, có thể do tập quán ăn uống của đối tượng khác và kiến thức về điều chỉnh chế độ ăn tăng chất xơ ở người ĐTĐ tăng lên. Tuy nhiên giống như nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan Anh tỷ lệ uống sữa thấp có thể là điều kiện kinh tế người dân chưa cao, cũng có thể là kiến thức về sử dụng sữa của bệnh nhân là chưa đầy đủ, một phần là vẫn còn tâm lý sợ ăn uống kiêng ăn ngọt ở bệnh nhân ĐTĐ.

              Tương tự kết quả nghiên cứu của Rojo-Martinez [63] và một số nghiên cứu khác đă chứng minh trong café có chứa nhiều hợp chất hữu ích như magiê, các chất chống ôxy hóa như lignas hoặc các loại axít chlorogenic, tốt cho cơ thể, hạn chế nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Có 38,9% đối tượng chọn rau quả là thực phẩm đầu tiên trong bữa đó là dấu hiệu tốt đã có sự thay đổi trong ăn uống phải khuyến khích bệnh nhân nhất là bệnh nhân có thừa cân, béo phì thực hiện duy trì tích cực chế độ ăn này và tỷ lệ đối tượng có thời gian mỗi bữa nhanh, vừa, chậm là 35%: 45%: 20%. Hầu hết các bệnh nhân thực hiện chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị, tài liệu, sách hoặc nghe kinh nghiệm từ người khác, tuy nhiên đă có 8,3% đối tượng đã tìm tới bác sỹ/cán bộ dinh dưỡng để chủ động tìm thông tin tư vấn mặc dù trên địa bàn tỉnh chưa có cán bộ dinh dưỡng nào.

              KHUYẾN NGHỊ