Biểu đạt hành động cầu mong và chúc trong lời thoại nhân vật truyện ngắn Việt Nam hiện đại

MỤC LỤC

Cấu trúc luận văn

Xung quanh vấn đề hội thoại 1. Khái niệm hội thoại

    Cho đến nay đã có nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ học đi sâu vào vấn đề hội thoại như: Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Đức Dân, Đỗ Thị Kim Liên, Trần Thị Thìn… Song các tác giả đều thừa nhận: Hội thoại là hoạt động giao tiếp căn bản nhất, phổ biến nhất của sự hành chức ngôn ngữ. Ngữ cảnh bao gồm tình huống ngôn ngữ và ngữ cảnh tự nhiên xung quanh (như thời gian, không gian) đoạn thoại trước và sau đó, các quy tắc ứng xử, các khía cạnh liên quan như, quan hệ, địa vị, trang phục của những người tham thoại, địa điểm, nội dung của cuộc thoại… Ngữ cảnh gắn chặt với quá trình hội thoại trong những trường hợp này, ngữ cảnh còn được gọi là ngôn cảnh.

    Đa thoại

    Lý thuyết hành động ngôn ngữ 1. Khái niệm hành động ngôn ngữ

      Ngôn ngữ ngay từ khi ra đời đã thực hiện một chức năng quan trọng, chức năng giao tiếp của cả xã hội loài người. Khi chúng ta giao tiếp bằng ngôn ngữ nghĩa là ngôn ngữ đang hành chức. Vậy, nói năng cũng là một dạng hành động, hoạt động tác động đến người khác - được gọi là hành động ngôn ngữ. AuStin, có 3 loại hành động ngôn ngữ:. Hành động tạo lời. Hành động tạo lời là hành động sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ như ngữ âm, vốn từ, quy tắc kết hợp để tạo thành những phát ngôn hoàn chỉnh về hình thức và nội dung. Phát ngôn trên do các từ: Anh / mời / cơm / chưa tạo nên phát ngôn nghi vấn. - Đóng cửa lại cho tôi! Phát ngôn cầu khiến. Hành động mượn lời. Hành động mượn lời là hành động mượn phương tiện ngôn ngữ, hay nói một cách khác là mượn các phát ngôn để gây ra sự tác động hay hiệu quả ngoài ngôn ngữ đối với người nghe. Hiệu quả này không đồng nhất ở những người nghe khác nhau. Ví dụ: Trên tờ báo thể thao đưa tin: 14h ngày mai trên sân vận động Mỹ Đình diễn ra trận chung kết giữa 2 đội bóng Hoàng Anh Gia Lai gặp T & T Hà Nội. Khi đọc tin này người thì vui sướng vội vàng đi đặt vé để cổ vũ cho đội. bóng của mình, người thì thất vọng vì đội bóng yêu thích của mình không lọt vào vòng chung kết, người không thích bóng đá thì tỏ ra thờ ơ,.. Như vậy, cùng đọc một thông tin nhưng hiệu quả đến tai người nghe là hoàn toàn khác nhau. Hành động ở lời là hành động người nói thực hiện ngay khi nói năng. Hiệu quả của chúng gây những sự tác động trực tiếp về ngôn ngữ, gây phản ứng với người nghe. Đặc trưng của hành động tại lời là vừa thể hiện ý định của người nói vừa có tính quy ước. Nghĩa là người nghe khi nhận được phát ngôn ở lời, dù thực hiện hay không thực hiện, người đó cũng không còn vô can như trước khi chưa nghe câu nói đó. Trong đề tài này, đối tượng chúng tôi tìm hiểu là hành động ở lời qua lời thoại của nhân vật nữ. Vì thế, ở phần này chúng tôi đi sâu nghiên cứu nhóm hành động ở lời. Điều kiện sử dụng hành động ở lời. Theo Đỗ Hữu Châu: Điều kiện sử dụng hành vi ở lời là những điều kiện mà một hành vi ở lời phải đáp ứng để nó có thể diễn ra thích hợp với ngữ cảnh của sự phát ngôn ra nó [8, tr.111]. Theo Đỗ Thị Kim Liên: Điều kiện sử dụng hành vi ở lời là những nhân tố cần thiết cho phép thực hiện hành động ở lời nhất định trong một ngữ cảnh giao tiếp cụ thể [18, tr.82]. Searle, có 4 điều kiện sử dụng hành động ở lời. a) Điều kiện nội dung mệnh đề: Chỉ ra bản chất nội dung của hành động ngôn ngữ. b) Điều kiện chuẩn bị: Bao gồm những hiểu biết của người phát ngôn về năng lực, lợi ích, ý định của người nghe và về các quan hệ giữa người nói với người nghe. c) Điều kiện chân thành: Chỉ ra các trạng thái tâm lý tương ứng của người phát ngôn về năng lực, lợi ích, ý định của người nghe và về các quan hệ giữa người nói với người nghe như xác tín đòi hỏi niềm tin vào điều mình xác tín, mệnh lệnh đòi hỏi mong muốn, hứa hẹn đòi hỏi ý định người nói,.. d) Điều kiện căn bản: Là điều kiện đưa ra trách nhiệm mà người nói hoặc người nghe bị ràng buộc khi hành động ở lời đó được phát ra. (3) Cam kết: Là những hành vi mang tính chất ràng buộc như: Hứa hẹn, bày tỏ lòng mong muốn – không những thế còn đặt trong các quy ước, tham gia một phe nhóm.

      Vấn đề giới tính và hành động ngôn ngữ của nhân vật nữ (trong quan hệ với nhân vật nam)

        Một điều dễ nhận thấy là truyện ngắn trung đại cũng là truyện ngắn nhưng nó gần với truyện vừa, còn truyện ngắn hiện đại với đặc điểm thể tài riêng biệt, nó gắn với sự xuất hiện và phát triển của báo chí, vì vậy truyện ngắn đích thực xuất hiện muộn hơn trong lịch sử văn học. Nếu tiểu thuyết là một thế giới nhân vật với nhiều biến cố, sự kiện thì nhân vật trong truyện ngắn ít khi trở thành một thế giới hoàn chỉnh, một tính các đầy đặn, thường thì là hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con người.

        Hồ Anh Thái - Cuộc đời và sự nghiệp văn chương 1. Cuộc đời

        Hiện nay Hồ Anh Thái vừa là nhà văn, nhà báo, nhà Ngoại giao, Uỷ viên BCH Hội nhà văn Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội, đồng thời còn là Chủ tịch hội Nhà văn Hà Nội. 17 tuổi với truyện ngắn đầu tay "Bụi phấn" in trên báo Văn nghệ đã gây nên một ấn tượng lớn cho người đọc bởi sự từng trải của nó.

        Sự nghiệp văn chương a. Quan niệm nghệ thuật

        • Thống kê và nhận xét tổng quát các hành động ngôn ngữ của nhân vật nữ
          • Tiểu kết chương 2
            • Lời thoại phản ánh những qua niệm về nhân sinh
              • Lời thoại phản ánh nhu cầu được giải bày của người phụ nữ Phụ nữ là những người rất tinh tế nhạy cảm trong cuộc sống, vì thế
                • Một số nhận xét về đặc điểm ngôn ngữ Hồ Anh Thái qua một số hành động ngôn ngữ của nhân vật nữ (trong sự đối sánh với

                  Nhân vật nữ trong truyện ngắn Hồ Anh Thái phần lớn là những cô gái còn rất trẻ (sinh viên, học sinh) chưa lập gia đình, chưa trải qua nhiều thử thách trong đời, nên cách họ quan niệm về cuộc sống còn rất nhẹ nhàng, đơn. Với họ cuộc sống thật tươi đẹp và có nhiều ý nghĩa để được thể hiện mình, cống hiến những đam mê của mình. Có thể dẫn ví dụ sau đây. Hay cũng có thể là một sự khám phá những nét đẹp kì diệu của cuộc sống xung quanh khiến ta yêu quý hơn. Thế thì em cũng thích đi xa. Tuy nhiên, không phải ai cũng là người có niềm tin, làm chủ cuộc sống để biến nó thành mục tiêu phấn đấu của đời mình. Khoát trong Chàng trai ở bến đợi xe cũng là một cô gái trẻ nhưng cách quan niệm về cuộc sống của cô lại hoàn toàn khác, theo hướng tiêu cực, ỉ lại vào bố mẹ. [109] - Có mà hóa rồ mới lên Sông Đà- Cô gái vụt đứng dậy, nâng cao chân chạy tại chỗ - lên đấy mà hùng hục đào đất thay cho thể thao, nghe chim kêu vượn hót thay cho ca nhạc à? Anh biết không đây cũng hết phổ thông như ai nhưng không đi học cũng chẳng đi làm đâu nhé. Bố mẹ đẻ thì bố mẹ phải nuôi, quy luật cuộc đời là thế. Với cách suy nghĩ đó, cuộc sống đối với cô là sự hưởng thụ lâu dài, không lo lắng cũng chẳng phải làm gì. Câu nói đó của Khoát khiến cho chúng ta không khỏi giật mình, bởi một thực tế đang diễn ra trong đời sống hàng ngày, đó là có ngày càng nhiều những thanh niên sống ích kỉ phụ thuộc vào gia đình, không tương lai hoài bão. Có nên chăng một cách sống vô vị tẻ nhạt như vậy, để rồi hoài phí tuổi. thanh xuân tươi đẹp tràn trề sức sống. Đó cũng là câu hỏi đặt ra để mỗi người khi soi vào sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống. Quan niệm về con người. Khi C.Mac nói: "Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội", có nghĩa khi xem xét con người phải đặt chủ thể trong các mối quan hệ để nhìn nhận một cách chính xác, sâu sắc hơn. Thực tế cho thấy mọi biểu hiện của con người đều bắt nguồn từ cuộc sống, nên chính môi trường hoàn cảnh sẽ giúp nhìn nhận đánh giá con người một cách phù hợp. Trong Mảnh vỡ đàn ông, chị Thạch một người phụ nữ tháo vát, có cá tính mạnh mẽ, nhưng cuộc sống lại cay đắng đầy sóng gió trắc trở. Hơn thế, những năm tháng buôn bán ngược xuôi, rồi "làm vợ khắp thiên hạ", đến lúc cuối cùng khi ngồi trong nhà đá, chị chua xót mà thốt lên rằng:. Câu nói của chị Thạch là không đúng, bởi cách sống và con đường mà chị lựa chọn hoàn toàn khác lệch so với những người phụ nữ đời thường. Không tin vào việc trên đời có người tốt đã đành, với vợ Hốt, con người thực chất chỉ là một loài dê, xã hội dê. - Không phải như mà chính là loài dê. Đến mức này tôi chẳng cần giấu anh làm gì. Từ rất lâu rồi tôi đã thấy xung quanh mình là cả một xã hội loài. Dê trong nhà, ngoài phố. Dê đi xe đạp, dê đi honđa, thậm chí dê ngồi cả trong xe Toyota…. - Thế mà cô chẳng bao giờ nói?. - Nếu nói ra, tôi sẽ bị người ta tống vào trại điên Bò đứng ngay lập tức. Với dê cái, tôi gọi cô, tôi gọi chị. Còn với lũ dê ngày nào cũng được chở từ ngoại thành vào bán cho khách sạn lại là chuyện khác. Tôi chọc tiết một con, thấy vẻ mặt đó giống hệt lão Giám đốc công ty không kí quyết định cho tôi đi tham quan ở Pháp. Tôi lột da và pha thịt một con, giống con mụ tổ chức không tiếp nhận em tôi vào cơ quan. Tôi làm món tái dê từ thịt của cái thằng dê cụ phó chủ nhiệm khách sạn. Câu nói của vợ Hốt khiến chúng ta không khỏi băn khoăn, bởi thực chất trong lời nói của cô là một sự thoá mạng về con người. Trong ánh mắt của vợ Hốt, xung quanh mình là những con dê biết nói tiếng người, dê có mặt khắp mọi nơi, mọi vị trí khác nhau. Cách quan niệm về con người của chị Thạch và vợ Hốt có phần cực đoan nhưng đó cũng là một phần thực tế trong cuộc sống khiến chúng ta phải suy nghĩ sống sao cho đúng với chữ “Người” viết hoa. Quan niệm về tình yêu. Xuân Diệu đã từng viết: “Làm sao sống được mà không yêu” thật là chính xác, bởi dù ở lứa tuổi nào, tình yêu cũng là nguồn cảm hứng bất tận, là thứ gia vị không thể thiếu được trong cuộc sống. Với tuổi trẻ điều đó lại càng trở nên chính xác hơn bao giờ hết. Tình yêu đối với họ không phải là những triết lí mà là những quan niệm về tình yêu trong sáng, lành mạnh. [113] - Chưa bao giờ em chịu được anh Thước– Hạnh lắc đầu rồi hạ giọng tâm tình – anh ấy là người không biết ý. Hễ em đang bận việc nhà, hoặc tranh thủ học ôn, anh ấy lại đến, viện mọi lý do để rủ em đi chơi. Em nể và phải xuôi theo là cũng có nguyên cớ. Chả là lần ấy em đi đến gần chợ Giảng Vừ thỡ mấy thằng quần thụng ỏo bay giật mất cỏi mũ vải. Em chưa biết kờu ai và chẳng biết làm gì. Anh Thước đang làm đường ở gần đấy liền lao theo mấy thằng kia. Bị anh ấy dần cho một trận, chúng nó vứt cái mũ lại, bỏ chạy. Nhưng anh ấy cũng bị toạc ra vai, máu chảy nhiều. Em đưa anh ấy về nhà băng bó, và từ đó anh ấy hay lui tới. Em biết ơn anh Thước, nhưng không phải là tình yêu. Phải mất ba năm vất vả em mới học hết lớp 10 bổ túc, bây giờ được nhà máy đồng ý cho thi Đại học tại chức. Vậy mà thấy em học, anh ấy vặn cong quyển vật lý mà bảo:” - có hứa cho anh nhà lầu xe hơi mà bắt anh đọc hết quyển này, anh cũng xin vái đủ ba vái”. Mới tuần trước anh ấy ôm vai em ngay trước mặt đám bạn bè. Em vùng ra, thì anh ấy nói: “ - Hạnh cứ hỏi mấy thằng bạn anh xem chúng nó gọi bồ chúng là gì? Thực chất người yêu cũng gọi là vợ, là chồng được, thời mới nó thế…” Em ghê quá, bỏ về ngay. Sự cả nể cũng có giới hạn. Cần phải dứt khoát, phải không anh?. Những suy nghĩ của Hạnh ở lời thoại trờn làm một quan niệm rất rừ ràng, dứt khoát về tình yêu. Trong tình yêu cái lý mà cô đưa ra, đó là không có chỗ cho lòng thương hại, người ta có thể chịu ơn và mong được đáp trả. chứ không thể vì mang ơn mà bắt buộc phải yêu. Hơn thế nữa, tình yêu phải bắt đầu từ hai phía dựa trên cơ sở của sự tôn trọng, sự quan tâm chia sẻ lẫn nhau có như vậy tình yêu mới vững bền. Trong Có cặp mắt nhìn theo, thấy Tươi bị phụ tình, các chị em đã tranh luận với nhau rất sôi nổi về tình yêu. Phải tay tao, thằng cha bạc bẽo ấy có mà nát mặt. - Không nói như cái Tươi được. Yêu nhau là do tự nguyện…Với lại đời có trăm thứ đàn ông, yêu ai mà chả được. Quan niệm về tình yêu của mỗi người một khác, người thì cho rằng phụ bạc trong tình yêu là một điều không thể tha thứ, nhưng cũng có người cho rằng tình yêu là một sự tự nguyện, vì vậy, khi không còn tình cảm thì cách tốt nhất lại là chia tay, bởi nếu cố níu giữ chỉ để làm khổ thêm cho cả hai người mà thôi. Đó là những quan niệm rất thật về tình yêu, có thế tình yêu mới tạo nên sức mạnh kỳ diệu để con người có thể vượt qua mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống. Nàng trả lời: - Có anh thì chẳng bao giờ em khóc. Có niềm tin trong tình yêu chính là động lực để cho Bảo và Duyên vượt qua mọi khó khăn trở ngại giữa một chàng trai Hà thành và một cô gái xinh đẹp nhưng tật nguyền ở phố núi. Sự hi sinh, sẻ chia trong tình yêu cũng là một nét đẹp vô cùng quý giá trong đời sống tâm hồn người Việt. [116] - Mình thích nhất thì tương lai hoàn thành tiếp diễn – Chị Hảo bỗng nói và đọc một câu tiếng Anh –Khi tôi trở lại, anh ấy sẽ vẫn còn nghĩ về tôi. Chính thấy không, người ấy sẽ vẫn còn nghĩ, trong tương lai mà vẫn còn đang nghĩ về mình. Có nghĩa rằng, tương lai ấy vẫn chưa phải là sự dừng lại, chưa phải là cố định…. Tình yêu sẽ mang giá trị vĩnh cửu khi con người ta luôn nghĩ đến nhau, thuộc về nhau cả trong quá khứ hiện tại và tương lai. Tuy nhiên, tình yêu không phải là món quà được gói sẵn trong tờ giấy màu hồng để người khác mang tới cho mình, tình yêu cũng cần được thử thách vun đắp, biết tạo ra và nắm lấy cơ hội khi thời cơ tới gần. Nhưng Liên là con gái… Liên cứ chờ…. chờ mãi… bỗng nhiên anh ấy tới… ở anh ấy hứa hẹn rất nhiều về một người chồng tốt, một gia đình hạnh phúc. Vậy nên Liên nhận lời… đôi lúc Liên có nghĩ đến anh, nhưng dù sao hạnh phúc cũng đã đến với Liên rồi. Câu nói của Liên chính là lời tâm sự chân thành về quan niệm tình yêu, hạnh phúc của người phụ nữ. Nhưng có điều Liên cũng như Khải đã không vượt lên những quan niệm đời thường để chủ động đón nhận tình yêu mà cả hai chỉ chờ đợi một cách thụ động. Nếu như Liên biết nắm giữ hạnh phúc trong tầm tay thì có lẽ hạnh phúc đích thực đã không bị tan biến để rồi cô đành chấp nhận hạnh phúc mới như một sự an bài. Quan niệm về vật chất - tinh thần. Trong xã hội hiện đại, khi nhu cầu về vật chất ngày càng tăng kéo theo đó là sự biến đổi về tinh thần. Đâu rồi những quan niệm của ông cha ta về giá trị tinh thần: “Một túp lều tranh, hai trái tim vàng”, “Râu tôm nấu với ruột. bầu; chồng chan vợ húp, gật đầu khen ngon”. Giờ đây vật chất dường như đã quyết định tất cả, đồng tiền vô hình dung trở thành một công cụ có khả năng làm thay đổi con người, người ta chạy theo đồng tiền để rồi bán đi cả nhân phẩm và danh dự. Hồ Anh Thái không nói nhiều đến sức mạnh của đồng tiền, nhưng khi xã hội thay đổi con người cũng dễ trở nên đổi khác theo sự biến đổi của thời gian. Nhân vật nữ trong truyện ngắn Đi về phía mưa là một ví dụ. Bà khách đớ người ra:. - Bà điêu vừa vừa chứ. Bà đưa tờ năm chục, tôi để ngay cạnh bàn cần đây này. Tôi mà ăn gian thì tôi cứ chết một đời cha, chết ba đời chồng…. Từ một cô Loan mảnh dẻ, xinh tươi hồn nhiên, sau bao nhiêu năm xa cách, Tứ không khỏi giật mình về sự thay đổi đến chóng mặt của cô gái. Trước mặt Tứ lúc này không phải là một cô Loan của ngày xưa với nốt ruồi to rất duyên ở giữa hai chân mày mà là một người đàn bà to béo, đanh đá, chua ngoa, vì đồng tiền mà biến đổi trở nên lươn lẹo đến trắng trợn. Trong Món tái dê, vợ Giám đốc Diên cũng là người như vậy. Tôi gặp anh bộ trưởng rồi, chẳng có công tác đột xuất nào hết. Biết mà, lại lén đi theo con nào, rồi bàn nhau đánh lừa tôi… Hay là cậu giết chồng tôi, chặt làm mấy khúc, rồi vứt vào chuồng lợn? Chết tôi rồi, ông ấy đeo đồng hồ vàng, dây chuyền vàng, kính gọng vàng…. Mặc dù không biết chồng ở đâu, tính mạng ra sao nhưng chỉ nghĩ đến việc ông chồng mang trên người một số lượng tài sản lớn, bà Toán như điên. lên vì sợ kẻ khác cướp hết. Đây cũng là điều tất yếu bởi bà lấy ông đâu phải vì tình yêu mà chỉ lấy chức phó Giám đốc + với gia tài mà thôi. Bố mẹ và anh chị tôi xuýt xoa rằng anh ta đẹp trai, mới hơn ba mươi đã là phó Giám đốc. Còn tôi, tôi chỉ thấy bước vào nhà là một con dê dạn dĩ, không biết sợ người, chòm râu quằm quặp. Hơn hai mươi năm chung sống, tôi luôn thấy ông ấy như bây giờ, như trong cái chuồng lợn này. Lời tâm sự của bà Toán thật chua chát mỉa mai, con người ta có thể lấy một con dê nếu nó có nhiều tiền. Phải chăng đây cũng là tính tất yếu của nền kinh tế thị trường, khi nhiều người chỉ vì chạy theo giá trị vật chất mà sẵn sàng đánh đổi cả bản thân mình. Tóm lại, lời thoại của nhân vật nữ trong truyện ngắn Hồ Anh Thái thể hiện những quan niệm về nhân sinh trong cuộc sống. Quan niệm về cuộc sống, quan niệm về con người, quan niệm về tình yêu cho đến quan niệm về vật chất và tinh thần, tất cả những quan niệm ấy được thể hiện khác nhau trong mỗi lời thoại của nhân vật nữ, nhưng phần nào đã thể hiện được những khát khao hạnh phúc những sự phức tạp đan xen với ước mơ vươn lên tự hoàn thiện mình. Lời thoại phản ánh nhu cầu được giải bày của người phụ nữ Phụ nữ là những người rất tinh tế nhạy cảm trong cuộc sống, vì thế được giải bày những tâm tư tình cảm của mình là một nhu cầu thiết yếu không thể thiếu được. Từ xưa đến nay người phụ nữ luôn là những người trọng về tình cảm, nên những buồn vui ẩn chứa trong lòng thường được bộc lộ ra với những người xung quanh để mong một sự cảm thông chia sẻ. Khảo sát truyện ngắn Hồ Anh Thái chúng tôi nhận thấy, nhân vật nữ là những người muốn. được thổ lộ tình cảm của mình, muốn được mọi người hiểu được những uẩn khúc đang chất chứa trong lòng. Người phụ nữ trong truyện ngắn Hồ anh Thái ở mọi lứa tuổi ngành nghề khác nhau, nên nhu cầu giải bày của họ cũng hết sức đa dạng phong phú. Từ cô sinh viên duyên dáng đáng yêu như Hạnh, Tuấn, Lam… đến những người vợ, người mẹ trong gia đình như chị Thạch, bà Toán, vợ Hốt.v.v. Tất cả đều có những tâm sự riêng muốn được giải bày. Qua 12 truyện trong tập truyện ngắn Lũ con hoang của Hồ Anh Thái, chúng tôi nhận thấy nhu cầu giải bày của người phụ nữ tập trung chủ yếu vào các nội dung sau:. Giải bày những kỷ niệm buồn trong quá khứ. Quá khứ và hiện tại là hai mặt đối lập nhưng thống nhất trong cuộc sống của con người. Có người quá khứ là một kỷ niệm đẹp êm đềm để nuôi dưỡng những ước mơ hi vọng trong tương lai, nhưng cũng có người quá khứ lại gắn với những đau thương mất mát mà mỗi khi nhớ lại nỗi đau như càng bị hằn sâu thêm. Trong Ai là quỷ dữ, hình ảnh người đàn bà nửa thực nửa hư với câu chuyện về một quá khứ buồn như một sự ám ảnh dày vò khôn nguôi. Tổng biên tập không quyết định được phải trình lên nhiều cấp khác và lên ông… Ông bảo đó là một sự bịa đặt trắng trợn, thành phố ta làm gì có mãi dâm. Trung ngôn trực tiếp gặp ông, cam đoan rằng anh ấy mới viết một phần sự thật, rằng anh biết rất rừ cụ gỏi đú… Khụng bác bỏ được sự thật, ông phẫn nộ nói rằng đó chỉ là một vài cá nhân vụn vặt, không được tiếp tay cho hệ thống tuyên truyền của địch chống phá ta… Anh ấy là người dũng cảm trên trang giấy và với đời, nhưng hóa ra lại không đủ bản lĩnh cho riêng mình. Lao vào tất cả các cửa để tự bảo vệ mà không được, anh ấy tuyệt vọng bỏ về đâm ra rượu chè triền miên… Nhưng anh ấy về sau đã tự. huỷ hoại mình, anh ấy cũng có lỗi, cả tôi nữa, lỗi cũng còn ở tôi… Hồi ấy, đã bao lần tôi định đến gặp ông như một nhân chứng sống cho bài báo của anh Trung Ngôn… Khi không còn ai bảo vệ, thân tàn ma dại, anh ấy tìm đến tôi. Tôi bỏ cái nghề nhơ nhớp, làm lụng khổ sở để nuôi anh ấy, che chở cho anh ấy. Chỉ vì không dám đứng ra làm nhân chứng sống cho bài báo của anh Trung Ngôn, mà người phụ nữ đã vô tình đẩy anh ta trở thành một con người bỏ đi đến nỗi thân tàn ma dại. Lỗi lầm đó như một vết dao cắt khiến cô gái, dù cố gắng bù đắp chừng nào cũng không sao chữa lành vết thương được. - Từ dạo anh Vĩnh đi bộ đội, rồi hy sinh khi tháo gỡ mìn ở Sông Bé, em chẳng còn biết đi đâu nữa. Trước kia nhà chỉ có một anh, một em, đi chơi hay đi xem phim em chỉ đi với anh ấy thôi. Có lần, anh Vĩnh phải đến trường để họp, em cứ đòi theo vì tưởng anh ấy đi xem. Anh ấy vừa cười vừa mắng. “- Mày cứ nhằng nhẵng theo như thế thì tao còn biết đi với người yêu lúc nào nữa? Em nói ngay: Thì anh cứ rủ chị ấy đi cùng chúng mình…”. Với Lam –cô sinh viên trẻ mới vào trường lại có những cảm xúc đan cài giữa niềm vui và nổi buồn khi nhắc về quá khứ. Nhân vật nữ là những người yếu đuối dễ nhạy cảm, dễ bị tổn thương nên nếu bắt buộc phải chấp nhận thực tại nghĩa là những kỷ niệm đó, họ trân trọng chôn chặt tận đáy lòng bằng tình yêu và những giọt nước mắt. Giải bày những bức xúc của người phụ nữ a) Bức xúc trong gia đình. Một số nhận xét về đặc điểm ngôn ngữ Hồ Anh Thái qua một số hành động ngôn ngữ của nhân vật nữ (trong sự đối sánh với nhân vật nam). Ngôn ngữ là công cụ là chất liệu cơ bản của văn học, qua bàn tay và con mắt nghệ thuật của nhà văn trở thành những tác phẩm văn chương, phản ánh sinh động đời sống xã hội của con người. Mỗi nhà văn khi cầm bút bao giờ cũng định hình cho mình một phong cách nhất định. Phong cách chính là cái tôi quan điểm riêng biệt không trộn lẫn với bất cứ ai. Nhưng để có được một phong cách riêng, một giọng điệu riêng trong văn chương, không phải là điều ai cũng dễ làm. Vì vậy, muốn có phong cách nhà văn phải tìm tòi sáng tạo, nỗ lực hết mình trên con đường khẳng định tài năng. Với Hồ Anh Thái, văn xuôi là một dòng chảy thống nhất trong đa dạng. Có thể nói thống nhất trong đa dạng là phong cách của Hồ Anh Thái. Anh từng nói: “Người có phong cách chính là không khư khư bám lấy một phong cách cố định, bất biến. Có phong cách, tức là phải đa giọng điệu, dù anh có đổi giọng đến thế nào thì vẫn trên cái nền tảng văn hóa của anh, tầm nhìn của anh vào thế giới và nhân sinh”. Tập truyện ngắn Lũ con hoang là những sáng tác ở thời kỳ đầu của Hồ Anh Thái, nhưng dường như, anh đã làm chủ được sự kết hợp nhiều giọng điệu trong tác phẩm. Đó là giọng điệu trữ tình trong sáng, giọng điệu tâm tình cảm thương, giọng điệu suy tư triết luận và có cả giọng điệu hiện thực sâu sắc. Sự kết hợp nhuần nhuyễn đó tạo cho ngôn ngữ văn chương Hồ Anh Thái có được sự mới mẻ hấp dẫn trong lòng người đọc. Đi vào khảo sát tập truyện ngắn Lũ con hoang chúng tôi rút ra một số nhận xét về ngôn ngữ trong truyện ngắn Hồ Anh Thái như sau:. Đặc điểm ngôn ngữ thể hiện sự am hiểu sâu sắc ngôn ngữ nhân vật nữ. Thông thường ngôn ngữ trong tác phẩm văn học là ngôn ngữ mang tính chuẩn mực của cộng đồng xã hội, tính phổ quát toàn dân ai cũng hiểu nhưng được nhà văn xử lý theo dụng ý nghệ thuật mang tính thẩm mỹ cao. Vì vậy, ngôn ngữ trong tác phẩm văn học bao giờ cũng loại bỏ đi các yếu tố của ngôn từ địa phương, từ ngữ lóng, từ ngữ chửi bới tục tĩu.. Nhưng những năm gần đây, xu hướng hóa văn chương đã tạo điều kiện cho nhiều nhà văn đưa vào trang viết của mình những ngôn ngữ đời thường mang góc cạnh cuộc sống rất đang dạng, phong phú. Một trong số những nhà văn làm được điều đó có Hồ Anh Thái, anh đã đưa ngôn ngữ gần với cuộc đời thực hơn, ngôn ngữ đậm chất sinh hoạt, qua đó thể hiện sự am hiểu sâu sắc ngôn ngữ nhân vật nữ của nhà văn. a) Dùng tiếng “lóng” hiện đại. Tiếng lóng là ngôn ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt nhưng khi đi vào tác phẩm nghệ thuật nó lại tạo giá trị nghệ thuật riêng dùng để thể hiện dụ ý của nhà văn. Đó là những từ như: con công đực, huấn luyện viên, bột lọc, món ấy… ví dụ:. [127] Chần chừ một lúc, “con công đực” đành phải trịnh trọng chào hỏi, rồi nổ máy phóng đi. - Em không phải đi đâu hết, chẳng qua muốn đưa đám anh ta đấy thôi…. - Em chả cần những loại “bột lọc” như anh ta. Nhà này có em là huấn luyện viên là quá đủ. Lời thoại của nhân vật nữ ở ví dụ trên không dài nhưng số lượng tiếng lóng được sử dụng dày đặc. Các từ “con công đực; bột lọc” dùng để ám chỉ loại đàn ông thích khoe mẽ nhưng không làm nên trò trống gì, chỉ biết chú trọng đến hình thức bên ngoài còn thực chất bên trong lại trống rỗng. “huấn luyện viên” cũng để chỉ người đóng vai trò trụ cột trong gia đình đó là người chồng. Với cách sử dụng tiếng lóng đó, Hồ Anh Thái đã thể hiện cách nói trẻ trung hóm hỉnh nhưng cũng rất tế nhị, trí thức của tuổi trẻ. Trong Món tái dê khi tất cả cùng ngồi với nhau câu chuyện lại được xoay quanh chủ đề rất tế nhị trong cuộc sống. Trải đời rồi, vững vàng rồi, có xem loại phim cởi mở cũng chẳng hư được. Các từ tiếng lóng “cởi mở; món ấy” không mang nghĩa đen đơn thuần chỉ thái độ hay món ăn mà để chỉ chuyện quan hệ nam nữ yêu đương. Thay vì cách nói trần trụi, ở đây Hồ Anh Thái rất khéo léo khi chuyển tải ngôn ngữ ấy nhằm diễn đạt những điều tế nhị trong cuộc sống. Đó cũng là cách lựa chọn mới mẻ và sáng tạo riêng của nhà văn. b) Dùng từ ngữ chuyên dụng. Lớp từ ngữ chuyên dụng được sử dụng phổ biến trong ngôn ngữ sinh hoạt đời thường của con người. * Dùng lớp từ khẩu ngữ. Theo Từ điển tiếng Việt do nhà xuất bản Đà Nẵng phát hành, năm 2009 thì, khái niệm khẩu ngữ được hiểu là “ngôn ngữ nói thông thường, dùng trong cuộc sống hàng ngày, có đặc điểm phong cách đối lập với phong cách viết”[41, tr.638]. Một trong những đặc trưng của ngôn ngữ sinh hoạt đó là việc sử dụng lớp từ khẩu ngữ. Trong truyện ngắn Hồ Anh Thái, dễ nhận thấy lớp từ này trong các lời thoại của nhân vật nữ như: ăn chơi nhảy múa; chết ôn, chết dịch;. thời mì ăn liền.v.v…. Máy bay đã sang Thái Lan, họ đang ăn chơi nhảy múa ở bên ấy. Chuẩn bị mà nhận hàng của chồng gửi về. Hay trong tiếng tru tréo của cô Hiên. Còn ở Chàng trai ở bến đợi xe, cô nàng ngổ ngáo tên Khoát đã đưa ra lời bình luận về bộ phim với những từ ngữ rất sống động. Giữa cái thời “Mì ăn liền” nóng hổi này mà họ vẫn chiếu những bộ phim “ru ngủ thanh niên” như thế. Việc đưa những lớp từ khẩu ngữ vào trong tác phẩm văn học giúp cho tính cách của từng nhân vật được bộc lộ sinh động hơn, đây cũng là điều mà nhà văn trẻ muốn gửi đến. c) Sử dụng lớp từ tình thái. Trong tác phẩm của Hồ Anh Thái chúng tôi nhận thấy cách sử dụng lớp từ tình thái của nhà văn ở giọng điệu lời thoại của nhân vật nữ khá đa dạng, uyển chuyển khi biểu thị sự ngạc nhiên, chê bai, lúc dọa nạt thách thức.. [132] - Trời đất, cái ông phong tình này, con cái rơi rụng khắp miền đất nước phải không? Ôi cha, chú em coi ngon lành quá đi thôi. - Sếp mới đẹp trai ra trò. - Cơ mà không cao dáng. Mày trông, mắt kia là si phải biết. Ở hai ví dụ trên, nhân vật nữ đã sử dụng các từ tình thái "ối giời; trời đất;ôi cha" thể hiện thái độ ngạc nhiên kèm theo sự đánh giá nhận xét “ngon lành, phải biết về đối tượng”. Anh không thấy những nét chạm tinh xảo như thế này à? Ối giời, con Thuý bạn em có đôi hoa tai giống in thế này, nhưng là đồ dởm Sài gòn. Đeo vào trông quê chết đi được. Lời thoại của nhân vật Nhi nhằm muốn hạ thấp món đồ của người khác qua sự chê bai thể hiện ở từ tình thái “ối giời; chết đi được”.Từ đó nhằm tôn vinh giá trị món hàng của mình. Trong Những cuộc kiếm tìm nhân vật Li đã thể hiện sự sợ sệt thông qua cách biểu hiện tình thái. Ghê rợn quá - Li giẫy lên trên ghế như bị tra tấn. d) Dùng thành ngữ, ngữ cố định.

                  Bảng 1: Bảng tổng hợp số lượng nhân vật, số lượt lời, số phát ngôn của
                  Bảng 1: Bảng tổng hợp số lượng nhân vật, số lượt lời, số phát ngôn của