MỤC LỤC
Năm 2010, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng nhờ sự chỉ đạo và triển khai thực hiện quyết liệt của các cấp, các ngành, đặc biệt là ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh, hoạt động du lịch đã lấy lại đà tăng trưởng. Nhiều hoạt động văn hóa, du lịch được tổ chức có quy mô lớn, chất lượng cao diễn ra liên tục từ đầu năm 2010 nhân các ngày lễ lớn, đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng toàn ngành du lịch; lễ hội “Sóng nước Tam Giang” tổ chức lần đầu tiên đã thu hút được nhiều khách tham quan nhờ nội dung lễ hội mang nhiều giá trị văn hóa dân gian đặc sắc;. Công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch được triển khai sớm qua nhiều hình thức và kênh thông tin; đã tổ chức nhiều hoạt động theo Chương trình xúc tiến và kích cầu du lịch năm 2010, phối hợp với Quảng Nam và Đà Nẵng tổ chức giới thiệu chương trình du lịch “Ba địa phương – một điểm đến”; ký kết hợp tác phát triển của các tỉnh trong tour du lịch “Hành trình qua các Kinh đô Việt Cổ”;.
Hoạt động phát triển du lịch theo lãnh thổ còn thiếu sự gắn kết giữa các địa phương; vai trò của Trung tâm du lịch với sự phát triển du lịch các địa phương trong lãnh thổ chưa được phát huy đầy đủ. Một vấn đề nữa đó là các hoạt động quảng bá sản phẩm của các doanh nghiệp chưa thực sự bám sát và gắn kết với chương trình của hoạt động quảng bá điểm đến, thực tế chưa đáp ứng được những kỳ vọng của khách hàng. Môi trường kinh doanh du lịch vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, sản phẩm du lịch tuy được cải thiện song vẫn nghèo nàn, manh mún, chưa thật sự tạo được sản phẩm du lịch mạnh; chất lượng phục vụ khách du lịch thiếu các dịch vụ về hoạt động vui chơi giải trí, nhất là giải trí về đêm, du lịch làng nghề, khu mua sắm hàng lưu niệm, khu ẩm thực; sự phối hợp liên kết giữa các đơn vị trong tổ chức dịch vụ đón khách thiếu chặt chẽ nên chưa đáp ứng nhu cầu của du khách;.
Được đánh giá là 1 trong 3 địa phương hấp dẫn du lịch nhất của Việt Nam, đồng thời Thừa Thiên Huế vừa được Chính phủ chọn là địa phương thực hiện năm du lịch quốc gia 2012, đây là cơ hội hết sức thuận lợi để nâng tầm du lịch của tỉnh bằng việc thụ hưởng nhiều chương trình quảng bá, hỗ trợ phát triển du lịch của Trung ương. “Bếp Việt trong vườn Huế” là dịp để Thừa Thiên huế một lần nữa tạo được ấn tượng tốt cho du khách nước ngoài và để quảng bá hình ảnh Thừa Thiên Huế nói chung và Việt Nam nói riêng đến với cộng đồng thế giới. Ngoài ra, trong đầu năm nay, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp với Tập đoàn Akitek Tenggara (Singapo) tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế "Xây dựng thương hiệu du lịch Huế", với sự tham gia của các nhà khoa học, quản lý, và các nhà nghiên cứu đến từ nhiều nơi trên thế giới.
Các tham luận tập trung làm rừ những giỏ trị đặc trưng và linh hồn của văn hoỏ Huế, vấn đề tài nguyờn, thiên nhiên, con người của "Xứ Huế" để từ đó xác định những nét bản chất nhất cấu thành nên diện mạo du lịch Huế. Đây sẽ là những hoạt động sẽ giúp thay đổi được diện mạo của du lịch Thừa Thiên Huế, tạo được điểm khác biệt cho vùng đất cổ xưa này, giúp cải thiện được tình hình hoạt động du lịch hiện nay, góp phần thu hút du khách đến với Thừa Thiên Huế.
Nhõn sự là yếu tố cốt lừi sống cũn của một đơn vị kinh doanh du lịch, nhất là ở thị trường Huế, khi mà các nhà đầu tư đua nhau xây mới cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, thì trong những năm gần đây, các đơn vị có xu thế chú trọng đầu tư và cạnh trạnh về nguồn nhân lực, tuyển chọn những nhân viên có kinh nghiệm và nghiệp vụ giỏi. Đây là một lợi thế cạnh tranh lớn của đơn vị, tuy nhiên, do đặc thù kinh doanh du lịch, đòi hỏi phải có sự năng động và trẻ hóa dần trong đội ngũ nhân viên, nhất là các bộ phận trực tiếp phục vụ khách hàng, đặt biệt là bộ phận nhà hàng và lễ tân, nên trong thời gian tới, phòng nhân sự và Ban Giám Đốc cần có chiến lược và chỉ đạo cụ thể cho yêu cầu này. Một thực tế đáng lưu tâm tại Huế Heritage là bộ phận quan trọng nhất - bộ phận Kinh Doanh lại luôn có biến động về mặt nhân sự (điều này được chứng minh là từ tháng 04/2009 đến nay, đã có 6 cán bộ xin thôi việc và chuyển công tác) với đặc điểm giá cả chưa thật sự linh động như hiện nay cộng với sự ra đi của những người nắm rừ giỏ cả hợp đồng.
Theo thống kê năm 2000, ở Huế chỉ có khoảng 1.600 phòng đạt tiêu chuẩn đón khách du lịch, nhưng đến nay, con số này ước tính lên tới hơn 4.400 phòng, tăng gần 275%, trong lúc đó lượng khách du lịch không tăng, thậm chí giảm, điều này dẫn tới sự cạnh tranh về chất lượng dịch vụ và giá cả ngày càng khốc liệt. Ngoài những nguyên nhân kể trên, ta nên xem xét đánh giá về chất lượng dịch vụ của khách sạn có thể chưa tốt, hoặc khả năng marketing quảng bá sản phẩm, xúc tiến phân phối chưa thực hiện tốt và cũng có thể xuất phát từ việc hoạch định chiến lược kinh doanh khai thác khách chưa đúng. Được biết là doanh thu của khách sạn kể từ đầu năm 2011 tới 28/3 là 420 triệu đồng, giám đốc ghi nhận đây là thành tích đáng khen ngợi của các nhân viên trong khách sạn và cần duy trì để có thể tiếp tục phát triển trên một chặng đường dài đầy khó khăn và thử thách.
Với sản phẩm, dịch vụ chất lượng tốt, giá cả vận dụng linh hoạt đảm bảo nhu cầu khác nhau của các đối tượng trong và ngoài nước cùng với việc tăng cường đẩy mạnh các hoạt động marketing, bộ phận kinh doanh – bộ phận đảm nhận công tác quảng bá sản phẩm chính đã giúp tăng đáng kể số lượng khách đến lưu trú tại khách sạn. Thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng với mục tiêu giữ vững nguồn khách truyền thống và khai thác thêm nhiều khách mới, khách sạn đã tổ chức quảng bá hình ảnh của mình bằng nhiều phương tiện, công cụ khác nhau như tập gấp, báo, tạp chí du lịch cũng như phát triển mạng lưới quảng bá trên internet bằng cách xây dựng website của riêng mình. Khi được hỏi về vấn đề này thì các nhân viên phòng kinh doanh của khách sạn đã trả lời là ngân sách dành cho hoạt động này là chưa nhiều, việc khai thác nguồn khách chủ yếu dựa vào các hãng lữ hành và các mối quan hệ bên ngoài của khách sạn.
Trong quá trình điều tra đã có nhiều vấn đề phát sinh, ngoài gặp khó khăn trong việc tiếp cận du khách để phỏng vấn, khách hàng có rất ít thời gian tại sảnh của khách sạn nên có một số phiếu được khách hàng đánh giá chưa khả quan, thêm vào đó là sự khó khăn trong giao tiếp khi phải tiếp xúc với nhiều khách hàng thuộc nhiều quốc tịch khác nhau. Đây có thể là các kênh thông tin được khách hàng quan tâm trong thời gian tới, khách sạn nên tập trung xây dựng website riêng ngày càng hấp dẫn, cung cấp thông tin cho du khách cũng như thường xuyên cập nhập thông tin tại các hãng lữ hành, liên kết với nhiều hãng lữ hành đặc biệt tại các thị trường trọng điểm để có thể khai thác lượng khách một cách hiệu quả nhất. Mỗi một du khách khi lựa chọn lưu trú tại một khách sạn đều có những lý do riêng của mình, có thể là họ bị thu hút bởi quảng cáo hấp dẫn, hoặc có thể họ được sắp xếp bởi một đại lý lữ hành khi chọn tour du lịch trọn gói, hoặc có thể nhận được sự gợi ý của bạn bè, người thân hoặc cũng có thể vị trí thuận lợi, giá cả phù hợp đã thu hút họ lựa chọn khách sạn.
Xây dựng được thế mạnh vững chắc cho mình về chất lượng dịch vụ không những giúp thu hút một lượng lớn du khách đến với khách sạn mà còn tạo được lòng tin trong lòng du khách, từ đó hình ảnh của khách sạn được quảng bá một cách hiệu quả và mạnh mẽ nhất.