MỤC LỤC
- Chất lượng công trình được đánh giá bởi các đặc tính cơ bản như: công năng, độ tiện dụng; tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật; độ bền vững, tin cậy; tính thẩm mỹ; an toàn trong khai thác, sử dụng, tính kinh tế; và đảm bảo về tính thời gian (thời gian phục vụ của công trình). - Các tiêu chuẩn kỹ thuật không chỉ thể hiện ở các kết quả thí nghiệm, kiểm định nguyên vật liệu, cấu kiện, máy móc thiết bị mà còn ở quá trình hình thành và thực hiện các bước công nghệ thi công, chất lượng các công việc của đội ngũ công nhân, kỹ sư lao động trong quá trình thực hiện các hoạt động xây dựng. Chất lượng công trình là tổng hợp của nhiều yếu tố hợp thành, do đó để quản lý được chất lượng công trình thì phải kiểm soát, quản lý được các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình, bao gồm: con người, vật tư, biện pháp kỹ thuật và áp dụng các tiêu chuẩn tiên tiến.
+ Phòng tài chính tham mưu cho Giám đốc Công ty xét duyệt tiến độ cấp vốn đồng thời đảm bảo kinh phí theo tiến độ được duyệt, quản lý các hợp đồng cung cấp vật tư, kiểm tra độ tin cậy của nguồn gốc vật tư, hướng dẫn các đơn vị lập hệ thống sổ sách mẫu biểu quản lý vật tư, kiểm tra tính pháp lý các chứng từ thanh toán mua vật tư và các công việc liên quan khác. Có nhiệm vụ, lập tổng mặt bằng thi công, tiến độ thi công, tiến độ cung ứng vật tư, tiến độ cấp vốn, tìm nguồn cung ứng vật tư đáp ứng yêu cầu về chất lượng và số lượng, phù hợp điều kiện thi công tại khu vực, tiến hành kiểm tra vật tư trước khi đưa vào thi công (chỉ đưa vào sử dụng các vật tư, cấu kiện bán thành phẩm có chứng chỉ xác nhận phẩm cấp chất lượng sản phẩm). - Căn cứ biện pháp kỹ thuật thi công được duyệt, BCH công trường và các tổ đội thi cụng bàn bạc, thống nhất phõn chia tiến độ cho từng giai đoạn thi cụng (thể hiện rừ thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc) hoặc phân chia khối lượng công việc theo từng thỏng (xỏc định rừ khối lượng đầu thỏng, khối lượng cuối thỏng) tuỳ trường hợp cụ thể.
- Căn cứ nhiệm vụ được giao, trợ lý kỹ thuật kiểm tra, tính toán khối lượng công việc thực hiện được trong mỗi ngày, ghi chộp vào Sổ theo dừi cụng việc hàng ngày để báo cáo CNCT vào buổi họp cuối mỗi ngày (kể cả công việc không tính toán cụ thể được thì đánh giá tỉ lệ % hoàn thành). - Khi tổ đội thi công hoàn thành một bộ phận hay một công việc, Ban chỉ huy công trường sẽ xác nhận và cho phép thi công công việc tiếp theo bằng phiếu nghiệm thu trong phiếu nghiệm thu phải thể hiện khối lượng và chất lượng kỹ thuật của công việc hoàn thành hoặc số lượng, quy cách mẫu sản phẩm được lấy để làm kiểm nghiệm. - Trước khi triển khai một số công tác như: Đổ bê tông, lắp đặt cấu kiện bê tông, kết cấu sắt thép, lợp mái, lắp đặt hệ thống kỹ thuật và một số công tác có nguy cơ mất an toàn lao động cao như tháo dỡ coffa, hoàn thiện bên ngoài phải tiến hành kiểm tra các điều kiện về an toàn và lập biên bản kiểm tra.
Trường hợp phát sinh phải thực hiện đột xuất theo kế hoạch vốn được phân bổ của Chủ đầu tư thì các phòng ban và Ban chỉ huy công trường phải có biện pháp phân công hoặc bố trí thêm thời gian ngoài giờ nhằm đảm bảo hoàn thành công tác thu hồi vốn đồng thời vẫn đảm bảo các công tác triển khai thi công ở công trường cũng như công tác quản lý chất lượng. Khi kết thúc công trình, phòng kế hoạch vật tư căn cứ vào biện pháp kinh tế kỹ thuật đó được duyệt, hồ sơ giao khoỏn, quỏ trỡnh theo dừi tiến độ, giỏm sỏt chất lượng, quá trình cung ứng vật tư, báo cáo của Phòng quản lý thi công về quá trình triển khai thi công, lập hồ sơ kỹ thuật, thu hồi vốn, báo cáo của Phòng Tài chính kế toán về công tác thu hồi vốn và thanh toán chi phí để tổng hợp báo cáo về toàn bộ kết quả quá trình thi công của công tình.
Phòng Tổ chức- Hành chính: Là phòng nghiệp vụ có nhiệm vụ giúp việc cho Giám đốc công ty về lĩnh vực tổ chức, quản lý nhân sự, hợp đồng lao động, chế độ chính sách , đào tạo, hành chính quản trị, tổng hợp và tổ chức thực hiện theo lệnh của Giám đốc về các lĩnh vực được phân công. Xây dựng phương án sắp xếp lao động hợp lý, lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng tay nghề, nghiệp vụ và quản lý hồ sơ, lý lịch CBCNV; Thực hiện chế độ, chính sách với người lao động theo đúng quy định của pháp luật, ghi biên bản, lưu giữ và cung cấp thông tin các buổi làm việc cho lãnh đạo công ty khi cần thiết. (Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch) Nguồn nhân lực của công ty là vốn quý nhất, trình độ nguồn nhân lực thể hiện ở trình độ quản lý của các cấp lãnh đạo, trình độ tay nghề của công nhân viên..Trình độ cao kết hợp với công tác bồi dưỡng đào tạo nhân viên sẽ góp phần làm cho chất lượng công trình cao, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Ta có thể thấy đặc trưng của ngành xây dựng với những công trình có thời hạn kéo dài trong nhiều năm, với những công trình mà công ty đảm nhận có thời gian trung bình từ 1 đến 2 năm, nên trong thời gian năm 2011 công ty bắt đầu đấu thầu được nhiều công trình kéo dài tới 2013 nên chi phí và hoạt động chiếm chi phí lớn như chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh hơn so với năm 2010 là 7.421 triệu đồng. Khác với sản phẩm của các ngành khác được sản xuất hàng loạt, trong điều kiện ổn định, trong nhà xưởng, về chủng loại, kích thước, mẫu mã, kỹ thuật, và tiêu chuẩn hóa sản phẩm xây dựng được sản xuất theo đơn đặt hàng đơn chiếc thông qua hình thức ký kết hợp đồng sau khi thắng thầu. Thời gian xây dựng công trình kéo dài: Đặc điểm này dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn sản xuất trong các khối lượng thi công dở dang, đồng thời phải gánh chịu nhiều rủi ro về vấn đề trượt giá vật tư, nhiên liệu, nếu doanh nghiệp không đủ mạnh về tài chính để đặt mua trước các loại vật tư chủ yếu (sắt thép, xi măng, cát đá..).
Doanh nghiệp xây dựng Bình Minh: mặc dù mới được thành lập , kinh nghiệm và khả năng quản lý của doanh nghiệp là chưa vững nhưng doanh nghiệp lại có thế mạnh về vốn, là doanh nghiệp có sức mạnh về huy động tài chính, mà trong xây dựng đây chính là điểm mạnh rất lớn khi tham gia đấu thầu các dự án lớn. Nhà nước đã thành lập Hội đồng nghiệm thu Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, Cục giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, Vụ quản lý hoạt động xây dựng, Vụ kiến trúc và quy hoạch xây dựng, Vụ vật liệu xây dựng, các phòng thí nghiệm xây dựng,… Một loạt các quy định của Nhà nước liên tục được ban hành, đổi mới nhằm mục đích duy nhất làm cho chất lượng công trình xây dựng ngày một nâng cao, đảm bảo đời sống cho người dân, góp phần phát triển đất nước. Hơn nữa, những quy định của Nhà nước sẽ buộc các doanh nghiệp xây dựng phải thực hiện theo rành buộc các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu của khách hàng, đồng thời những quy định sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng một hệ quy chuẩn riêng cho công tác quản lý chất lượng của mình.
Qua bảng số liệu trên ta thấy trong tổng số 43 người được điều tra thì số lao động có trình độ từ cao đẳng, đại học và trên đại học chiếm 53.5% tương ứng 31 người, đây là nguồn lao động được đào tạo khá đầy đủ về kiến thức cũng như nghiệp vụ chuyên môn trong ngành xây dựng, đây sẽ là nguồn lực hỗ trợ cho hoạt động quản lý chất lượng công trình từ tư vấn cho ban giám đốc trong hoạt động quản lý cũng như thực thi các quyết định xuống dưới công trình thi công. Theo kết quả điều tra hoạt động kiểm tra khi bắt đầu quá trình thi công kiểm tra liên tục cho tới khi hoàn thành công trình có công trình thực hiện với ý kiến đồng ý là 26%, thực hiện sau khi đã hoàn tất công trình rồi kiểm tra một lần rồi khắc phục hậu quả chiếm 21%, kiểm tra sau mỗi công đoạn thi công hay kiểm tra theo cách cách quãng đại diện các giai đoạn chiếm 14%.