MỤC LỤC
- Theo dừi, vào sổ cỏc loại giấy nộp tiền của bộ phận thu tại quầy vỏ thu ngân viên lưu động, kiểm tra đối chiếu với sổ phụ ngân hàng. Lập báo cáo doanh thu hoàn tất giám sát thi công, báo cáo doanh thu bán điện, kiểm dò sổ cái của từng tài khoản chuyên thu, lập bảng đối chiếu với Công ty tiền đã chuyển về Công ty hàng tháng.
- Kiểm tra, đối chiếu số thu của thu ngân viên và sổ nộp tiền xem thừa thiếu, lập bảng tổng kết thu hàng ngày gởi cho bộ phận xoá nợ. - Lập phiếu thu chi tiền mặt, phiếu thu chi tiền gởi ngân hàng 10 ngày một đợt.
Mục tiêu là xây dựng hệ thống các chương trình kế toán, quản lý vật tư và quản lý TSCĐ thống nhất và sử dụng chung toàn Tập đoàn Điện Lực Việt Nam. - Chương trình được xây dựng bởi nhóm lập trình của trung tâm máy tính thuộc các Công ty Điện Lực, dưới sự chỉ đạo về mặt nghiệp vụ từ Ban tài chính - kế toán của Tập đoàn Điện Lực Việt Nam.
- Là chương trình được xây dựng theo hệ thống thông tin tài chính kế toán của Tập đoàn Điện Lực Việt Nam. Do vậy, chương trình có khả năng áp dụng cho tất cả các đơn vị thành viên trong Tập đoàn.
- Việc thực hiện các dự án còn chậm, chưa kịp tiến độ do quá nhiều công trình được đầu tư, đặc biệt là công trình cung cấp điện cho khách hàng. - Một số nhân sự vừa mới được bổ sung về các phòng, ban tham mưu của đơn vị có trình độ chuyên môn còn non trẻ cần phải có thời gian rèn luyện phấn đấu.
Trong từng loại doanh thu lại được chi tiết theo từng thứ doanh thu, như doanh thu bán hàng có thể được chi tiết thành doanh thu bán sản phẩn, hàng hóa…nhằm phục vụ cho việc xác định đầy đủ, chính xác KQKD theo yêu cầu quản lý hoạt động SXKD và lập báo cáo KQKD của doanh nghiệp. - Trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp thì DN ghi nhận DT bán hàng theo giá bán trả ngay và ghi nhận vào DT hoạt động tài chính về phần lãi tính trên khoản phải trả nhưng trả chậm phù hợp với thời điểm ghi nhận DT được xác định. - Những sản phẩm, hàng hóa được xác định là tiêu thụ nhưng vì lý do về chất lượng, về qui cách kỹ thuật…người mua từ chối thanh toán, gửi trả lại hoặc yêu cầu giảm giá và được DN chấp thuận thì các khoản giảm trừ DT này được theo dừi riờng biệt trờn TK 531, 532, 521.
- Đối với trường hợp cho thuê tài sản, có nhận trước tiền cho thuê của nhiều năm thì DT cung cấp dịch vụ ghi nhận của năm tài chính là số tiền cho thuê được xác định trên cơ sở lấy toàn bộ tổng số tiền thu được chia cho số năm cho thuê tài sản. - Đối với DN thực hiện nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước, được Nhà nước trợ cấp, trợ giá theo qui định thì DT trợ cấp, trợ giá là số tiền được Nhà nước chính thức thông báo, hoặc thực tế trợ cấp, trợ giá. - Chiết khấu thương mại là khoản tiền mà DN đã giảm trừ, hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do việc người mua hàng đã mua hàng (sản phẩm, hàng hóa), dịch vụ với khối lượng lớn theo thỏa thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc các cam kết mua, bán hàng.
- Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ được doanh nghiệp (bên bán) chấp thuận một cách đặc biệt trên giá đã thỏa thuận trong hóa đơn, vì lý do hàng bán bị kém phẩm chất, không đúng quy cách, hoặc không đúng thời hạn đã ghi trong hợp đồng. - Hàng bán bị trả lại là số sản phẩm, hàng hóa doanh nghiệp đã xác định tiêu thụ, nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạm các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng kinh tế như: hàng kém phẩm chất, sai quy cách, chủng loại. - Thuế TTĐB được đánh vào DT của các DN sản xuất một số mặt hàng đặc biệt mà Nhà nước không khuyến khích sản xuất, cần hạn chế mức tiêu thụ vì không phục vụ thiết thực cho nhu cầu đời sống nhân dân trong xã hội như: rượu, bia, thuốc lá, vàng mã, bài lá….
- Nếu SP hàng hóa, dịch vụ (thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế) sử dụng nội bộ dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và dung cho các mục đích khác (hoạt động sự nghiệp, phúc lợi) thì số thuế GTGT phải nộp của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ sử dụng nội bộ tính vào chi phí SXKD hoặc được chi bằng nguồn khác. Kết quả hoạt động kinh doanh là kết quả quá trình hoạt động SXKD của DN được xác định theo từng thời kỳ (tháng, quý, năm) nhưng kết quả cuối cùng sẽ được xác định trong một niên độ kế toán, thường là ngày 31 tháng 12 hàng năm.
- Cuối kỳ, kết chuyển Thu nhập khác- Thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng- Hợp đồng điện sang TK 911821. - Cuối kỳ, kết chuyển Chi phí khác- Chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản và giá trị còn lại của tài sản thanh lý, nhượng bán (nếu có) sang TK 91181. - Lợi nhuận thuần từ HĐ bất thường = Thu nhập HĐ BT – Chi phí HĐ BT.
- Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế = Lợi nhuận thuần từ HĐ SXKD + Lợi nhuận thuần từ HĐ TC + Lợi nhuận thuần từ HĐ bất thường. - Lợi nhuận sau thuế = Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế - (Chi phí thuế TNDN hiện hành – Chi phí thuế TNDN hoãn lại).
Qua hai tháng thực tập tại công ty Điện Lực Củ Chi, em đã bước đầu làm quen với công việc của một người kế toán, nhận ra được giữa thực tế và lý thuyết luôn có một khoảng cách nhất định. Để phục vụ công tác quản lý sản xuất kinh doanh được kịp thời, công ty trang bị hệ thống máy vi tính hiện đại, công tác kế toán được thực hiện trên máy tính với phần mềm Fmis được sử dụng thống nhất toàn công ty và có tính hệ thống hóa cao, giúp cho việc cập nhật vào sổ sách kế toán được đơn giản, nhanh chóng, gọn nhẹ. - Có đội ngũ nhân viên kế toán năng động, nhiệt tình giàu kinh nghiệm trong công tác, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, luôn cập nhật thông tin kịp thời và theo sát sự thay đổi của các chuẩn mực kế toán.
- Mặc dù tổ chức bộ máy kế toán của công ty là theo mô hình tập trung nhưng khối lượng công việc của nhân viên phòng kế toán là rất lớn lại chủ yếu dồn vào cuối tháng, các nghiệp vụ hạch toán phức tạp điều này làm ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành báo cáo với tổng công ty. Việc thu tiền điện được thu theo 3 cách: thu trực tiếp tại quầy, do điện lực khác thu hộ và do ngân hàng thu hộ nên có những trường hợp thu trùng do thu qua NH(VSB) công ty phải hạch toán âm để xóa bỏ bút toán thu trùng. - Việc kết chuyển từ TK 154: “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” trực tiếp sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh không giống với lý thuyết em đã học, bỏ qua những bước kết chuyển để tính giá vốn.
- Tổ chức phòng tài chính kế toán quá chật hẹp mà hồ sơ lưu trữ lại quá nhiều chiếm hết diện tích phòng gây khó khăn cản trở trong lưu thông, làm cho không khí trong phòng trở nên ngột ngạt căng thẳng với quá nhiều hồ sơ xung quanh. - Thường thì khi bán sản phẩm hàng hóa là phản ánh doanh thu và ghi nhận giá vốn nhưng ở công ty không có ghi nhận giá vốn hàng bán mà chỉ phản ánh doanh thu và ghi nhận thêm vào TK 336: “Phải trả nội bộ” đối với sản phẩm đặc biệt là sản phẩm điện, viễn thông và công nghệ thông tin. Đến cuối tháng khi xác định kết quả kinh doanh công ty chỉ kết chuyển từ TK 511 sang TK 336 về tổng công ty Điện Lực Thành Phố Hồ Chí Minh nên không biết được doanh thu thuần cũng như giá vốn để xác định kết quả kinh doanh cho hoạt động này.
Cuối tháng công ty chỉ biết được tổng doanh thu và tính ra đơn giá bình quân. - Nên ghi nhận giá vốn để tiện cho việc xác định kết quả kinh doanh. - Nên trích lập quỹ để phòng khi có sự cố cũng như khi có việc cần dùng khác.