MỤC LỤC
_ Bạch tuộc 1 da (da xanh, da cóc, da sọc, da giấy, 4 mắt), chất lượng tươi, râu bạch tuộc trắng cho phép có màu hồng nhẹ, không no nước, có mùi tự nhiên của bạch tuộc, không có mùi lạ, màu sắc tự nhiên (da màu sáng theo chủng loại), hình dáng nguyên vẹn, cho phép mỗi con đứt 1 – 2 râu, con đứt 2 râu phải cách ra không được liền nhau, tỷ lệ số con đứt 2 râu không quá 5% trong tổng số, kích cỡ, trọng lượng phù hợp với yêu cầu kỹ thuật theo quy trình sản xuất, khi luộc chín vị ngọt, thịt săn chắc, nước luộc trong, có màu hồng tím đặc trưng của nước luộc bạch tuộc. * Đối với cá trích: dùng manh PE lớn lót dưới đáy khuôn, cá được đổ xoá vào trong manh PE lớn, cho 1 rổ vào khuôn rải cho bằng phẳng, cho lớp bằng manh PE nhỏ lên sau đó tiếp tục cho rổ cá thứ hai vào khuôn, sửa miếng cá fillet cho bằng phẳng và phủ đều các góc khuôn, hạn chế các miếng cá fillet bị gấp khúc, rồi cho manh PE nhỏ lên trên bề mặt cá, sau đó gói kín block bằng manh PE lớn phía ngoài.
Tuy nhiên nước thải không chỉ bao gồm nước mà còn có các chất bẩn, các chất bẩn này có nguồn gốc từ nguyên liệu thuỷ sản như máu, mỡ, nội tạng, thịt vụn…Các chất bẩn này tồn tại dưới dạng cặn lắng, rắn lơ lửng và hoà tan với thành phần hữu cơ chủ yếu là Cacbonhydrat, các protêin như axit amin, amoni ure và các axit béo…. Tuy nhiên bên trong các xưởng sản xuất được thiết kế thông thoáng, hệ thống thông gió hoạt động tốt nên nhiệt lượng toả ra không ảnh hưởng nhiều đến sản xuất và làm việc của cán bộ, nhân viên, công nhân trong nhà máy.
_ Trong những năm qua cùng với sự đầu tư cho việc mở rộng sản xuất, cải tiến công nghệ sản xuất, nhà máy cũng đã có nhiều hoạt động thiết thực quan tâm đến an toàn lao động. _ Từng phõn xưởng của nhà mỏy đều cú bảng tin theo dừi tỡnh hỡnh an toàn sản xuất và chỉ tiêu, phương pháp phấn đấu duy trì an toàn lao động.
Kết quả của các quá trình này là tăng nhanh sinh khối vi sinh vật, gây thiếu hụt oxi đối với nguồn tiếp nhận, làm phát sinh các khí sinh học như CH4, H2S, mecaptan, NH3. Còn đối với tinh bột, tinh bột sẽ phân giải thành đường sau đó sẽ thẩm thấu vào bên trong tế bào vi sinh vật và tiếp tục đường phân và tham gia vào quá trình tổng hợp vật chất cho cơ thể. Quá trình lên men kỵ khí là những quá trình rất đa dạng, tuỳ theo sản phẩm cuối cùng mà người ta đặt tên cho từng quá trình đó: ví dụ như lên men acid, lên men methane.
Do đó, nước thải ô nhiễm hữu cơ cao cần phải được xử lý trước khi thải ra nguồn tiếp nhận nhằm bảo vệ các hệ sinh thái thuỷ sinh và chất lượng môi trường xung quanh.
Quá trình lắng có thể được tiến hành để xử lý sơ bộ hoặc tách bùn sau xử lý sinh học. - Lọc : lọc thường được ứng dụng để tách các tạp chất phân tán có kích thước nhỏ ra khỏi nước thải mà quá trình lắng không thể loại bỏ được. Quá trình lọc có thể xảy ra dưới áp suất thuỷ tĩnh của cột chất lỏng, áp suất cao trước vách ngăn hoặc áp suất chân không sau vách ngăn.
Hay khả năng tự làm sạch của các ao hồ tự nhiên không thể đáp ứng được do lượng oxy hoà tan trong nước bị tiêu hao nhanh chóng, tạo ra môi trường kỵ khí dễ làm phát sinh mùi hôi gây ô nhiễm không khí, hay có thể gây phú dưỡng hoá đe doạ các đời sống dưới nước. Thực vật nước tạo điều kiện thuận lợi cho sự dính bám của các loại vi sinh vật làm chức năng thanh lọc và hấp thụ các thành phần của nước thải, vận chuyển ôxi vào nước và kiểm soát sự phát triển của tảo bằng cách ngăn ánh sáng Mặt trời. Ởû trạng thái tĩnh, môi trường nước thải chứa nhiều chất hữu cơ tương đối đồng nhất, dễ phân huỷ như nhau, vi sinh vật sẽ phát triển theo một quy luật riêng: Lúc đầu chúng trải qua giai đoạn thích nghi, sau đó là giai đoạn tăng sinh khối rất nhanh.
Một số nhóm vi sinh vật tự nhiên trong nước thải phân huỷ các hợp chất hữu cơ phức tạp và lipid các chất hữu cơ đơn giản có trọng lượng nhẹ như Monosacarit, amino acid để tạo thành nguồn thức ăn và năng lượng cho vi sinh vật hoạt động.
Qua các thông số đã thu thập và thông số đầu vào hiện nay, ta dễ dàng nhận biết được: do nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất nên lưu lượng nước thải 300 m3/ngày hiện nay tăng gần gấp 2 lần so với lưu lượng trung bình ban đầu là 160 m3/ngày. _ Sự thay đổi về lưu lượng, CLNT hiện nay là khá lớn so với trước kia và tính chất nước thải đầu vào thường không ổn định làm cho hệ thống không đáp ứng được các yêu cầu xử lý và cũng như đáp ứng tiêu chuẩn xả thải sau xử lý. Đặc biệt là trong quá trình sản xuất do yêu cầu chất lượng vi sinh và bảo quản cao đã sử dụng các chất như chlorine, muối… Chính những điều này làm cho thời gian lưu nước ở bể USAB giảm xuống, các chất như chlorine, muối…sẽ không được pha loãng và ổn định kịp thời, gây ảnh hưởng trực tiếp đến VSV, gây sốc cho VSV ở công trình sinh học tiếp theo.
_ Chưa kiểm tra, đánh giá được các thông số cơ bản của nước thải đầu vào và đầu ra để xác định hiệu quả xử lý của từng công trình và cả hệ thống nên dẫn đến không kiểm soát được nguyên nhân cụ thể cho từng công trình đơn vị để có biện pháp khắc phục, cải thiện, nâng cao hiệu suất mong muốn.
Bể thu gom có thể tích tính toán cho lưu lượng vẫn nhỏ hơn thể tích thực của bể nên kích thước được giữ lại như ban đầu đề xuất lắp đặt lại hệ thống lưới chắn rác mới (đã tính ở trên) trước và sau bể thu gom. Tuy nhiên bể chứa được 186 m3 và chưa có hệ thống sục khí đề xuất bịt lỗ nhau giữa bể điều hoà và bể thu gom, dùng bơm để từ bể thu gom bơm qua bể điều hoà, thiết kế mới hệ thống sục khí. Hệ thống cung cấp oxi cải tạo mới này được khuấy trộn hoàn toàn bằng không khí từ máy thổi khí thông qua các ống đục lỗ đặt dưới đáy bể điều hoà (hiện tại bể chưa có hệ thống sục khí hay khuấy trộn nào).
Qua tính toán trên nhận thấy thể tính toán vẫn còn nhỏ hơn thể tích thực và cấu tạo bể không có thay đổi, thời gian lưu nước là 190/37,5 = 5,1 giờ (vẫn đảm bảo trong khoảng 5 -10 h đối với nước thải thuỷ sản – (theo Tính toán thiết kế – Các công trình xử lý nước thải của Trịnh Xuân Lai).
Kích thước bể được giữ lại như hiện có nhưng do bể có hiện tượng váng nổi trên mặt bể lắng. Tấm này có tác dụng ngăn chất nổi từ bể Aerotank và tăng hiệu quả lắng.
Vì bể tiếp xúc nằm sát bên bể lắng ngang (nước sau khi lắng chảy tràn sang bể tiếp xúc khử trùng) và thể tích công tác của bể trung gian nhỏ hơn thể tích bể khử trùng đề xuất cải tạo bể khử trùng thành bể trung gian, thuận lợi cho việc bố trí bể lọc áp lực.
Bể tiếp xúc gồm 3 ngăn có diện tích bằng nhau: ngăn đầu, sau khi được nước từ bể lắng chảy tràn sang, lần lượt chảy tràn sang 2 ngăn còn lại. Do một lượng Chlorine bị mất đi khi oxi hoá các chất khử như chất hữu cơ còn sót lại trong nước thải.
Bể phân huỷ bùn hiện tại chỉ có ngăn chứa bùn do đó độ ẩm bùn rất cao làm cho thời gian phân huỷ và lưu bùn ngắn. Trong những ngày sản xuất nhiều, lượng bùn chở đi trong tình trạng độ ẩm còn khá cao và có lúc thường chở trong tuần, vì vậy cần thiết xây thêm ngăn chứa nước để giảm độ ẩm bùn, tăng thời gian lưu bùn, dễ dàng và giảm chi phí cho vận chuyển.
Với dây chuyền công nghệ cải tạo đã đề xuất ở trên, nếu được áp dụng và vận hành đúng phương pháp thì nước sau khi xử lý thải vào môi trường đạt tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào vực nước sông dùng cho mục đích bảo vệ thuỷy sinh (Tieõu chuaồn Vieọt Nam TCVN 6984 : 2001).