Quy hoạch phát triển giáo dục trung học cơ sở Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020: Những phương pháp nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn

MỤC LỤC

CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

− Các phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu, tổng hợp các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, của Nhà nước, của ngành, của địa phương và các tài liệu khoa học có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. − Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát, điều tra, thu thập và phân tích các tài liệu, số liệu thực tiễn có liên quan đến vấn đề nghiên cứu thông qua phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp.

NHỮNG ĐểNG GểP CỦA LUẬN VĂN

− Các phương pháp khác: dự báo quy mô giáo dục, phương pháp thống kê, phương pháp ngoại suy, phương pháp so sánh, phương pháp lấy ý kiến chuyên gia….

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUI HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ

Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề

Công trình “Nghiên cứu chiến lược phát triển giáo dục đại học và trung học chuyên nghiệp” năm 1986 – 1987 của Viện nghiên cứu Đại học và trung học chuyên nghiệp do tác giả Lê Thạc Cán làm chủ nhiệm. Vấn đề qui hoạch phát triển giáo dục nói chung, quy hoạch phát triển giáo dục THCS nói riêng có tầm quan trọng đặc biệt vì thế được nhiều nhà quản lý giáo dục quan tâm nghiên cứu.

Một số khái niệm cơ bản có liên quan đến vấn đề nghiên cứu 1. Dự báo

    Quy hoạch phát triển giáo dục là bản luận chứng khoa học về quan điểm, mục tiêu, phương hướng, những giải pháp phát triển và phân bố hệ thống GD - ĐT trong đú đặc biệt chỉ rừ yờu cầu nõng cao chất lượng GD - ĐT, phát triển đội ngũ cán bộ, lực lượng giáo viên và phân bố hệ thống GD - ĐT theo các bước đi và không gian đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện con người và phát triển KT - XH của đất nước. Do đó quy hoạch phải đề cập được nhiều phương án, thường xuyên cập nhật, bổ sung tư liệu cần thiết để có giải pháp kịp thời điều chỉnh cho phù hợp tình hình thực tế; tìm ra giải pháp giải quyết các mâu thuẫn và tính tới những vấn đề đã, đang và sẽ nảy sinh nhằm đảm bảo sự phát triển hài hòa của hệ thống tự nhiên, kinh tế, xã hội.

    Giáo dục trung học cơ sở trong hệ thống giáo dục quốc dân + Giáo dục trung học cơ sở

    Giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động. Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

    Qui hoạch phát triển giáo dục THCS

    Qua hơn 300 năm xây dựng, tôn tạo và phát triển, ngày nay Quận 1 đã trở thành trung tâm hành chính, văn hóa, dịch vụ, du lịch, thương mại, xuất nhập khẩu, đầu tư và sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh Quận 1 là môi trường thuận lợi, thu hút đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm bảo đảm kinh tế tăng trưởng thông. Trong những năm qua Đảng bộ và nhân dân Quận 1 đã nỗ lực xây dựng môi trường văn hóa, môi trường xã hội lành mạnh, thực hiện việc xây dựng con người mới thông qua công tác giáo dục - đào tạo và các phong trào vận động "xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa", "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở".

    Thực trạng giáo dục THCS Quận I

    Tháng 2/1996, tại Hội nghị tuyên dương khen thưởng chào mừng thành phố là đơn vị đầu tiên ở các tỉnh, thành phố phía Nam được Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra công nhận đạt chuẩn quốc gia chống mù chữ - Phổ cập giáo dục tiểu học, thành phố phát động thi đua phổ cập THCS, tăng cường giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Tổ chức nhiều hoạt động chuyên môn thiết thực như: tổ chức các hội thi chuyên môn, hội nghị chuyên môn, hội thảo chuyên đề…; ứng dụng CNTT trong dạy học; thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi mới phương pháp giảng dạy; tổ chức kiểm tra, đánh giá thư viện trường học, kiểm tra đánh giá công tác thiết bị và hoạt động thực hành thí nghiệm …góp phần làm chuyển biến tốt các hoạt động chuyên môn và góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.

    Bảng 3. Tổng hợp số lượng trường, lớp, học sinh THCS Quận 1 qua các
    Bảng 3. Tổng hợp số lượng trường, lớp, học sinh THCS Quận 1 qua các

    Thực trạng công tác qui hoạch phát triển giáo dục Trung học cơ sở Quận 1

    Qua kết quả thống kê thăm dò ý kiến của các chuyên gia về việc tiến hành giải pháp xây dựng qui hoạch phát triển giáo dục THCS Quận 1 đa số cho là cần thiết.

    Bảng 1  6  : Thống kê kết quả tính cần thiết về các giải pháp cho việc thực
    Bảng 1 6 : Thống kê kết quả tính cần thiết về các giải pháp cho việc thực

    Nhận xét đánh giá chung về thực trạng 1. Mặt mạnh

      Lực lượng CBQL về hưu nhiều theo cùng một thời gian, lực lượng kế thừa non trẻ chưa có kinh nghiệm nên ảnh hưởng khá nhiều về việc quản lý trường học, ngòai ra hiện nay việc phân bổ CBQL phụ trách chuyên môn chưa được hợp lý, có trường CBQL tòan bộ là bộ môn Tự nhiên hoặc bộ môn Xã hội phần nào ảnh hưởng đến việc hổ trợ nâng cao chất lượng dạy học. Đội ngũ giáo viên, CBQL chưa được tính tóan về lớp kế thừa một cách khoa học, chất lượng giáo dục giữa các trường còn chênh lệch, quy mô phòng học chưa đáp ứng được theo chủ trương trường học hai buổi của Sở Giáo Dục và Đào tạo, còn trường có diện tích quá nhỏ lớp học không đúng chuẩn, loại hình các lớp học chưa được sắp xếp có hệ thống, chưa xây dựng được trường chuẩn Quốc gia, công tác dự báo quy hoạch chưa đặt nặng.

      QUI HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC THCS QUẬN 1 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2012 – 2020

        Đổi mới cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo nhằm góp phần quan trọng nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô và đảm bảo công bằng trong giáo dục; thực hiện chế độ học bổng, học phí và hỗ trợ học tập theo hướng học phí ở giáo dục mầm non, trung học cơ sở và trung học phổ thông phù hợp với điều kiện kinh tế của từng địa bàn dân cư và hoàn cảnh hộ gia đình; học phí ở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học thực hiện theo nguyên tắc chia sẻ chi phí đào tạo giữa nhà nước và người học. Quán triệt Nghị quyết số 20-NQ/TW của Bộ Chính trị, phấn đấu xây dựng thành phố Hồ Chí Minh trở thành một thành phố xã hội chủ nghĩa văn minh, hiện đại; từ nay đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, thành phố tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu toàn Đảng bộ; phát huy dân chủ, tăng cường đoàn kết; huy động nguồn lực, nâng cao chất lượng tăng trưởng, xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng, phát triển nhanh, bền vững, với mục tiêu tổng quát là : Tiếp tục đổi mới toàn diện và mạnh mẽ hơn nữa; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu toàn Đảng bộ; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; năng động, sáng tạo, huy động mọi nguồn lực, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân; bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị - xã hội; làm tốt vai trò đầu tàu của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; đóng góp ngày càng lớn cho cả nước; từng bước trở thành một trung tâm công nghiệp, dịch vụ, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ của khu vực Đông Nam Á. Huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đặc biệt là phát huy đội ngũ trí thức để khoa học - công nghệ thực sự là động lực nâng cao chất lượng tăng trưởng; bổ sung cơ chế, chính sách ưu tiên thu hút đầu tư vào công nghiệp công nghệ cao, công nghệ sạch; đẩy mạnh chương trình hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ưu tiên cho những ngành, lĩnh vực có lợi thế so sánh, tiềm năng phát triển, các sản phẩm có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao.

        Phát triển văn hóa theo hướng văn minh, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và các giá trị tinh thần mang nét đặc trưng của nhân dân thành phố; kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa; đầu tư xây dựng Nhà hát giao hưởng - nhạc vũ kịch, Bảo tàng thành phố, Nhà thiếu nhi thành phố (cơ sở 2), nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết chế, công trình văn hóa; định hướng, hỗ trợ sáng tác các tác phẩm văn học - nghệ thuật tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, giàu tính nhân văn; không ngừng nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân.

        Bảng 17: Kết quả dự báo số lượng học sinh THCS theo chương trình phần
        Bảng 17: Kết quả dự báo số lượng học sinh THCS theo chương trình phần