Đô thị hóa và phát triển khu công nghiệp Hoàng Mai: Hướng hỗ trợ nông dân sau thu hồi đất ở huyện Quỳnh Lưu

MỤC LỤC

Những cơ hội do quá trình đô thị hóa và phát triển các khu công nghiệp tạo ra cho phát triển kinh tế - xã hội

Trong khi nền kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo với những đóng góp quan trọng của các ngành kinh tế then chốt, chủ yếu trong công nghiệp và dịch vụ như Tài chính, Ngân hàng, Năng lượng, Bưu chính – Viễn thông… góp phần tạo ra môi trường kinh tế ổn định và thuận lợi đối với sự phát triển của mọi thành phần kinh tế, thì khu vực kinh tế ngoài nhà nước đã có sự phát triển vượt trội nhờ các chính sách kinh tế ngày càng thông thoáng của Nhà nước [5]. Quá trình ĐTH và phát triển các KCN đã tạo được cơ hội cho sự xuất hiện các hoạt động dịch vụ chủ yếu như: Dịch vụ cung cấp cơ sở hạ tầng (điện, nước, xử lý chất thải…), dịch vụ Tài chính - Ngân hàng; Dịch vụ giao thông vận tải, dịch vụ kho, dịch vụ cung ứng, dịch vụ xây dựng và cho thuê bất động sản, dịch vụ huấn luyện và đào tạo, cung ứng lao động… Các dịch vụ trên ra đời cùng với quá trình ĐTH và phát triển các KCN, đồng thời góp phần tạo ra sự tiện ích của các KCN, làm cho môi trường kinh doanh và môi trường sống tại các khu này được cải thiện theo hướng hiện đại hoá và văn minh [5].

Những thách thức do quá trình đô thị hoá và phát triển các khu công nghiệp

Chiến lược được triển khai thông qua các chiến dịch thông tin hàng loạt các hội thảo vùng, cán bộ của các Bộ, Ngành chủ chốt đã giải thích cho đại diện chính quyền địa phương về việc làm sao cho các quy trình lập kế hoạch của địa phương có thể được thực hiện theo định hướng vì người nghèo hơn, dựa trên số liệu thực tế hơn, chú trọng vào kết quả hơn, cân đối tốt hơn trong các quyết định phân bổ nguồn lực và được giám sát tốt hơn. Nhập lượng của một đô thị là: Lương thực – Thực phẩm, Nhiên liệu – Năng lượng, nguyên vật liệu, cấp nước… còn xuất lượng từ đô thị là các chất gây ô nhiễm như tiếng ồn, sự biến đổi khí hậu, thời tiết, rác thải, chất thải độc hại…Với những chất nêu trên, trong phát triển hay mở rộng lãnh thổ đô thị, tăng cường quy mô sản xuất thì các xuất lượng của đô thị là nguồn gốc gây nên sự suy thoái chất lượng môi trường sinh thái và sau đó sẽ tác động mạnh đến các hoạt động sản xuất kinh tế, đi ngược lại với quá trình bền vững [4]. Trong thực tế các KCN ở Việt Nam đã sử dụng chủ yếu lực lượng lao động ngoài vùng có KCN, tạo ra các dòng di cư rất lớn đến các địa phương có KCN tạo ra sự quá tải về cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội của địa phương như nhà ở, trường học, bệnh viện; Nhiều người lao động di cư đến địa phương có KCN với trình độ văn hoá chuyên môn thấp đã là mầm mống của hiện tượng tiêu cực trong xã hội [4].

Sơ đồ 1.1. Minh họa nhập lượng và xuất lượng của đô thị
Sơ đồ 1.1. Minh họa nhập lượng và xuất lượng của đô thị

Sự cần thiết phải hỗ trợ nông dân sau thu hồi đất do quá trình đô thị hoá và phát triển các khu công nghiệp

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh, không chỉ công nghiệp lớn phát triển mà tiểu thủ công nghiệp cũng phát triển mạnh theo hướng làm vệ tinh cho các KCN lớn, theo hướng phục vụ các nhu cầu đa dạng của đời sống dân cư đô thị … Thủ công nghiệp cũng nở rộ với các sản phẩm mỹ nghệ làm bằng tay phục vụ du lịch và thị hiếu thẩm mỹ của dân cư đô thị. Sau Hiến pháp năm 1980 đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân, do nhà nước đã giao quyền sử dụng từng lô đất cho các đối tượng cụ thể để khai thác, việc thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất từng lô cụ thể có những lý do khách quan chung xuất phát từ: Cơ cấu nhu cầu đất đai thay đổi; Do yêu cầu phải sử dụng đất hiệu quả hơn; Do sự đổi mới phân công lao động xã hội tốc độ ĐTH nhanh trong quá trình phát triển công nghiệp. (Nguồn : Vụ quản lý KCN và chế xuất, bộ kế hoạch và đầu tư, 2010) Trong quá trình phát triển công nghiệp cũng như đô thị thì phân công lao động xã hội có những chuyển biến theo hướng lao động nông nghiệp giảm dần, công nghiệp và dịch vụ tăng lên nhanh, lao động và dân cư nông thôn giảm, lao động và dân cư đô thị tăng lên nhanh chóng.

Các chương trình hỗ trợ, khuyến khích nhân dân đi vùng kinh tế mới giảm bớt mật độ dân số được đưa ra từ những thập niên trước và được nhiều hộ dân đồng tình nhưng trong những năm gần đây do tốc độ phát triển chung của huyện cũng như có vị trí địa lý khá thuận lợi và gần các trung tâm kinh tế nên người dân không hào hứng, có tâm lý là muốn ở lại có thể tìm kiếm được nhiều cơ hội phát triển, rất ít người tình nguyện đi phát triển kinh tế ở các vùng vùng núi hoặc nơi khác. Nhà nước (đại diện là các cơ quan chính quyền đại phương) bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách để tổ chức cho các lớp học đào tạo nghề mới cho các nông dân bàn giao đất, tuyển lao động làm công nhân các công ty, xí nghiệp có nhu cầu lao động chân tay hoặc chi tiền hỗ trợ đào tạo nghề mới cho các nông tự đào tạo nghề theo diện tích đất bàn giao…[7].

Bảng 1.2. Số lượng lao động đang làm việc tại các KCN (do thủ tướng chính phủ cấp phép)
Bảng 1.2. Số lượng lao động đang làm việc tại các KCN (do thủ tướng chính phủ cấp phép)

Cơ sở thực tiễn 1. Trên thế giới

Việt Nam

Để ổn định cuộc sống của nông dân giải toả, bên cạnh các chính sách về đền bù, giải toả về đất đai, nhà ở, vật kiến trúc, cây cối, hoa màu, vật nuôi, hỗ trợ di chuyển, trợ cấp thuê nhà…chính quyền thành phố Đà Nẵng đã ban hành và tổ chức thực hiện nhiều chính sách nhằm hỗ trợ cho những lao động thuộc diện bàn giao đất thu hồi đất sản xuất nói chung và lao động nông - ngư thuộc diện di dời giải toả, thu hồi đất sản xuất nói riêng. Ngoài ra, những học sinh là con các hộ nông dân trong diện thu hồi đất sản xuất đang theo học tại các trường phổ thông công lập, bán công, dân lập và tư thục trên địa bàn thành phố Đà Nẵng được miễn 100% học phí nếu có diện tích đất thu hồi từ 50% trở lên và giảm 50% học phí nếu có diện tích đất thu hồi dưới 50%. Với nghề nông như vậy, đa số người nông dân không có tay nghề, không có kinh nghiệm nhiều trong việc tiếp cận các khoa học kỹ thuật mới…khi họ bị mất phần diện tích đất nông nghiệp được giao đã biết dùng tiền đền bù, hỗ trợ để tự đào tạo nghề cho mình và con em mình như: học cách chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ hải sản, làm kinh tế VAC, mở cửa hàng kinh doanh buôn bán, làm dịch vụ…thì đều được chính quyền tạo điều kiện về mặt bằng, theo học các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật theo các chương trình hoặc dự án do ngân hàng Nhà nước chi trả.

Bảng 1.4. Thống kê số lao động làm việc trong KCN tỉnh Bắc Ninh.
Bảng 1.4. Thống kê số lao động làm việc trong KCN tỉnh Bắc Ninh.

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

  • Phương pháp nghiên cứu

    - Để có được những thông tin cần thiết đảm bảo sự trung thực và khách quan ngoài các thông tin có từ các số liệu thứ cấp chúng tôi tiến hành điều tra, phỏng vấn trực tiếp các hộ có đất bị thu hồi bằng bảng hỏi theo mẫu và phỏng vấn sâu bằng các câu hỏi mở về mức độ hài lòng của các hộ dân với mức đền bù đất hiện nay, về các mặt tích cực hay tiêu cực sau khi đất bị thu hồi do quá trình ĐTH, người dân có được hưởng lợi gì về các công trình công cộng, về tình hình việc làm của người dân sau khi bị thu hồi đất, những mong muốn của người dân đối với các cấp chính quyền và đối với địa phương. Không chỉ có vậy, các cửa biển cùng hệ thống sông ngòi, kênh đào trên địa bàn như sông Thai, sông Hoàng Mai, kênh nhà Lê…còn đóng vai trò to lớn trong cấu tạo địa hình, dồng thời tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện khi tạo ra thế gắn bó, giao lưu giữa vùng đồng bằng, bán sơn địa với vùng biển và tạo thêm nguồn lợi thuỷ sản phong phú ven biển. Nằm ở thế “Nam thanh - Bắc Nghệ” bàn đạp vào Nam, ra Bắc, lên miền tây, xuống biển đông, nơi hội tụ nhiều tuyến giao thông chiến lược như Quốc Lộ 1A, quốc lộ 48, đường sắt Bắc Nam, đường biển …chạy qua, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ dân trí khá cao, Quỳnh Lưu hội tụ được nhiều yếu tố thuận lợi để bứt phá đi lên trong tiến trình CNH, HĐH [19].