MỤC LỤC
Chỉ thị đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của cán bộ quản lý giáo dục và thể hiện rừ: “Mục tiờu là xõy dựng đội ngũ nhà giỏo và cỏn bộ quản lý giỏo dục được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo; thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Để đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình Giáo dục mầm non và nâng cao chất lượng GDMN phù hợp với điều kiện thực tiễn của huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hoá, chúng ta cần phải tiến hành nghiên cứu việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý GDMN, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trường Mầm non tại huyện nhà.
Theo M.I.Kônđacốp:“Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ Bộ đến trường) nhằm mục đích đảm bảo việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật của quá trình giáo dục, của sự phát triển thể lực và tâm lý của trẻ em” [17, 10]. Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối, nguyên lý của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục đến mục tiêu dự kiến tiến lên trạng thái về chất” [26, 35].
Nghĩa hẹp hơn: Nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL nói chung và chất lượng đội ngũ CBQLgiáo dục mầm non nói riêng là nâng cao chất lượng nguồn lực con người trong ngành giáo dục; đào tạo đội ngũ CBQL có phẩm chất, năng lực, làm cho mỗi con người tự phát triển bản thân. Tóm lại: Trước những yêu cầu của thời kỳ CNH-HĐH đất nước, với xu thế hội nhập cùng với những thời cơ và thách thức hiện nay, đòi hỏi ngành GD&ĐT cần có những biện pháp cụ thể để phát triển giáo dục nói chung và GDMN nói riêng với mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp và các cơ chế chính sách thích hợp.
- Đội ngũ CBQL phải là những người có trình độ chuyên môn từ loại khá trở lên, có năng lực quản lý, có sức khoẻ, có khả năng chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá, thực sự là những nhà giáo vì học sinh thân yêu, vì sự nghiệp phát triển của đát nước nói chung và sự phát triển của sự nghiệp giáo dục nói riêng. Để đảm bảo nguồn nhân lực cho các trường mầm non hoạt động với đầy đủ các chức năng: Chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, đáp ứng được yêu cầu hiện nay của giáo dục nói chung, căn cứ vào việc phân hạng trường để bổ nhiệm đội ngũ CBQL đủ về số lượng: Ở mỗi trường cần phải có 1 Hiệu trưởng và có ít nhất từ 1 đến 2 Phó hiệu trưởng đảm nhận các nhiệm vụ khác nhau trong trường Mầm non về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ từ 3 tháng tuổi đến 72 tháng tuổi tuổi do Hiệu trưởng phân công.
Hiện nay, khi đất nước ta tiến hành đẩy mạnh CNH-HĐH và hội nhập quốc tế, việc xây dựng đội ngũ cán bộ, mà trung tâm là CBQL ngang tầm với yêu cầu của thời đại là hết sức cấp thiết, vì vậy yêu cầu người cán bộ quản lý phải đủ sức, đủ tài. Để làm được điều đó cần phải nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường Mầm non, phát triển đủ về số lượng, đặc biệt có tâm huyết và tình yêu với nghề nghiệp với trẻ em, có phẩm chất chính trị, có năng lực chuyên môn và quản lý, đáp ứng được những yêu cầu của GDMN trong giai đoạn hiện nay.
Trong những năm gần đây, huyện ủy, Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo các xã thực hiện tốt các phong trào thi đua và các cuộc vận động như: cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, phong trào “xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá, cơ quan văn hoá..”, cuộc vận động “Toàn dân tham gia giữ gìn an toàn giao thông”, cuộc vận động “Xây dựng chỉnh đốn Đảng”, “Xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở” tạo nên nhiều khởi sắc và nét mới trong hoạt động tại cộng đồng dân cư. Cùng với sự phát triển Kinh tế - Chính trị - Văn hoá - Xã hội, những năm qua được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, sự nghiệp GD&ĐT của huyện Thiệu Hóa đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, được Sở GD&ĐT Thanh Hoá đánh giá là một trong những huyện phát triển tốt về giáo dục đào tạo của tỉnh Thanh Hoá.
- Chất lượng giáo dục: Sau 4 năm toàn ngành hưởng ứng sâu rộng cuộc vận động “Hai không” của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, chất lượng giáo dục trên địa bàn huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực. Số lượng học sinh thi đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng đều tăng hàng năm. Tỷ lệ học sinh yếu kém “ ngồi sai lớp” từng bước được giải quyết. Mặt hạn chế:. - Cơ sở vật chất ở một số trường học còn thiếu, vẫn còn phòng học tạm bợ, phòng mượn. Một số trường thiếu văn phòng, phòng thư viện, phòng đa năng. Nguồn lực huy động tăng cường CSVC xây dựng trường chuẩn Quốc gia tại các địa phương còn gặp nhiều khó khăn. - Đội ngũ giáo viên chưa đồng bộ về cơ cấu, thừa giáo viên văn hoá, thiếu giáo viên đặc thù, trình độ, năng lực của đội ngũ CBGV không đồng đều. Một bộ phận CBQL yếu cả về chuyên môn và năng lực quản lý, chưa đáp ứng được yêu cầu công tác do không có khả năng đào tạo bồi dưỡng lại. - Chất lượng giáo dục giữa các vùng, miền chưa đồng đều; chất lượng giáo dục mũi nhọn không ổn định, bền vững, sự đầu tư cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu chưa tương xứng với điều kiện, mục tiêu phát triển nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài. Trong những năm qua, giáo dục mầm non huyện Thiệu Hóa đã có những bước phát triển: Qui mô trường lớp không ngừng phát triển về số lượng và chất lượng, đảm bảo mỗi xã, thị trấn có 1 trường mầm non, không có xã trắng về GDMN, tỷ lệ trẻ huy động ra lớp tương đối cao:. Có 27/31 khu trung tâm của trường mầm non được xây dựng kiên cố. Có 27/31 trường tổ chức bán trú cho trẻ, các khu trung tâm được bổ sung và trang bị đồ dùng dạy học, đồ chơi phục vụ cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ ở trường mầm non. 100% số trường được trang bị máy vi tính bước đầu áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và tổ chức các hoạt động cho trẻ. Tuy nhiên, hệ thống cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ còn nhiều hạn chế như: Các khu lẻ, lớp lẻ còn học nhờ, học tạm bợ ở các nhà văn hoá của các thôn không đảm bảo an toàn và khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ. Số phòng chức năng mới chỉ đáp ứng ở các trường đạt chuẩn quốc gia còn lại hầu như còn thiếu, trang thiết bị chủ yếu được mua sắm, bổ sung theo danh mục tối thiểu của Bộ GD&ĐT, chưa có những thiết bị hiện đại, phương tiện phục vụ cho các hoạt động bồi dưỡng năng khiếu, mỹ thuật.. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non. Công tác chăm sóc giáo dục trẻ có nhiều chuyển biến theo từng năm học. a) Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng. - Có 27/31 trường mầm non tổ chức bán trú cho trẻ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không có trường hợp ngộ độc nào xảy ra. Có thể thấy kết quả nhận định trên từ bảng 2 dưới đây:. Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non. TT Công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ MN. 5 Tỷ lệ trẻ được khám sức. b) Chất lượng giáo dục. Chất lượng đội ngũ CBQL (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng) các trường Mầm non huyện Thiệu Hóa được xem xét theo các phương diện như: Tuổi đời, trình độ chuyên môn, trình độ nghiệp vụ quản lý, trình độ lý luận chính trị, năng lực và phẩm chất. Số liệu thống kê của các bảng dưới đây phản ánh các khía cạnh của chất lượng đội ngũ CBQL ở các trường Mầm non huyện Thiệu Hóa tính đến thời điểm tháng 6 năm 2010. a) Độ tuổi của đội ngũ cán bộ quản lý Giáo dục Mầm non.