Phát triển kỹ năng hội thoại cho học sinh lớp 2 qua phân môn Tập làm văn

MỤC LỤC

Các công trình nghiên cứu về lý thuyết hội thoại

Nhận thức được tầm quan trọng đó Bộ giáo dục cũng đã có những hướng dẫn cụ thể để áp dụng chương trình mới vào giảng dạy phân môn Tập làm văn trong chương trình tiểu học nói chung và lớp hai nói riêng. Trên bình diện lý thuyết vấn đề hội thoại và câu hội thoại đã được nhiều nhà ngôn ngữ học nghiên cứu như: Diệp Quang Ban với “Giao tiếp văn bản mạch lạc liên kết đoạn văn”, Đỗ Hữu Châu với “Đại cương Ngôn ngữ học”, Đỗ Thị Kim Liên với “Ngữ nghĩa lời hội thoại”, “Giáo trình Ngữ dụng học”, Nguyễn Đức Dân với “Ngữ dụng học”… Bên cạnh đó, còn có các luận án, luận văn, các bài viết có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề hội thoại và câu hội thoại, như Hồ Lê với “Tìm hiểu nội dung và cách thức hỏi trong tiếng Việt hiện đại” được in trên tạp chí Ngôn ngữ số 2/1978; Lê Đông với.

Các công trình nghiên cứu về dạy học hội thoại cho học sinh tiểu học

Tiêu biểu như: Xây dựng bài tập dạy học hội thoại cho học sinh đầu cấp tiểu học theo nguyên tắc giao tiếp được in trên tạp chí Giáo dục, Số 103/2004 và Quy trình tổ chức thực hành các bài tập giao tiếp trong dạy học hội thoại cho học sinh tiểu học, Số 111/2005. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu vào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện và cụ thể về việc phát triển kĩ năng hội thoại cho học sinh lớp 2 thông qua một phân môn cụ thể là Tập làm văn.

Mục đích nghiên cứu

Bên cạnh đó, Nguyễn Thị Xuân Yến với các bài viết đã được đăng trên các tạp chí chuyên ngành cũng đã đề cập rất nhiều đến vấn đề dạy hội thoại ở cấp tiểu học. Tác giả Chu Thị Thủy An, có bài Phát triển kĩ năng hội thoại cho học sinh tiểu học thông qua phân môn Tập làm văn được in trên Tạp chí Dạy và học ngày nay, số 2/2011.

Nhiệm vụ nghiên cứu

    Tìm hiểu thực trạng phát triển kỹ năng hội thoại cho học sinh lớp 2 thông qua phân môn Tập làm văn. Đề xuất một số biện pháp phát triển kỹ năng hội thoại cho học sinh lớp 2 thông qua phân môn Tập làm văn.

    Phương pháp nghiên cứu

    Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận

    Tổ chức dạy học thử nghiệm để kiểm tra tính khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp đề xuất.

    Thử nghiệm sư phạm

    Khái quát về hội thoại 1. Khái niệm hội thoại

    Đoạn thoại là một đoạn của cuộc thoại do một hoặc một số cặp thoại liên kết với nhau về đề tài và về đích có tính hoàn chỉnh bộ phận để có thể cùng các đoạn thoại khác làm cho cuộc thoại thành công (đạt được đích cũng có thể nói một đoạn thoại là một lập luận bộ phận (có kết luận tường minh hoặc hàm ẩn) góp phần vào lập luận chung của cuộc thoại. Nguyên tắc được phát biểu tổng quát như sau: “Hãy làm cho phần đóng góp của anh (vào cuộc thoại) đúng như nó được đòi hỏi ở giai đoạn (của cuộc hội thoại) mà nó xuất hiện phù hợp đích hay phương hướng của cuộc hội thoại mà anh đã chấp nhận tham gia vào.” Nguyên tắc cộng tác hội thoại bao gồm: phương châm về lượng, phương châm về chất, phương châm quan hệ, phương châm về cách thức.

    Phân môn Tập làm văn lớp 2 với việc phát triển kĩ năng hội thoại cho học sinh

    Nắm được một số kĩ năng học tập và đời sống hằng ngày như: khai bản tự thuật ngắn, viết những bức thư ngắn đế nhắn tin, chia vui hoặc chia buồn, nhận và gọi điện thoại, đọc và lập danh sách học sinh, tra mục lục sách, đọc thời khóa biểu, đọc và lập thời gian biểu…Kể một sự việc đơn giản, tả sơ lược về người, vật xung quanh theo gợi ý bằng tranh, bằng câu hỏi. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh luyện tập bằng các bài tập tình huống với nhiều hình thức như: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, sắm vai, trò chơi… Giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi, thảo luận để nhận xét, đánh giá kết quả thực hành, luyện tập, hướng dẫn học sinh thực hành kỹ năng vào thực tiễn giao tiếp lời nói.

    Đặc điểm tâm lý của học sinh lớp 2 và việc phát triển kỹ năng hội thoại

    Chức năng trên được thực hiện thắng lợi nhờ các đặc điểm đặc trưng của lứa tuổi này – sự tuân thủ tuyệt đối vào những người có uy tín với các em (đặc biệt là thầy cô giáo), sự mẫn cảm, sự lưu tâm đặc biệt là thái độ vui chơi ngây thơ đối với các đối tượng mà các em được tiếp xúc.2. Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng như vậy nên các nhà giáo dục phải trau dồi vốn ngôn ngữ cho trẻ trong giai đoạn này bằng cách hướng hứng thú của trẻ vào các loại sách báo có lời và không lời, có thể là sách văn học, truyện tranh, truyện cổ tích, báo nhi đồng,.

    CƠ SỞ THỰC TIỄN

    • Khảo sát thực trạng về kĩ năng hội thoại của học sinh lớp 2 1. Trình độ kỹ năng hội thoại của học sinh lớp 2 hiện nay
      • Nguyên nhân của thực trạng 1. Nguyên nhân chủ quan

        Khi tổ chức đóng vai thực hiện một tình huống giao tiếp giả định, ngoài hội thoại, giáo viên còn dùng kết hợp thêm nhiều biện pháp để phát triển đề tài như: phiếu bài tập, đưa ra lời giải trên giấy, hỏi - đáp, sử dụng các đồ dùng dạy học… Qua khảo sát thực tế, kết quả cho thấy rằng những phương pháp mà giáo viên sử dụng nhiều nhất là hỏi đáp, đóng vai và rèn luyện theo mẫu. Giáo viên chưa linh động sáng tạo khi tổ chức các giờ dạy trên lớp, hình thức tổ chức dạy học đơn điệu: giáo viên hỏi - học sinh trả lời, chỉ những em khá giỏi mới có thể tham gia trả lời còn những học sinh trung bình hoặc yếu thì cảm thấy lo sợ nếu bị gọi đến tên.

        Bảng 1.2:  Trong quá trình dạy hội thoại cho học sinh lớp 2, đồng chí có nhận xét như thế nào về kỹ năng sử dụng ngôn ngữ của các em:
        Bảng 1.2: Trong quá trình dạy hội thoại cho học sinh lớp 2, đồng chí có nhận xét như thế nào về kỹ năng sử dụng ngôn ngữ của các em:

        TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

        Ngoài ra hạn chế sử dụng thường xuyên các phương tiện hiện đại như đèn chiếu, băng hình làm cho chất lượng giờ học phân môn tập làm văn chưa cao. Chính những kiến thức này tạo nền tảng cho việc hình thành kỹ năng giao tiếp rất thiết yếu và hữu ích cho cuộc sống và công việc của các em sau này.

        NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP

          Quá trình phát triển kỹ năng hội thoại trong giờ Tập làm văn phải là quá trình học sinh tham gia vào các tình huống giao tiếp chân thực, tập thể hiện các nghi thức lời nói, tự rèn luyện kỹ năng nghe – nói, tự sáng tạo ra các cách ứng xử lời nói sáng tạo, thông minh, dí dỏm nhưng lễ phép, từ đó, hình thành và phát triển kỹ năng hội thoại của mình. Bao gồm tự giới thiệu; chào, hỏi; cảm ơn, xin lỗi; khẳng định, phủ định; mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị; chia buồn, an ủi; gọi điện; chia vui; khen ngợi; ngạc nhiên, thích thú và cách đáp lời chào, đáp lời giới thiệu, đáp lời cảm ơn, đáp lời xin lỗi, đáp lời khẳng định, đáp lời đồng ý, đáp lời chia vui, đáp lời khen ngợi, đáp lời từ chối, lời an ủi.

          MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG HỘI THOẠI CHO HỌC SINH LỚP 2 QUA GIỜ HỌC TẬP LÀM VĂN

            *Nội dung biện pháp: để việc dạy Tập làm văn lớp 2 có hiệu quả, cần sử dụng những phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh, các phương pháp đặc trưng của môn học: phương pháp thực hành giao tiếp (đọc, viết, nghe, nói) trong các tình huống giao tiếp cụ thể, phương pháp đóng vai, phương pháp rèn luyện theo mẫu, phương pháp phân tích ngôn ngữ… Đương nhiên, những phương pháp dạy học khác nhau: diễn giải thảo luận đặt và giải quyết vấn đề, sử dụng phương tiện trực quan… vẫn được dùng để dạy Tập làm văn theo cách phối hợp một cách hợp lý các phương pháp đã nêu. Trong quá trình giảng dạy giáo viên không những phải bám sát sách giáo khoa và dựa vào gợi ý sách giáo viên để thực hiện giờ dạy mà còn phải nghiên cứu, lựa chọn thêm một số tình huống để sát với thực tế và bổ sung cho đủ 3 tương quan giao tiếp (ngang vai, với vai trên, với vai dưới…) giáo viên phải suy nghĩ, chia nhỏ câu hỏi để gợi ý học sinh dễ dàng trả lời, dẫn đến giao tiếp, luyện nói dễ dàng hơn.

            TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

            Như vậy mỗi giáo viên tham gia giảng dạy chương trình hội thoại lớp 2 cần nắm các nguyên tắc cơ bản để từ đó lựa chọn cho mình những biện pháp phù hợp với đối tượng học sinh mình đang giảng dạy. Bên cạnh đó, người giáo viên cũng cần căn cứ vào những điều kiện cụ thể về cơ sở vật chất tại đơn vị mình đang công tác để từ đó lựa chọn cho mình những biện pháp cụ thể đơn giản mà vẫn mang lại hiệu quả cao trong hoạt động giảng dạy.

            THỬ NGHIỆM SƯ PHẠM

              Chúng tôi tiến hành thử nghiệm việc phát triển kỹ năng hội thoại cho HS lớp 2 bằng hệ thống bài tập tình huống trong phân môn Tập làm văn có vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức, qui trình dạy học hội thoại như đã thiết kế để GV có cơ sở thực hiện. Chúng tôi tiến hành đánh giá thử nghiệm dựa trên 02 tiêu chí: kĩ năng hội thoại trong các cuộc giao tiếp thông thường và kĩ năng hội thoại trong các cuộc giao tiếp chính thức.