Giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng

MỤC LỤC

Giảng viên và đội ngũ giảng viên 1. Giảng viên

Nhà giáo giảng dạy ở các cơ sở mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp gọi là giáo viên; ở cơ sở giáo dục đại học gọi là giảng viên. - Đội ngũ: là tập hợp một số đông người cùng chức năng, nhiệm vụ hoặc nghề nghiệp, hợp thành lực lượng hoạt động trong một hệ thống, tổ chức.

Phát triển và phát triển đội ngũ

Đó là những người có chung mục đích, lợi ích và ràng buộc với nhau bằng trách nhiệm pháp lý. - Đội ngũ giảng viên: là tập hợp các nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng.

Quản lý

Theo cách tiếp cận hệ thống, mọi sự vật, hiện tượng là một chỉnh thể, thống nhất thì “ Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt mục tiêu đề ra trong điều kiện biến đổi của môi trường” [21,40]. Tóm lại: Quản lý là sự tác động có chủ đích, có tổ chức của chủ thể QL đến khách thể QL nhằm đạt mục tiêu đề ra thông qua hệ thống các công cụ và phương pháp quản lý tạo điều kiện cho sự phát triển đối tượng và uy tín của nhà quản lý.

Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường

Cho nên, có thể hiểu quản lý trường học là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, nghĩa là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh. Hiểu một cách cụ thể hơn thì “Quản lý nhà trường là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống và hợp quy luật) của chủ thể quản lý nhà trường (hiệu trưởng) đến khách thể quản lý nhà trường (giáo viên, nhân viên và người học…) nhằm đưa các hoạt động giáo dục và dạy học của nhà trường đạt tới mục tiêu giáo dục” [3,14].

Nguồn nhân lực

Như vậy, bộ máy tổ chức và nhân lực giáo dục được xem là điều kiện quyết định để thực hiện mục tiêu giáo dục. Nói cách khác nguồn nhân lực (nguồn lực con người) là một tập hợp các yếu tố phát triển con người nhờ sự trợ giúp của xã hội và sự nỗ lực của bản thân, là tổng thể số lượng và chất lượng con người, sức mạnh trí lực, thể lực, nhân cách, đạo đức, kinh nghiệm sống, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Nói đến nguồn nhân lực của một nhà trường chính là nói đến số lượng, cơ cấu, trình độ, phẩm chất, năng lực của đội ngũ nhân lực trong nhà trường gồm CBQL, GV, nhân viên hành chính…trong đó, đội ngũ GV là chủ yếu và có vai trò quan trọng nhất trong sự phát triển nhà trường.

Quản lý nguồn nhân lực

Người đạt thành tích cao có chế độ đãi ngộ kịp thời như tăng lương, đề bạt, thuyên chuyển ở những vị trí tốt hơn để họ có điều kiện phát triển năng lực của mình; người đạt thành tích thấp có thể phải hạ lương, thuyên chuyển đến vị trí kém hơn, thậm chí bị sa thải. Một là, định hướng chiến lược: QLNNL hiện đại có chức năng rộng hơn quản lý hành chính nhân sự, từ việc nắm cán bộ có tính sự vụ hành chính chuyển sang xây dựng hệ thống quy hoạch, khai thác, sử dụng và quản lý, nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức và nâng cao sức cạnh tranh của tổ chức. Như vậy QLNNL hướng vào quan tâm dài hạn, không chỉ giải quyết các vấn đề trước mắt mà còn ngăn ngừa các vấn đề trong tương lai, đảm bảo chính sách và thực tiễn QL con người trong tổ chức hướng tới đạt mục tiêu, sứ mạng và thực hiện chiến lược của tổ chức.

Sơ đồ 1.2. Quản lý nguồn nhân lực
Sơ đồ 1.2. Quản lý nguồn nhân lực

Quan điểm về quản lý nguồn nhân lực GD ĐH ở Việt Nam

Người QL cấp trên coi QLNNL là mối quan tâm chiến lược, còn người QL cấp dưới coi việc thực thi các chiến lược và kỹ thuật QL đã đưa ra là quan trọng nhất đối với họ. Hay nói cách khác là phải đảm bảo và không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, trong đó đội ngũ GV có vai trò quyết định đến chất lượng và hiệu quả đào tạo. Từ đó, đặt ra yêu cầu cho mỗi nhà trường là cần phải có chiến lược phát triển nguồn lực giảng viên (phát triển đội ngũ GV) trên cơ sở quản lý đội ngũ giảng viên một cách phù hợp.

Nội dung quản lý đội ngũ giảng viên

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và chiến lược phát triển nhà trường, đồng thời phân tích thực trạng ĐNGV về số lượng, cơ cấu, chất lượng, các điều kiện bên trong (cơ sở vật chất, tài chính….) và yếu tố bên ngoài ( bối cảnh kinh tế, xã hội, nhu cầu và yêu cầu của xã hội về nguồn nhân lực do nhà trường đào tạo ra…) nhà trường xác định số lượng, cơ cấu, trình độ, tiêu chuẩn và tiến hành quy hoạch ĐNGV sao cho đảm bảo ổn định và phát triển tổ chức. Các cấp QL nhà trường tạo điều kiện cho GV tham gia các lớp bồi dưỡng dài hạn và ngắn hạn, đồng thời khuyến khích ĐNGV tự bồi dưỡng bằng nhiều hình thức như giao đề tài NCKH, tham gia hội thảo, trao đổi học thuật …Người GV cần phải được bồi dưỡng và tự bồi dưỡng thường xuyên các nội dung về lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ, phương pháp dạy học , phương pháp nghiên cứu khoa học, kỹ năng giao tiếp…đặc biệt với GV không được đào tạo từ các trường sư phạm thì bắt buộc phải được bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm để trang bị cho ĐNGV các kỹ năng nghề nghiệp như biên soạn chương trình, giáo trình, giáo án, tổ chức dạy học, lựa chọn phương pháp dạy học, đánh giá kết quả học tập. Nhà trường cần quan tâm tạo môi trường làm việc cho ĐNGV phát triển như: bố trí phòng làm việc để GV có điều kiện tiếp xúc với SV và làm việc cùng đồng nghiệp, trang bị đầy đủ các phương tiện làm việc, thiết bị kỹ thuật dạy học như máy tính có kết nối mạng thông tin, máy chiếu….đồng thời đảm bảo thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ chính sách đảm bảo quyền lợi của GV như nghỉ lễ, nghỉ hè, thanh toán giờ giảng vượt giờ.

Yêu cầu đối với đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng

    Tại Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010” đưa ra mục tiêu: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo hướng chuẩn hóa, nâng cao chất lượng, bảo đảm đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của nhà giáo, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Để thực hiện các mục tiêu này, Chiến lược phát triển ngành Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn đến năm 2025 đã nêu chương trình hành động gồm đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động thu thập thông tin của hệ thống thống kê Nhà nước; đổi mới và hoàn thiện hoạt động xử lý, tổng hợp và phổ biến thông tin của hệ thống thống kê Nhà nước; tăng cường nghiên cứu ứng dụng phương pháp luận và chuẩn hóa quy trình thống kê, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Thống kê. Trong Chiến lược đó, ngành Thống kê tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm: đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động thu thập thông tin của hệ thống thống kê nhà nước; đổi mới và hoàn thiện hoạt động xử lý, tổng hợp và phổ biến thông tin; tăng cường nghiên cứu, ứng dụng phương pháp luận và chuẩn hóa các quy trình thống kê; đẩy mạnh phân tích và dự báo thống kê; hoàn thiện thể chế, khuôn khổ pháp lý và điều phối các hoạt động thống kê; phát triển nhân lực ngành thống kê; tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật và huy động các nguồn lực tài chính phục vụ hoạt động thống kê; ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong ngành thống kê; mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thống kê.

    Đáp ứng các nhu cầu đó Trường Cao đẳng Thống kê đào tạo đa cấp, đa hệ đảm bảo thu hút được mọi đối tượng xã hội trong cộng đồng và các nguồn lực trong xã hội cho mục tiêu giáo dục -đào tạo để cùng với các trường CĐ và ĐH khác đáp ứng nguồn nhân lực có trình độ CĐ, TCCN, CNKT v.v.., đáp ứng yêu cầu dịch chuyển cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá nước nhà. - Căn cứ đờng lối của Đảng, chính sách phỏp luật của Nhà nớc, nhu cầu nguồn nhân lực của ngành và xã hội xây dựng mục tiêu, chơng trình, kế hoạch đào tạo và trực tiếp đào tạo, bồi dỡng cán bộ có trình độ cao đẳng về Thống kê, Kế toán, Công nghệ thông tin, tiếng Anh kinh doanh, Tài chính Ngân hàng, Kinh tế Đầu t và Quản trị Kinh doanh, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp phù hợp, đáp ứng nhu cầu của xã hội, có khả năng hợp tác trong hoạt động nghề nghiệp, tự tạo đợc việc làm cho minh và cho xã hội.

    Bảng 2.1: Các chương trình đào tạo đã xây dựng và giảng dạy
    Bảng 2.1: Các chương trình đào tạo đã xây dựng và giảng dạy