Đặc điểm ngôn ngữ thơ Lưu Quang Vũ: Thể thơ, từ ngữ, cấu trúc và hình tượng thơ

MỤC LỤC

Phương pháp nghiên cứu

Đồng thời tiến hành đối chiếu giữa cách sử dụng ngôn ngữ của tác giả Lưu Quang Vũ, với các tác giả khác để làm sáng tỏ đặc điểm riêng của thơ Lưu Quang Vũ. Từ việc phân tích tín hiệu thẩm mỹ, cấu trúc ngôn ngữ, chúng tôi đi đến khái quát những đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ thơ Lưu Quang Vũ.

Cấu trúc của luận văn

Dùng khi khảo sát nguồn tư liệu và phân loại theo từng vấn đề cụ thể. Đi sâu miêu tả các kiểu cấu trúc tiêu biểu trong thơ Lưu Quang Vũ.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Thơ và ngôn ngữ thơ ca 1. Thơ là gì?

Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa về thơ, theo chúng tôi cách định nghĩa của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong cuốn Từ điển Thuật ngữ văn học có thể xem là chung nhất, khái quát nhất cho tất cả những quan niệm đã nêu trên:“Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống thể hiện tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ, bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và có nhịp điệu” [20, tr. Chúng có mối quan hệ chặt chẽ, tương hỗ lẫn nhau, bổ sung cho nhau: sự ngắt nhịp là tiền đề cho hiện tượng gieo vần, nhịp nâng cao hiệu quả hòa âm của vần, một chiều khác chính vần cũng có tác động trở lại nhịp.“Sự tác động này được biểu hiện khi có sự hỗ trợ của vần thì chỗ ngừng, chỗ ngắt trở nờn rừ ràng hơn, lõu và đậm hơn, vần cú khả năng nhấn mạnh sự ngừng nhịp” [10, tr.

Lưu Quang Vũ và thơ Lưu Quang Vũ 1. Lưu Quang Vũ

Và chính trong lúc anh đứng tách mình ra khỏi đám đông lại là lúc anh tha thiết muốn hòa hợp với mọi người hơn ai hết: “Những bức tường dựng đứng quanh tôi / Có những lúc tôi buông tay đuối sức / Nhưng từ đáy buồn tôi thăm thẳm / Một cái gì như nhựa thắm trong cây / Một cái gì trắng xóa tựa mây bay / Là hoa gạo trong lòng tôi chẳng tắt …” Lẫn lộn trong anh một tâm trạng vừa tuyệt vọng vừa hi vọng, vừa hoài nghi vừa khao khát niềm tin, vừa tiếc nuối hương sắc dĩ vãng vừa ao ước vẻ đẹp của tương lai. Ở giai đoạn này, ngòi bút của anh vừa đề cập đến vấn đề nhỏ nhặt trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, mỗi bài thơ như một bức kí họa sinh hoạt nhưng rất có hồn như bài Thằng Mí, Nhà chật, Buổi chiều đón con… vừa vươn tới những vấn đề rộng lớn về đất nước quê hương, về ước mơ khát vọng của con người tới một thế giới tốt đẹp như bài Đất nước đàn bầu,Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi, Một thành phố khác một bến bờ khác… Đặc biệt, anh viết khá nhiều về tình yêu.

Đặc điểm về thể thơ

Trong vần chính, hai âm tiết hiệp vần phải đảm bảo các yêu cầu sau: thanh điệu giống nhau hoặc đồng nhất ở đặc trưng tuyền điệu, âm chính phải giống nhau, âm cuối (nếu có) phải giống nhau, âm đệm có thể có hoặc vắng, phụ âm đầu (nếu có) phải khác nhau (trong cặp âm tiết hiệp vần chính phụ âm đầu có thể giống nhau ở trong hai trường hợp sau đây: Hai âm tiết hiệp vần thanh điệu không giống nhau mà chỉ đồng nhất ở đặc trưng tuyền điệu hoặc hai âm tiết đó phải thuộc hai từ khác nghĩa nhau). Sáu câu thơ đầu là lời kể khách quan về sự thay đổi của thời tiết, nhịp thơ 2/3 gợi dòng kể miên man, chậm rãi nhưng đến câu 7 mạch thơ chuyển, cái hiện tại của ngày hè trở rét đã đánh thức một chiều đông trong quá khứ gắn liền với hình ảnh của “em” với những tâm sự thao thức riêng tư… Nhịp thơ bằng cả dòng thơ (câu7) và nhịp 3/2, 2/3 xen kẽ, gợi lên cái xao động của thiên nhiên và sự thổn thức của tâm hồn.

Bảng 2.1. Bảng vần chính, vần thông, vần ép
Bảng 2.1. Bảng vần chính, vần thông, vần ép

Một số đặc điểm về từ ngữ trong thơ Lưu Quang Vũ

Chính đặc trưng ấy của từ láy mà ở thơ Lưu Quang Vũ dẫu nói đến thiên nhiên hay tâm trạng con người thì anh đều thể hiện nó với đầy đủ đường nét, sắc màu, âm thanh và cung bậc: “Anh nhớ không những con đường quê ta / Thân thương từ thưở nhỏ?/Bao năm thỏng đi về trờn ngừ / Bao hoàng hụn rậm rịch bước chõn trâu / Đường lập lòe đom đóm bay cao / Ta ghé lửa nhà nhau xin lửa / Nghe hoa súng bờ ao se sẽ nở / Da diết lòng hương dịu tự vườn cau” (Những con đường). Từ chỉ màu phụ trong tiếng Việt “được định danh theo 4 phương thức: gọi tên theo các từ chỉ màu cơ bản - tức là màu phụ là từ phái sinh từ các từ chỉ màu cơ bản đơn tiết (xanh thắm, đỏ chói), gọi tên theo các từ chỉ màu phụ đơn âm tiết (ghi xám, tái xám.), gọi tên theo tên gọi các đối tượng, vật liệu, chất liệu trong thực tế, trong thế giới tự nhiên (tro, gạch, mận chín, vôi…) và gọi tên theo tên gọi các từ chỉ màu sắc du nhập từ ngôn ngữ khác (hắc, bạch, hung, ghi…)” [45, tr.

Bảng 2.2. Bảng  tổng hợp số lượng, tỷ lệ  phân loại các kiểu loại từ láy căn cứ vào cách thức hòa phối  ngữ âm và chức năng biểu thị của từ láy trong thơ
Bảng 2.2. Bảng tổng hợp số lượng, tỷ lệ phân loại các kiểu loại từ láy căn cứ vào cách thức hòa phối ngữ âm và chức năng biểu thị của từ láy trong thơ

Các cấu trúc thường gặp trong thơ Lưu Quang Vũ 1. Cấu trúc so sánh

Trong thơ Lưu Quang Vũ, dẫu anh khai thác quan hệ ngữ nghĩa nào của so sánh nghệ thuật kể trên thì đều nghiêng về việc bộc lộ thể hiện tâm trạng của chủ thể trữ tình hơn là miêu tả về cuộc sống: “Lòng tôi như sỏi hoang / Trên cầu Hạ Lý” (Hải Phòng mùa đông), “Những manh buồm như ngực anh gió táp / Những con tàu như hồn anh cuồng loạn / Chẳng bao giờ chịu ở bờ yên” (Viết cho em từ cửa biển), “Thời gian như bà điên ngoài chợ Sắt / Tóc trắng ôm hoa te tái mỉm cười” (Nửa đêm tới thành phố lạ gặp mưa), “Mưa dữ dội trên đường phố trên mái nhà / Như thác trắng vỡ tan như bạc của trời như bước chân kí ức /Em vuốt nước mưa chảy ròng trên mặt / Ngoảnh đầu nhìn về đâu?” (Mưa dữ dội trên đường phố trên mái nhà). Cũng như nữ thi sỹ Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ cũng có rất nhiều câu thơ so sánh về tình yêu, anh so sánh tình yêu với những hình ảnh cụ thể như: “Anh biết tình yêu không phải vô biên / Như tia nắng, chúng mình không sống mãi / Như câu thơ, chắc gì ai đọc lại”, nhưng có khi tình yêu lại là “chuẩn” để so sánh: “Em có nghe đất trời đang náo động / Như tình em nổi gió giữa hồn anh” thực ra khi nhà thơ lấy so sánh tình yêu hay lấy tỡnh yờu để so sỏnh thỡ cũng nhằm để nhấn mạnh tỡnh yờu, làm rừ những cung bậc, sắc thái khác nhau của tình yêu.

Bảng 2.6. Bảng số lượng và tỷ lệ sử dụng kiểu loại so sánh  trong thơ Lưu Quang Vũ
Bảng 2.6. Bảng số lượng và tỷ lệ sử dụng kiểu loại so sánh trong thơ Lưu Quang Vũ

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA THƠ LƯU QUANG VŨ

Hình tượng thơ và đặc điểm cấu trúc hình tượng thơ 1. Khái niệm hình tượng thơ

Nếu nhà khoa học lí giải đời sống bằng khái niệm trừu tượng, bằng định lí, công thức thì người nghệ sỹ dùng hình tượng, nghĩa là bằng cách làm sống lại một cách cụ thể và gợi cảm những sự việc, những hiện tượng để giúp con người trăn trở nghĩ suy về tính cách, về số phận, về nhân tình thế thái, như tác giả Hữu Đạt đã khẳng định: "Hình tượng nghệ thuật là một bức tranh sinh động nhất của cuộc sống được xây dựng bằng ngôn ngữ nhờ có trí tưởng tượng, óc sáng tạo và cách đánh giá của nhà nghệ sỹ" [13, tr. Vì vậy, một mặt hình tượng thơ mang dấu ấn chủ quan của người nghệ sỹ, đó là tính sáng tạo của con người được thể hiện trong quá trình sáng tác, nhưng trong những qui luật nội tại của ngôn ngữ "một người nghệ sỹ có tài đến đâu cũng không thể tạo ra câu thơ có tính hình tượng và hình tượng thơ theo lối chủ quan tư biện của mình.

Những hình tượng thơ tiêu biểu trong thơ Lưu Quang Vũ 1. Hình tượng gió

Và cũng qua hình tượng gió ở cả hai tầng nghĩa, nhà thơ nhìn được sức mạnh của đất nước nhân dân: Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi / Như tiếng gọi ngàn đời không khuất phục/Đất nước giống con thuyền xuyên gió mạnh /Những mối tình trong gió bão tìm nhau (Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi) mà như cách nói của tác giả Phạm Xuân Nguyên là: "Lịch sử đất nước, qua mắt thơ Lưu Quang Vũ bao trùm gió và tình yêu. Lưu Quang Vũ cảm nhận vẻ đẹp của người phụ nữ bằng tất cả tình yêu của mình nên vẻ đẹp của hình tượng em trong thơ anh không chỉ hiện ra dưới nét cọ tài hoa của một họa sỹ, mà còn trong hiện ra trong tình cảm đắm đuối, đam mê của một người tình - thi sỹ vừa mãnh liệt, lãng mạn và rất trần thế: "Anh ôm em những đêm dào mạnh mẽ / Dành cho em tha thiết của mùa hè" (Dành cho em).. Bởi vậy, trong tình yêu của anh, chân dung em hiện lên tràn căng sức thanh xuân. Có lúc vẻ đẹp ấy lại rất huyền hoặc trong sự tưởng tượng đầy chất trữ tình:. Từ những bài thơ tình của anh, bước ra những bóng hồng lỗng lẫy với những nét đầy đặn, căng tràn nhựa sống trong mỹ cảm tâm thức của người Á Đông. "Ngực nắng" vừa có nét nghĩa cụ thể lại hàm ẩn nét khái quát, gợi liên tưởng về cuộc sống ấm áp chan hòa ánh sáng, vừa trong trẻo tươi mới vừa đam mê nồng hậu. Đặt trong biểu hiện có phần dè dặt kín đáo của thơ tình Phương Đông, ta thấy cách tôn vinh người con gái mình yêu trong thơ tình của Lưu Quang Vũ rất thành thật mạnh mẽ và không phải là phổ biến. Bởi anh yêu đắm đuối, đam mê và công khai thừa nhận cái đắm đuối, đam mê ấy. b) Hình tượng "Em" biểu tượng cho người tình được lí tưởng hóa và khát vọng sống cao đẹp của Lưu Quang Vũ.

Đặc điểm ngữ nghĩa từ những hình tượng thơ của Lưu Quang Vũ 1. Tính cá thể hóa trong sáng tạo nghệ thuật

Chẳng hạn như hình tượng gió với những nét nghĩa biểu trưng vô cùng phong phú: Gió không chỉ là gió thiên nhiên của một xứ sở lắm gió nhiều mưa của miền nhiệt đới mà Gió còn là biểu trưng cho con người tinh thần của anh với tư cách là một công dân và với tư cách là một con người trong cuộc sống riêng tư: vừa mạnh mẽ, tự do, phóng khoáng vừa dịu êm, mát lành nhưng cũng nhiều ẩn ức, trái ngang. Nếu như thơ của Chế Lan Viên, Hữu Thỉnh, Nguyễn Khoa Điềm..có sức hấp dẫn người đọc chủ yếu bởi những khám phá chân lí đời sống qua triết lí và suy ngẫm thì sức hấp dẫn chủ yếu của thơ anh cũng chính là cảm xúc vừa tươi trong mà đằm chín vừa say đắm, đam mê, giàu chất ảo.