Giải quyết xung đột hợp đồng bảo hiểm trùng: Phân tích lý luận và kinh nghiệm thực tiễn

MỤC LỤC

Phân loại theo đối tượng bảo hiểm

Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm tài sản phải có mối liên hệ nhất định với người mua bảo hiểm hay nói cách khác người tham gia bảo hiểm phải là người có lợi ích được bảo hiểm như lợi ích về quyền sở hữu, sử dụng, chiếm hữu, thu nhập..Do giá trị của tài sản là đối tượng bảo hiểm luôn xác định được do vậy pháp luật bằng những quy định đã giới hạn mức bồi thường mà người được bảo hiểm có thể được doanh nghiệp bảo hiểm chi trả. Hợp đồng bảo hiểm con người là sự thoả thuận theo đó người tham gia bảo hiểm có nghĩa vụ phải đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm một khoản phí bảo hiểm còn doanh nghiệp bảo hiểm cam kết sẽ thanh toán cho người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng những khoản trợ cấp hoặc những số tiền ấn định trong trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm tác động đến bản thân người được bảo hiểm về sức khoẻ, bệnh tật, tai nạn và sinh mạng con người.

Khái niệm chung về hợp đồng bảo hiểm trùng Định nghĩa

Đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm trùng

Khi đó doanh nghiệp bảo hiểm đã nhận phí bảo hiểm phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản cho người tham gia hoặc bồi thường thiệt hại cho người thứ ba do trách nhiệm dân sự của người tham gia bảo hiểm gây ra khi có sự kiện bảo hiểm và cũng chỉ trong phạm vi bảo hiểm và tương ứng với mức phí bảo hiểm mà người mua bảo hiểm đã đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng làm phát sinh một nghĩa vụ có điều kiện, theo đó bên tham gia bảo hiểm có trách nhiệm nộp phí bảo hiểm đầy đủ và đúng hạn, cung cấp các thông tin cần thiết cho bên bảo hiểm, còn bên bảo hiểm có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho bên tham gia bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, trong phạm vi, điều kiện bảo hiểm và trong thời gian hợp đồng bảo hiểm còn hiệu lực.

Các trường hợp bảo hiểm trùng

Hợp đồng bảo hiểm trùng trên giá trị

Nhưng mỗi doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phải bồi thường số tiền bảo hiểm được tính theo tỷ lệ giữa mức phí bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm đó đảm nhận nhưng nằm trong phạm vi thiệt hại thực tế của tài sản và tổng mức bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm không vượt quá giá trị của tài sản tại thời điểm hợp đồng được giao kết. Nhưng hiện nay do pháp luật chưa quy định là mỗi doanh nghiệp đã ký hợp đồng bảo hiểm trùng và trên giá trị phải hoàn trả cho bên tham gia bảo hiểm một số tiền bằng nhau trong phần phí vượt quá, hay chỉ doanh nghiệp bảo hiểm nhận bảo hiểm sau khi các doanh nghiệp bảo hiểm khác đã nhận bảo hiểm bằng giá trị của tài sản mới phải hoàn trả số tiền phí bảo hiểm vượt quá.

Hợp đồng bảo hiểm trùng dưới giá trị

Như vậy giải quyết vấn đề mức phí bảo hiểm, trách nhiệm bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm trùng đã khó, nay giải quyết vấn đề này trong hợp đồng bảo hiểm trùng trên giá trị lại còn khó hơn. Cái khó ở đây là khó có tiếng nói chung, khó thống nhất ý chí giữa các doanh nghiệp bảo hiểm cùng tham gia hợp đồng bảo hiểm trùng với nhau và khó thống nhất ý chí với khách hàng tham gia bảo hiểm.

Hợp đồng bảo hiểm trùng bằng giá trị

Trong hợp đồng bảo hiểm trùng bằng giá trị thì mức phí bảo hiểm trong mỗi hợp đồng bảo hiểm luôn luôn nhỏ hơn giá trị của tài sản được bảo hiểm theo giá thị trường tại thời điểm hợp đồng bảo hiểm được giao kết, nhưng tổng mức bảo hiểm của tất cả các hợp đồng bảo hiểm lại đúng bằng giá trị của tài sản bảo hiểm. Trường hợp bảo hiểm trùng trên giá trị thì các doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn trả số tiền phí bảo hiểm vượt quá phần giá trị của tài sản sau đó mới áp dụng công thức này.

Nội dung của hợp đồng bảo hiểm trùng

    Ví dụ trong quy tắc bảo hiểm trộm cướp đã quy định " khi phát sinh bất kỳ sự cố nào có thể dẫn đến việc khiếu nại theo hợp đồng này, bên mua bảo hiểm có trách nhiệm thông báo cho công an và dành cho họ mọi sự hợp lý để họ tìm ra, trừng phạt kẻ có tội và tìm ra tài sản bị trộm cắp, thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm bằng văn bản trong vòng 7 ngày, sau đó gửi cho doanh nghiệp bảo hiểm hồ sơ khiếu nại bồi thường cùng với tất cả các bằng chứng cụ thể và chi tiết". Ngoài việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa bên mua bảo hiểm còn có nghĩa vụ kịp thời áp dụng các biện pháp cần thiết trong khả năng của mình để hạn chế thiệt hại khi xảy ra sự kiện bảo hiểm như cứu chữa, bảo vệ đối tượng bảo hiểm, ngăn chặn diễn biến thiệt hại.."Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, bên mua bảo hiểm hoặc bên được bảo hiểm phải thông báo ngay cho bên bảo hiểm và phải thực hiện ngay mọi biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép để ngăn chặn và hạn chế thiệt hại"13.

    Thực trạng pháp luật về hợp đồng bảo hiểm trùng

    - Thứ ba: trong hợp đồng bảo hiểm trùng trên giá trị áp dụng tương tự theo quy định tại khoản 2 Điều 42 Luật Kinh doanh bảo hiểm: "trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị được giao kết do lỗi vô ý của bên mua bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm số phí bảo hiểm đã đóng tương ứng với số tiền bảo hiểm vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm, sau khi trừ các chi phí hợp lý có liên quan.." Như vậy thì khi xác định được lỗi vô ý của bên mua bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm nhận bảo hiểm trùng trên giá trị phải hoàn lại số phí bảo hiểm vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm, còn khi không xác định được lỗi của bên tham gia bảo hiểm, do lỗi cố ý của bên tham gia bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có được giữ lại phần phí bảo hiểm vượt quá đó hay không, điều đó vẫn chưa được luật giải quyết. Văn bản pháp luật điều chỉnh vấn đề này còn ít từ 1965 đến nay văn bản pháp luật bảo hiểm đáng quan tâm nhất là Nghị định 100 - CP ngày `18 tháng 12 năm 1993 về điều kiện, thủ tục thành lập, hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động bảo hiểm; Nghị định 115- CP ngày 17 tháng 12 năm 2007 về chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; mãi đến năm 2000 Luật Kinh doanh bảo hiểm mới được Quốc hội thông qua do đó kinh nghiệm lập pháp trong lĩnh vực bảo hiểm còn hạn chế nên nhà làm luật chưa có được một tầm nhìn bao quát về hoạt động bảo hiểm trong đó có hợp đồng bảo hiểm trùng.

    Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hợp đồng bảo hiểm trùng

    Kiến nghị chung

    "hợp đồng bảo hiểm" trong đó có hợp đồng bảo hiểm trùng được thực hiện tốt hơn Chính phủ cần sớm ban hành một nghị định hướng dẫn thi hành các quy định trong chương II "hợp đồng bảo hiểm " của Luật Kinh doanh bảo hiểm. Theo chúng tôi bên cạnh việc ban hành văn bản dưới luật Nhà nước, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam và các cơ quan tổ chức có liên quan cần tích cực giải thích, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nhân dân về lĩnh vực bảo hiểm trong đó có kiến thức về hợp đồng bảo hiểm trùng, để từ đó người tham gia bảo hiểm nhận diện được bảo hiểm trùng và tránh việc giao kết hợp đồng bảo hiểm trùng.

    Kiến nghị cụ thể

    - Thứ ba: về quy định ở khoản tại Điều 42 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 "Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị được giao kết do lỗi vô ý của bên mua bảo hiểm doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm số phí bảo hiểm đã đóng tương ứng với số tiền bảo hiểm vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm sau khi trừ các chi phí hợp lý có liên quan. Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm trùng trên giá trị có thể là người tham gia bảo hiểm do thiếu hiểu biết hoặc do nhầm lẫn như định giá tài sản không chính xác nên để bảo vệ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm và để các bên chủ thể có cách xử sự chung thì theo chúng tôi quy định ở Điều 42 Luật Kinh doanh bảo hiểm cần sửa đổi bổ sung theo hướng "Trường hợp hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị được giao kết do lỗi của bên tham gia bảo hiểm, thì doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm phí bảo hiểm vượt quá giá thị trường của tài sản đã được bảo hiểm sau khi trừ các chi phí hợp lý có liên quan.