MỤC LỤC
Những bộ phận chính của vốn đầu tư phát triển khác bao gồm: Vốn chi cho công việc thăm dò, khảo sát, thiết kế, quy hoạch ngành, quy hoạch lãnh thổ; Vốn chi cho việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia nhằm tăng cường sức khỏe cộng đồng như chương trình tiêm chủng mở rộng, chương trình nước sạch nông thôn, phòng bệnh, kế hoạch hóa gia đình, phòng chống tệ nạn xã hội…; Vốn đầu tư cho lĩnh vực giáo dục: chương trình phổ cập giáo dục, nghiên cứu, triển khai đào tạo, giáo dục…. Ngoài ra còn nhiều nhân tố khác tác động đến vốn đầu tư như mức độ rủi ro, tính chất của thị trường (là cạnh tranh hay độc quyền), các chính sách của Nhà nước đối với từng lĩnh vực khác nhau… Mọi nhân tố đều phải được xem xét, đánh giá trong mối liên hệ phong phú đa dạng của môi trường đầu tư, để các nhà đầu tư có thể đưa ra những chiến lược và giải pháp thích hợp trong từng giai đoạn cụ thể.
Để đẩy nhanh xây dựng Thủ đô Hà Nội giàu đẹp, văn minh hiện đại, bền vững nhằm huy động mọi nguồn nội lực đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội, khai thác tối đa tiềm năng của đất đai nhất là lợi thế về giá trị sử dụng đất của Thủ đô, UBND Thành phố đã trình Chính phủ cho phép được thực hiện các dự án theo phương thức dùng quỹ đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng. Vốn vay thương mại là nguồn chủ yếu đáp ứng nhu cầu về vốn cho các dự án phát triển nhà và đô thị, bởi vì để có thể tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi thì phải đáp ứng được những điều kiện nhất định như dự án phục vụ cho đối tượng thu nhập thấp hoặc thuộc diện chính sách, dự án có phương án khả thi xây dựng hạ tầng cơ sở tại khu vực được khuyến khích… Khi vay thương mại, chủ đầu tư phải chi trả phí dựa trên những điều thỏa thuận với Ngân hàng và thường chịu lãi suất cao hơn và bắt buộc có thế chấp.
Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp, nó cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trong một giai. Việc phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn thường được xem xét dựa trên sự thay đổi của các nguồn vốn và cách thức sử dụng vốn của doanh nghiệp, việc phõn tớch này giỳp xỏc định rừ cỏc nguồn cung ứng vốn và việc sử dụng cỏc nguồn vốn đó.
Năm 2007 là năm đầu tiên VINACONEX hoạt động theo mô hình Tổng Công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp với mô hình Công ty mẹ - Công ty con trong đó Tổng Công ty Cổ phần VINACONEX đóng vai trò Công ty mẹ và các công ty cổ phần thành viên là các công ty con. Năm 2007 cũng là năm có nhiều biến động bất lợi cho các doanh nghiệp xây dựng như: Chi phí nguyên vật liệu tăng liên tục (đặc biệt là sắt thép, xi măng và nhiên liệu), công tác đền bù và giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn phức tạp ảnh hưởng nhiều đến tiến độ thi công xây dựng, vốn vay tín dụng bị hạn chế….
Với những biện pháp đổi mới doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, Tổng Công ty đã thu được những lợi nhuận đáng kể. Báo cáo tổng hợp cuối năm 2007 đã cung cấp các thông tin bổ sung cho các khoản mục đã được trình bày trong bảng cân đối kế toán hợp nhất.
Nguồn: Tổng Công ty VINACONEX Tháng 10/2005, VINACONEX cũng đã ký một hợp đồng tín dụng trị giá 17 triệu USD với thời hạn vay là 12 năm, trong đó có 2 năm ân hạn với Ngân hang Natexis Banques Populaires (CH Pháp) để tài trợ vốn cho việc nhập khẩu máy móc thiết bị cho Dự án Hệ thống cấp nước Sông Đà – Hà Nội. Ngoài ra, VINACONEX cũng đang hợp tác với Công ty tài chính quốc tế (IFC) - một thành viên của Ngân hàng thế gioái (Word Bank) và Ngân hàng Phát triển Châu Á để hỗ trợ VINACONEX trong việc cơ cấu nợ, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp sau cổ phần hóa, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trung và dài hạn của Tổng Công ty sau cổ phần hóa.
VINACONEX cũng đang làm việc với các Ngân hàng và các định chế tài chính lớn của Trung Quốc như China Eximbank, Bank of China… để tài trợ cho các Dự án trọng điểm mà Tổng Công ty đang triển khai. Số cổ phần được chào bán trên thị trường tương đương với 28,67% vốn điều lệ của Tổng Công ty.
Trong lĩnh vực xây dựng, VINACONEX đã có quan hệ hợp tác với rất nhiều các tập đoàn lớn của các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ để triển khai thi công các công trình xây dựng lớn tại Việt Nam và quốc tế, như công trình cầu vượt Ngã Tư Sở (hợp tác với Nhà thầu Sumitomo), cầu Bãi Cháy, cầu Thanh Trì (hợp tác với Nhà thầu Taisei). Ngoài ra, VINACONEX cũng đã hợp tác với tập đoàn tư vấn kiến trúc hàng đầu của Mỹ là Hellmuth, Obata + Kassabaum, Inc, có trụ sở tại San Francisco, California để tham gia đấu thầu cung cấp dịch vụ như tư vấn lập quy hoạch tổng thể cho Dự án xây dựng Đại học quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc.
Dự án đã đánh dấu và khẳng định chắc chắn vị thế của VINACONEX trên thị trường Việt Nam và thế giới, làm thay đổi căn bản diện mạo của Thủ đô Hà Nội, góp phần đáng kể vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết lao động, việc làm cho dân cư và đô thị hóa nông thôn, liên kết, tương hỗ và quản lý, phát triển giữa Hà Nội và các tỉnh trong vùng, giảm sức ép mọi mặt vào đô thị trung tâm. Bên cạnh đó, trong thời gian qua, Tổng Công ty còn quan tâm đến các dự án đầu tư cải tạo và xây dựng lại các khu nhà ở như cải tạo nâng cấp đồng bộ Khu nhà ở Thượng Đình, Khu nhà ở Thanh Xuân Bắc – Thanh Xuân – Hà Nội, đầu tư xây dựng Khu liên cơ quan của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội, các Trung tâm dịch vụ số 1, số 2, đầu tư dự án nhà chung cư 15 tầng trên đường Nguyễn Thị Định….
Ngoài ra, Tổng Công ty còn tham gia xây dựng rất nhiều các dự án khác như Khu nhà ở kết hợp văn phòng dịch vụ tại lô đất No5, Khu đô thị Đông Nam Trần Duy Hưng…Theo thiết kế, cụm công trình tổ hợp 4 tòa nhà cao tầng nằm trên diện tích 2,968 ha đất, thuộc tổng thể dự án Khu đô thị mới Đông Nam Trần Duy Hưng - Cầu Giấy. Công việc giải phóng mặt bằng thực chất là thu hồi đất của các cá nhân, tổ chức đang sử dụng đất giao đất cho các cá nhân, tổ chức khác sử dụng đất để thực hiện các dự án đã được Chính phủ phê duyệt, đồng thời phải đảm bảo quyền lợi chính đáng của cá nhân, tập thể bị thu hồi.
Trong hoàn cảnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước như hiện nay, thì việ đẩy mạnh công tác khoa học và công nghệ là một giải pháp quan trọng để phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; chú trọng công tác tổng kết, đánh giá, khen thưởng để công tác khoa học công nghệ, phát huy sang kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất thực sự trở thành phong trào rộng khắp. Nhờ phát huy hiệu quả mọi nguồn lực, kết tinh của tinh thần sang tạo, ý chí vươn lên trước mọi khó khăn, với nền tảng năng lực tài chính vững chắc, với kinh nghiệm quản lý và kinh doanh bất động sản theo mô hình phát triển đã được khẳng định, đồng thời với một tập thể cán bộ kỹ sư năng động giàu kinh nghiệm và với một thương hiệu mạnh, VINACONEX đã và đang tiến tới xây dựng thành công một Tổng Công ty kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực, ngày càng ổn định và phát triển bền vững, có đủ mọi tiềm lực phát triển nhằm đem lại cho xã hội nhiều hơn nữa các công trình chất lượng cao, góp phần thiết thực vào sự nghiệp xây dựng Thủ đô Hà Nội và đất nước ngày càng phát triển, văn minh và hiện đại.