MỤC LỤC
Xây dựng kế hoạch phát triển, đầu tư, tạo nguồn vốn đầu tư; phát triển mạng lưới Bưu chính Viễn thông công cộng, kinh doanh các dịch vụ Bưu chính Viễn thông bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, phục vụ quốc phòng, an ninh, ngoại giao, sản xuất công nghiệp Bưu chính Viễn thông, liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài phù hợp với pháp luật và chính sách của Nhà nước. Công ty thông tin Viễn thông Điện lực (ETC) là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước là đơn vị thành viên hạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty điện lực Việt Nam (EVN) có chức năng quản lý, vận hành, bảo dưỡng, khai thác, cải tạo, nâng cấp mạng và các hệ thống thiết bị thông tin Viễn thông điện lực phục vụ công tác điều hành chỉ đạo sản xuất kinh doanh của ngành điện lực Việt Nam.
Chính vì những đặc điểm trên làm ảnh hưởng trực tiếp đến công tác kế hoạch hoá phát triển mạng lưới Viễn thông Bưu điện tỉnh Hà Giang.
Do vậy để đảm bảo chất lượng tin tức truyền đưa cần phải có qui định thống nhất về thể lệ thủ tục, khai thác các dịch vụ Bưu chính Viễn thông, qui trình khai thác, bảo dưỡng thiết bị thông tin, chính sách đầu tư phát triển mạng lưới một cách phù hợp, thống nhất về đào tạo cán bộ, cần có sự phối hợp rất chặt chẽ về kỹ thuật, nghiệp vụ, lao động trên phạm vi rất rộng lớn, trên qui mô cả nước và mở rộng ra phạm vi thế giới. Đặc điểm này nó ảnh hưởng trực tiếp đến công tác kế hoạch hoá của tất cả các doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông trong cả nước bởi vì quá trình truyền đưa tin tức thường diễn ra từ hai hay nhiều cơ sở Bưu chính Viễn thông tham gia mà mỗi cơ sở chỉ thực hiện một giai đoạn nhất định của quá trình truyền đưa tin tức hoàn chỉnh đó mà việc thanh toán cước chỉ diễn ra ở một nơi thường là nơi chấp nhận tin tức đi.
Với mạng truyền dẫn của Bưu điện tỉnh Hà Giang hiện nay đã đáp ứng yêu cầu của giai đoạn, góp phần quan trọng trong việc số hoá của mạng lưới Viễn thông của toàn Tỉnh, Đã hoạt động rất hiệu quả trong quá trình phục vụ nhiệm vụ chính trị cũng như sản xuất kinh doanh của Bưu điện tỉnh Hà Giang trong suốt quá trình 1993 đến 2000, là bước đột phá trong công cuộc số hoá mạng lưới trên địa bàn Tỉnh, là bước đệm cho việc hiện đại hoá mạng lưới của những năm đầu của giai đoạn 2000-2005. Cuối tháng 12 hàng năm Bưu điện Hà Giang xây dựng kế hoạch cho năm sau theo hai phần, phần Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam phê duyệt dự án phát triển mạng lưới viễn thông, phần được phân cấp do Giám đốc Bưu điện tỉnh phê duyệt dự án phát triển mạng lưới viễn thông trình Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam phê duyệt dự án phát triển mạng lưới viễn thông, theo biểu mẫu quy định của Tổng công ty. Tranh thủ sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền địa phương chủ trương, chính sách về phát triển thông tin liên lạc để phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao dân trí và bảo vệ an ninh quốc phòng của Tỉnh nhà, quá trình xây dựng phát triển mạng lưới và sản xuất kinh doanh của Bưu điện Tỉnh thường xuyên nhận được sự quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ mọi mặt của Tỉnh uỷ, UBND Tỉnh, HĐND Tỉnh, đặc biệt các vấn đề giải quyết đất đai để xây dựng các điểm thông tin, qui hoạch phát triển của địa phương và bảo vệ an toàn mạng lưới.
Trước năm 1994 cơ sở vật chất kỹ thuật của Bưu điện Hà Giang còn lạc hậu cũ kỹ mạng lưới Viễn thông còn sử dụng Tổng đài tự thạch, mạng dây trần trải dài từ trung tâm Bưu điện tỉnh đến các huyện phía Bắc, phía Tây (540 km) với địa hình vùng núi đá cao, hiểm trở khoảng băng dài, mưa gió, lũ quét hàng năm làm ảnh hưởng đến đường dây, thông tin thường xuyên mất liên lạc và thời gian kéo dài thậm chí mất liên lạc cả ngày. Bưu điện tỉnh Hà Giang là một đơn vị được Tổng công ty tập trung đầu tư từ năm 1994 theo kế hoạch của Tổng công ty cho các dự án thuộc mạng thông tin Hà giang, mạng thông tin phía Bắc, mạng thông tin phía Tây, mạng thông tin 256 số huyện Bắc mê, mạng thông tin các khu vực Hùng An, Vĩnh Tuy, Tân Quang, Bắc Quang, Việt Lâm theo cấu hình mạng lưới viễn thông được xây dựng trên cơ sở khảo sát thực tế về địa hình đồng bộ về thiết bị, công nghệ được Bưu điện tỉnh Hà Giang trình Tổng công ty phê duyệt. Năm 1998 tuyến truyền dẫn vi ba từ Đồng văn đến Mèo vạc không thể hoạt động được, việc giải quyết đường truyền này rất bức xúc, phương án vi ba sẽ phải sử dụng kinh phí lớn và tương lai không mở rộng được dịch vụ, do đó phương án xây dựng tuyến cáp quang cục bộ từ trạm vi ba Tù sán đến Bưu điện huyện Mèo Vạc dung lượng 4E1 tốc độ 155 Mb/s nhằm trước mắt thiết lập đường truyền dẫn cho Huyện Mèo Vạc đồng thời để phát triển cho các dịch vụ trong tương lai.
Đề nghị Tổng công ty thay thế các thiết bị có dung lượng lớn hơn cho tuyến vi ba Ngô Khê - Chiến Phố (Hoàng Su Phì), cổng trời Quản Bạ - Tùng Sán (Đồng Văn) để khắc phục nghẽn mạch thông tin cho các huyện phía Tây, phía Bắc. - Xây dựng mới tuyến cáp quang treo đơn mốt, sử dụng thiết bị ADM1 dung lượng ban đầu 4E1-8E1 từ Bưu điện văn hoá xã Nậm Ty - Bưu điện văn hoá xã Thông Nguyên (huyện Hoàng Su Phì) dài 12km được rẽ trên tuyến cáp Tân Quang - Hoàng Su Phì. - Xây dựng mới tuyến cáp quang đơn mốt, sử dụng thiết bị ADM1 dung lượng ban đầu 4E1-8E1 từ Bắc Quang - Bằng hành (huyện Bắc Quang) dài 30km cho tổng đài Bằng Hành để đảm bảo phát triển và phục vụ khu căn cứ cách mạng của Tỉnh.
Bưu điện tỉnh được dùng nguồn vốn phân cấp đầu tư của đơn vị để sử dụng cho việc đầu tư mua sắm thiết bị, đầu tư mở rộng sản xuất, phát triển mạng lưới thuê bao cho các mạng ngoại vi trung tâm huyện, thị và các khu vực kinh tế trọng điểm.
Những năm tới tiếp tục mở rộng thị trường trong tỉnh, nắm bắt được nền kinh tế từng vùng, từng khu vực, từng địa bàn trong Tỉnh để phát triển các dịch vụ Bưu chính Viễn thông theo đúng hướng đầu tư hiệu quả vào các vùng thị trường tiềm năng phát triển mạnh, chú trọng khai thác các thị trường tiềm ẩn, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, kinh doanh tiếp thị sát với tình hình thị trường. Trong thời gian tới về mạng lưới viễn thông kế hoạch phát triển giai đoạn 2004 - 2005 trình Tổng công ty đầu tư mở rộng cả về số lượng và chất lượng thiết bị chuyển mạch, thiết bị truyền dẫn, cáp quang hoá đến cả khu vực, điểm Bưu điện văn hoá xã, tại một số điểm như: Lũng Phìn (Đồng Văn), Mậu Duệ (Yên Minh), Quyết Tiến (Quản Bạ), Minh Tân, Đạo Đức (Vị Xuyên), Km26, Nà Trì (Xín Mần), Nậm Dịch, Thông Nguyên (Hoàng Su Phì), Bằng Hành (Bắc Quang), Minh Ngọc (Bắc Mê) và mở rộng tổng đài khu vực cho Yên Biên, Minh Khai (thị xã Hà Giang). Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện (nay là Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông Việt Nam) quyết định đầu tư các dự án thuộc nhóm B có mức vốn đầu tư từ 100 tỷ đồng trở lên đối với các dự án thông tin, từ 35 tỷ đồng trở lên đối với các dự án kiến trúc để lắp đặt thiết bị Bưu chính Viễn thông, quyết định đầu tư các dự án nhóm B và nhóm C của các đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc Tổng cục (nay là Bộ).
Máy điện thoại bao gồm các loại máy: điện thoại, máy FAX, trung kế tổng đài (tính theo đường điện thoại đã sử dụng và kế hoạch sử dụng ở các tổng đài); bao gồm máy có cước (tư nhân, kinh doanh, sự nghiệp); máy miễn cước; máy nghiệp vụ (tính cả ghi sê, giao dịch); theo các loại hình thông tin (cố định, di động trả trước, di động trả sau). Kế hoạch là phản ánh các dự kiến về xây dựng mới, cải tạo mở rộng các công trình thông tin và cơ sở vật chất kỹ thuật trang thiết bị, trên cơ sở phát triển mạng Bưu chính Viễn thông trên địa bàn lãnh thổ, theo quy hoạch kế hoạch của đơn vị đã được Tổng Công ty phê duyệt, cân đối giữa yêu cầu, thời gian. Kế hoạch đầu tư và xây dựng nhằm đảm bảo trực tiếp yêu cầu chiến lược của phát triển mạng lưới Bưu chính Viễn thông, triển khai kế hoạch hội nhập và phát triển của Tổng Công ty, với quan điểm huy động và sử dụng có hiệu quả cao nhất các nguồn vốn và đảm bảo chất lượng, thời gian xây dựng với chi phí hợp lý.